Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên trông ngóng lương mới

Giáo viên trông ngóng lương mới


Đáng chú ý, theo thông tin tại họp báo định kỳ chiều 20.6 dẫn lại nghị quyết về cải cách tiền lương, ban đầu dự kiến sẽ có 9 loại phụ cấp mới như phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề… Tuy nhiên từ 1.7, chưa đủ các điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp này nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên phụ cấp hiện hành như phụ cấp chức vụ lãnh đạo, kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm theo nghề…

Giáo viên trông ngóng lương mới- Ảnh 1.

Giáo viên đang trông chờ vào cách tính lương mới sẽ giúp cải thiện được đời sống và đánh giá đúng đóng góp của mỗi người

Tới nay, tuần đầu tiên của tháng 7.2024, các giáo viên (GV) đều khấp khởi trông ngóng xem lương mới được nhận bao nhiêu.

LƯƠNG CHƯA TĂNG, VẬT GIÁ ĐÃ TĂNG

Thầy N.L, GV một trường THPT tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết thời gian qua thầy luôn theo dõi các kênh thông tin về việc tăng lương công chức, viên chức, trong đó có lương GV. “Chúng tôi tự nhẩm tính nếu được tăng lương cơ sở, giữ nguyên phụ cấp hiện hành thì từ tháng 7 này mình sẽ được bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, thực lãnh thì chưa”.

Một cán bộ quản lý tại một trường THPT ở Q.Tân Phú (TP.HCM) cho biết ông đã nhận lương tháng 7 và thấy vẫn tương tự như tháng 6. Ông nói: “Có thể sau này khi tính lương mới, thì GV được truy lĩnh số tiền tăng thêm”. Ông cũng cho biết có nắm được các thông tin quyết định áp dụng lương từ 1.7.2024, tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng một tháng, tức là tăng 30%, tạm thời giữ các loại phụ cấp hiện hành.

“Điều đó có nghĩa là GV vẫn có phụ cấp. Lương tăng, phụ cấp tăng sẽ giúp GV phấn khởi, yên tâm với công tác. Chúng tôi rất hy vọng trong thời gian tới, cùng với việc tăng lương thì GV vẫn được giữ nguyên các khoản phụ cấp, như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên nhà giáo, vì ngoài lương cơ bản thì phụ cấp cũng hỗ trợ phần nào cho GV có động lực trong công tác. Đặc biệt đối với giáo dục, thiết nghĩ cũng nên xem xét có chế độ lương và phụ cấp ưu đãi đặc thù. Các nhà giáo đều rất hy vọng khi thực hiện Nghị quyết 27 (nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương) thì chính sách lương và thu nhập đặc thù sẽ tạo động lực cho nhà giáo gắn bó với nghề”, vị cán bộ này nhấn mạnh.

Một GV tiểu học có thâm niên 11 năm, làm việc tại Q.Gò Vấp (TP.HCM), cũng cho biết sáng 3.7 mới nhận lương tháng 7 và chưa thấy tăng (so với lương tháng 6 và các tháng trước đó). “Tôi cũng trông ngóng lương mới, được tính lại khi tăng lương cơ sở và giữ nguyên các phụ cấp của GV. Bây giờ lương chưa tăng nhưng vật giá mọi thứ đã rất tăng, đi chợ thấy giá rau củ thịt cá, các loại thực phẩm tăng “chóng mặt””, GV này cho biết.

Thầy Lê Tấn Thời, GV Trường THCS Nguyễn Đăng Sơn tại H.Chợ Mới (An Giang), cho hay là người lao động ai cũng cảm thấy vui vì được tăng lương. Thầy chia sẻ: “Mặc dù so với điều kiện vật giá bên ngoài vẫn còn một khoảng cách so với thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp khác nhưng GV vẫn có cái mà xoay xở. Ở vùng nông thôn, sau giờ đứng lớp GV phải làm thêm kinh tế phụ để có thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình và giữ ngọn lửa nghề…”.

Các trường đang chờ hướng dẫn để tính lương mới

Một cán bộ quản lý ở một trường THCS tại Q.5 (TP.HCM) cho biết mới nghe các thông tin về việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1.7.2024. Tuy nhiên để áp dụng tính lương cho các GV thì nhà trường đang đợi các văn bản hướng dẫn cụ thể từ phòng GD-ĐT, từ phòng tài chính kế hoạch quận…

KHOẢNG CÁCH THU NHẬP CỦA GIÁO VIÊN SẼ NGÀY CÀNG XA?

Một GV dạy ngữ văn (hạng II, bậc 1) một trường THCS tại tỉnh An Giang cho biết từ 1.7.2024 việc tăng lương cơ sở và giữ nguyên phụ cấp dù khiến cho các GV vui mừng nhưng cũng làm cho khoảng cách về lương giữa đội ngũ GV trong từng trường sẽ rất lớn.

GV này đưa ra ví dụ: trong những tháng vừa qua (khi lương cơ sở là 1,8 triệu đồng) thì một GV ở một trường THCS có hạng II, lương bậc 6, có thâm niên 33 năm công tác, không kiêm nhiệm chức vụ gì đang có tổng thu nhập mỗi tháng 16,8 triệu đồng. Còn một GV lương bậc 1, hạng III, 4 năm công tác có tổng thu nhập mỗi tháng 5,2 triệu đồng. Như vậy, chênh lệch lương của 2 GV là 11,6 triệu đồng/tháng.

Còn từ ngày 1.7.2024, khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì khoảng cách càng được nới rộng ra, mức chênh lệch thu nhập của 2 GV cùng trường, cùng công việc, cùng tổ chuyên môn sẽ nhiều hơn. GV nói trên làm phép tính như sau: GV có 33 năm công tác thì lương bậc 6, hạng II sẽ có hệ số 5,70 + 30% phụ cấp ưu đãi (hệ số 1,71) + 32% phụ cấp thâm niên (hệ số 1,82) = 9,23 (tổng hệ số lương). Hệ số 9,23 x lương cơ sở 2.340.000 = 21.598.200 đồng tiền lương.

Trong khi đó, GV lương bậc 1, hạng III chưa có phụ cấp thâm niên thì tổng hệ số lương = 2,34 + 30% phụ cấp ưu đãi (hệ số 0,70) = 3,04. Tiền lương sẽ là 3,04 x lương cơ sở 2.340.000 = 7.113.600 đồng. Chênh lệch lương của 2 GV nói trên là hơn 14,4 triệu đồng.

Theo GV này, còn có nghịch lý ở chỗ nhiều tổ trưởng chuyên môn, thậm chí phó hiệu trưởng nhà trường chỉ bằng một nửa hoặc 2/3 mức thu nhập hằng tháng của một số GV trong cùng tổ, cùng trường (vì thâm niên ít năm hơn). Trong khi đó, kể từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng chuyên môn nặng hơn rất nhiều GV bộ môn không kiêm nhiệm chức vụ.

Một GV dạy ngữ văn, là tổ trưởng chuyên môn một trường THCS tại TP.HCM, cũng thở dài: “Như tôi, dù trách nhiệm nhiều hơn, phải làm nhiều việc hơn nhưng lương thấp hơn nhiều cô hơn 20 năm công tác. Tôi có cảm giác tiền lương vẫn đang áp dụng phương châm “sống lâu thành lão làng”. Việc thăng hạng GV tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng thăng hạng được, đủ các quy định, giấy tờ”.

Giáo viên trông ngóng lương mới- Ảnh 2.

Các giáo viên tham gia giảng dạy học sinh theo Chương trình GDPT 2028

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN ĐÓNG GÓP CỦA GV LÂU NĂM

Nhìn nhận ở góc độ khác, một GV toán ở trường THCS, đi dạy hơn 10 năm ở Q.Tân Phú, cho biết GV đều đang trông ngóng lương mới, khi tăng lương cơ sở, giữ nguyên các khoản phụ cấp. GV này cho biết việc có phụ cấp thâm niên GV là điều rất nhân văn, chính xác và cần thiết. Và việc các GV theo hạng khác nhau, như III, hay II, I thì lương cũng sẽ khác nhau.

“Không thể phủ nhận những GV lâu năm được. Những GV lớn tuổi trước đây rất thiệt thòi, đi dạy cơ sở vật chất rất thiếu thốn, dạy lương tháng đầu tiên ra mua cái áo mưa là hết tháng lương. Hay tôi chỉ cần nêu một ví dụ, những GV lâu năm ra đề cho học sinh ít sai, còn nhiều GV mới ra trường ra đề sai liên tục. Họ xem lại đề nhiều lần cũng không phát hiện chỗ sai, trong khi những người có kinh nghiệm họ nhìn qua 15 giây là thấy sai ngay. Tôi cũng đặt câu hỏi, tại sao những GV hạng III có bằng đại học lại không cố gắng nâng hạng lên loại II, loại I mà mãi vẫn ở hạng III?”, GV này phản biện.

“Lương nên thay đổi dần theo vị trí việc làm”

Thầy T.T.L, một GV tiếng Anh trường THCS tại An Giang, phản ánh với Báo Thanh Niên: “Tăng lương là một chính sách tốt trong an sinh xã hội nhưng có không ít một bộ phận công chức, viên chức ỷ lại vào việc có thâm niên, mức lương cao mà không chú ý đến hiệu quả công việc”.

Thầy T.T.L cho biết có những GV lớn tuổi sắp về hưu nhưng vẫn thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình và có nhiều đóng góp cho đơn vị nhưng ngược lại có những người chưa đến tuổi hưu, lại không có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Một số người chỉ dạy đủ số tiết quy định mà không hề tham gia bất kỳ công tác nào khác của nhà trường và đến tháng vẫn hưởng lương như những GV tham gia các hoạt động khác của nhà trường bên cạnh việc lên lớp. “Không ít người, ngày nào cũng đến muộn hơn so với đồng nghiệp và tranh thủ về sớm trước khi hết giờ với đủ lý do chăm sóc con nhỏ, cha mẹ già, lo bữa ăn cho gia đình… Hy vọng trong thời gian sắp tới, hệ thống lương nên thay đổi dần theo vị trí việc làm và theo năng suất lao động để tạo thêm động lực cho những người làm được việc”, thầy T.T.L trao đổi.




Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-vien-trong-ngong-luong-moi-185240703184214401.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Thông qua việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên (năm 2024), TP Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương. UBND TP Hà Nội vừa gửi HĐND TP báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo nêu rõ kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm. Cụ thể, UBND TP Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện...

Duyệt hơn 110.000 tỷ đồng tăng lương cơ sở năm 2025

Quốc hội cho phép sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng từ địa phương còn dư để chuyển sang bố trí dự toán năm 2025, thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 4/12, Văn phòng Quốc hội cho biết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025. Cụ thể,...

Quy định mới về lương, xếp hạng giáo viên có hiệu lực từ tháng 12

Quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viênThông tư số 13/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học, có hiệu lực từ ngày 15/12.Thông tư mới không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy...

Thêm 55.000 tỷ đồng chi cho mức lương cơ sở mới

(Dân trí) - Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương để thực hiện mức lương cơ sở. Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.Trước đó, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trình bày dự thảo nghị quyết.Theo đó, Quốc hội đồng...

Hiệu trưởng ở TPHCM tiết lộ lương giáo viên cao nhất 60 triệu đồng

(Dân trí) - Mức lương cao nhất ở trường học ngoài công lập này là hơn 137 triệu đồng/người/tháng, riêng đội ngũ giáo viên có mức lương từ 14 đến hơn 60 triệu đồng/tháng. Thông tin trên được ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm - là một trường ngoài công lập ở TPHCM -  chia sẻ tại buổi góp ý dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 29/11.Ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh sáng và nồng độ CO2 cho phép

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa công bố báo cáo giám sát vệ sinh phòng học và vệ sinh tay tại 95 trường học trên địa bàn TP.HCM. Báo cáo ghi nhận chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Mới nhất

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Mới nhất