Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên tiểu học nói gì?

Giáo viên tiểu học nói gì?


Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì? - Ảnh 1.

Sách giáo khoa lớp 4 được bán tại Nhà sách và thiết bị trường học Nguyễn Tri Phương, P.9, Q.5, TP.HCM

Chủ động hơn, đi kèm với trách nhiệm cao hơn

Phóng viên Báo Thanh Niên trao đổi với thầy Nguyễn Văn Đại Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồ Văn Thanh (hiện đã nghỉ hưu), Q.12, TP.HCM.

Thầy Đại Thanh cho biết Chương trình GDPT 2018 với nhiều bộ sách giáo khoa. Khi được trả lại quyền lựa chọn sách giáo khoa về các nhà trường thì cái hay ở đây chính là hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm nhà trường, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh… là người hiểu, nắm được hết những đặc thù của học sinh, phụ huynh địa phương mình từ đó sẽ có sự lựa chọn được bộ sách phù hợp cho học sinh, với con em phụ huynh tại nơi đó.

“Nên giao lại quyền chọn lựa sách giáo khoa về cơ sở, tôi ủng hộ việc nhà trường được chọn lựa sách cho học sinh của mình. Điều này sẽ có thêm sự đồng tình của phụ huynh, giúp cho việc giáo dục trẻ em được đồng thuận hơn. Nên để cho các cơ sở có sự lựa chọn sách giáo khoa và cần tôn trọng sự lựa chọn bộ sách giáo khoa đó, dựa trên việc diễn giải, phân tích các lý do vì sao chọn lựa bộ sách giáo khoa đó”, thầy Thanh nói.

Giáo viên chủ nhiệm tại một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM cho biết, về việc lựa chọn sách giáo khoa thì trong các năm học qua vẫn đưa ý kiến về để các trường chọn, nhận xét. Sau đó, các ý kiến từ phía giáo viên tiểu học trong trường được đưa về phòng giáo dục, rồi mới đi đến quyết định về bộ sách được chọn.

Theo giáo viên tiểu học trên, với việc trao lại quyền chọn lựa sách giáo khoa cho các trường, thì quyền quyết định của ban giám hiệu các trường và ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ chủ động hơn, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách giáo khoa chương trình mới. Đặc biệt, sách giáo khoa được chọn sẽ phù hợp với đặc thù của học sinh từng địa phương trong bối cảnh hiện nay nhiều bộ sách giáo khoa đang được lưu hành cùng lúc.

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì? - Ảnh 2.

Học sinh đi mua sách giáo khoa cho năm học 2023-2024

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết việc các trường được quyền lựa chọn sách giáo khoa thì mặt tích cực sẽ giúp các trường chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung.

Song, hiệu trưởng này băn khoăn: “Nếu để các trường thực hiện sẽ khó khăn về chuyên môn khi chọn sách, về thông tin tài liệu, giá cả… Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm sau cùng về việc lựa chọn sách giáo khoa, khá căng thẳng. Do vậy cần phải hướng dẫn và tập huấn rất kỹ, thực hiện bài bản”, hiệu trưởng này chia sẻ.

Đặc thù của giáo viên tiểu học là dạy nhiều môn, trừ một số môn như âm nhạc, giáo dục thể chất, tiếng Anh… có giáo viên bộ môn. Do vậy, thay vì mỗi giáo viên bậc THCS, THPT chỉ thẩm định sách giáo khoa từng môn (toán, hay ngữ văn, vật lý), giáo viên tiểu học sẽ nghiên cứu, thẩm định, nhận xét nhiều cuốn sách giáo khoa từ toán, tiếng Việt, đạo đức tự nhiên xã hội, lịch sử và địa lý, hoạt động trải nghiệm….

Do đó, cũng có giáo viên tiểu học tại TP.HCM băn khoăn nếu giáo viên tham gia đọc, nhận xét, thẩm định sách giáo khoa nhiều môn như thế thì liệu rằng có dàn trải, giảm hiệu quả hay không.

Làm sao để minh bạch?

Vấn đề minh bạch trong lựa chọn sách giáo khoa được bạn đọc Báo Thanh Niên quan tâm. Khi trả quyền lựa chọn sách giáo khoa về các trường thì làm sao để hội đồng lựa chọn sách giáo khoa công tâm, bài bản, minh bạch, vì người học?

Chúng tôi nêu vấn đề trên tới một giáo viên tiểu học phụ trách công tác chủ nhiệm tại TP.HCM. Giáo viên này đề xuất để tăng thêm tính khách quan, minh bạch, khi thực hiện việc xét chọn sách giáo khoa ở từng đơn vị thì nên có sự tham gia của một cán bộ, nhân viên của phòng GD-ĐT trong buổi họp. Đồng thời, các cấp có thẩm quyền như UBND phường, quận cũng có thể cùng hỗ trợ công tác xét chọn sách giáo khoa chung với nhà trường.

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì? - Ảnh 3.

Học sinh một trường tiểu học tại TP.HCM trong giờ tiếng Anh

Thầy Nguyễn Văn Đại Thanh cho biết theo kinh nghiệm lần chọn sách giáo khoa năm 2020, trong quá trình hướng dẫn chọn sách giáo khoa, Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ GD-ĐT cũng sẽ đưa ra những tiêu chí rất cụ thể để các cơ sở căn cứ vào đó để lựa chọn sách. Để khách quan, đa chiều, nhà trường cũng chuyển tới các phụ huynh tham khảo các tiêu chí này để có thể cùng tham gia với nhà trường, nhận xét ưu khuyết điểm của từng bộ sách giáo khoa. 

“Việc lựa chọn một bộ sách giáo khoa phải căn cứ trên các tiêu chí cụ thể rõ ràng mà sở, Bộ GD-ĐT đưa ra chứ không chỉ dựa vào cảm tính. Quá trình chọn lựa sách có sự tham gia của tất cả các giáo viên trong trường”, thầy Đại Thanh cho hay.

Dự thảo của Bộ GD-ĐT về nhà trường lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT về lựa chọn sách giáo khoa, mỗi trường thành lập 1 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.

Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu là 5 người.

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn. Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.

Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng. Bên cạnh đó, chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở. 

Tuệ Nguyễn



Source link

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Khó đánh giá năng lực học sinh

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc thiết kế phương án thi, trong đó tất cả các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học, đặc biệt có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng - sai càng làm tăng khả năng “đoán mò” của thí sinh. ...

Nỗi lo kép của học sinh

TP - Dạng thức đề thi tốt nghiệp THPT mới, nhiều điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) là những vấn đề đặt ra đối với lứa học sinh đầu tiên hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm 2025. Những khó khăn của thí sinh rất cần sự hỗ trợ, định hướng từ các trường THPT. TP - Dạng thức đề thi tốt nghiệp THPT mới, nhiều điều chỉnh trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giờ ăn sáng tốt cho người huyết áp cao

'Bạn có biết rằng bữa sáng có thể ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp? Nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị huyết áp cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe...

Loại thức uống dù tốt nhưng người đang trị tiểu đường cần tránh

Trà thảo mộc là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng cao chất chống ô xy hóa và hợp chất kháng viêm. Các loại trà này rất có lợi cho người có đường huyết cao. Tuy nhiên,...

Bài đọc nhiều

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ sinh viên phát triển dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Dự án tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội diễn ra vào ngày 21 và 22/12 nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển dự án sau ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh...

vòng chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024

NDO - Sau gần hai tháng triển khai vòng loại trên toàn quốc, ngày 21/12, tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Hà Nội, Báo Tiền Phong phối hợp Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi Vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR). Phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Báo Tiền phong Phùng Công Sưởng cho biết: Ban tổ chức đã tổ chức các vòng sơ...

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc động. ...

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn và tiết kiệm hạt giống hơn", em Đỗ Hoàng Giang, học sinh lớp 10 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà...

Mới nhất

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12....

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm...

Thắng Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết ASEAN Cup 2024

(ĐCSVN) - Ngay trận ra mắt người hâm mộ Việt Nam, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son lập cú đúp bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5-0 trước Myanmar, qua đó tiến vào vòng bán kết ASEAN Cup 2024 với ngôi đầu bảng B. Sau trận hòa 1-1 trước Philippines, đội tuyển Việt Nam lỡ...

Mới nhất