Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên muốn kiến nghị gì với Bộ trưởng trong cuộc đối...

Giáo viên muốn kiến nghị gì với Bộ trưởng trong cuộc đối thoại trực tiếp?


Sau khi VTC News đăng tải loạt bài “Làn sóng giáo viên tiếp tục nghỉ việc tăng”, nhiều giáo viên gửi ý kiến, kiến nghị tới lãnh đạo ngành Giáo dục liên quan đến các vấn đề tiền lương, môi trường làm việc, giảm tải hồ sơ sổ sách…

Báo điện tử VTC News đã tổng hợp những kiến nghị, tâm tư của giáo viên gửi đến Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trước thềm buổi gặp gỡ trực tiếp đầu tiên diễn ra ngày mai (15/8). 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn hỏi thăm học sinh. (Ảnh minh hoạ)

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn hỏi thăm học sinh. (Ảnh minh hoạ)

Thầy cô mong mỏi sống được bằng lương

Theo cô Ngô Thu Hường (36 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), lương thấp là một trong những nguyên nhân khiến hàng nghìn giáo viên “dứt áo ra đi”. Những người chọn ở lại gắn bó với ngành thì cũng đang từng ngày vật lộn với gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Hầu hết các giáo viên đều nhận định, nghề giáo là nghề người ngoài nhìn vào tưởng chừng rất hào nhoáng, nhưng chỉ có ai trong cuộc mới thấu hiểu những vất vả, mệt nhọc mà lương thì thấp, không đủ trang trải cuộc sống.

Họ phải làm thêm đủ việc, không ngại thức khuya, dậy sớm, thế nhưng, đồng lương kiếm được cũng “chẳng thấm là bao”. Nhiều thầy cô có thâm niên trong ngành hàng chục năm nhưng mức lương nhận được lại chẳng đủ để nuôi con học đại học.

>>>Làn sóng giáo viên nghỉ việc tiếp tục tăng

“Cởi trói” kiêm nhiệm nhiều công việc

Cô Nguyễn Hồng Hạnh (43 tuổi, giáo viên tại Bình Thuận) chia sẻ, ngoài công việc chuyên môn giảng dạy, đa số giáo viên đều phải kiêm nhiệm thêm những công việc khác, điển hình là công tác chủ nhiệm lớp. Là giáo viên vốn đã áp lực, thầy cô chủ nhiệm thì căng thẳng gấp nhiều lần.

Giáo viên chủ nhiệm không khác gì bảo mẫu, từ chuyện sinh hoạt, lối sống đến vấn đề học tập của con cái, phụ huynh đều “đè đầu” thầy cô chủ nhiệm để “chất vấn”.

Ngoài ra, cô Hạnh cũng ví giáo viên chủ nhiệm là biên kịch, biên đạo… vì phải chuẩn bị hàng tá việc ngoài lề trước mỗi chương trình ngoại khóa hay hoạt động chung của học sinh. Nếu giáo viên được tập trung vào chuyên môn, chắc chắn hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn, thầy cô cũng yêu thêm con đường đã chọn chứ không phải trăn trở “có nên rời ngành hay không vì có quá nhiều áp lực bủa vây?”.

Ngoài ra, việc xếp hạng chức danh nghề nghiệp cũng gây ra những bất cập không đáng có. Bởi giáo viên có cùng trình độ chuyên môn, đảm nhận công việc và chịu trách nhiệm như nhau nhưng lại ở hạng cao, thấp khác nhau. 

Nhiều thầy cô gửi tâm tư đến người đứng đầu ngành Giáo dục. (Ảnh minh họa)

Nhiều thầy cô gửi tâm tư đến người đứng đầu ngành Giáo dục. (Ảnh minh họa)

Giảm gánh nặng thành tích

Đây là tâm tư nặng trĩu của cô La Thanh Thảo (35 tuổi, Long Biên, Hà Nội). Ngoài chuyện lương thấp, mỗi năm, cô Thảo còn phải đối mặt với hàng chục kỳ thi lớn nhỏ, từ lĩnh vực chuyên môn đến cuộc thi không chuyên như thi tìm hiểu pháp luật, giao thông, công đoàn… Vừa trực tiếp tham gia, giáo viên vừa phải hướng dẫn học sinh làm bài thi để nộp. 

Ngoài ra, với gánh nặng thi đua, các thầy cô gần như kiệt sức khi phải chịu áp lực từ kết quả học bạ cuối năm, việc thi cử của học sinh, nhất là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Giáo viên phải gánh trên vai nhiệm vụ làm sao để tất cả học sinh trong lớp đều vượt qua kỳ thi, đỗ nguyện vọng một, đảm bảo tỷ lệ đỗ cao cho toàn trường.

Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 là tiêu chí quan trọng để xếp hạng chất lượng giáo dục của nhà trường. Bản thân giáo viên nếu không đạt chỉ tiêu được giao thì sẽ bị nhà trường, đồng nghiệp đánh giá về năng lực nghề nghiệp.

Giảng dạy môn tích hợp

Cô Thân Thu Hằng (35 tuổi, giáo viên Lịch sử tại Ninh Bình) mong mỏi được phân công đúng chuyên môn giống như trước đây. Điều này nhằm giúp đảm bảo chất lượng giáo dục, hơn nữa, nhiều thấy cô than khó nếu phải đảm nhiệm thêm môn học. 

Cô cho rằng, một giáo viên dạy ba môn rất khó, ngoài các đòi hỏi về kiến thức, chuyên môn thì mỗi người lại có những đam mê riêng. Giáo viên chỉ có thể giỏi một môn, một lĩnh vực, không thể giỏi toàn diện. Giá như trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, giáo viên được đào tạo bài bản đáp ứng cả ba lĩnh vực thì việc dạy học sẽ tốt hơn.

Là giáo viên Sử khi chuyển sang dạy tích hợp, cô Hằng lúng túng vì chưa hình dung ra bản thân sẽ dạy học thế nào, soạn giáo án ra sao. Bởi thế, giáo viên này mong mỏi Bộ cần xem xét lại việc giảng dạy môn tích hợp. 

Giáo án mới quá rườm rà

Thầy Phan Chiên (44 tuổi, giáo viên Ngữ văn ở miền Trung) cảm thấy giáo viên quá áp lực vì phải soạn giáo án theo công văn 5555. Thầy đánh giá, giáo án mới “dài lê thê”, nhiều khi thầy cô không nhìn vào đây để giảng dạy mà vẫn phải chuẩn bị đầy đủ các bước. Quy định này vừa khiến thầy cô mất thời gian, lại không đạt hiệu quả thực tế cao. 

Theo thầy giáo này, mỗi quy định cần dựa trên tình hình, nhu cầu thực tế chứ không phải đặt ra cho có, không tính đến những bất cập khi triển khai, gây khó khăn, vướng mắc cho giáo viên, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. 

Cuộc đối thoại giữa Bộ trưởng GD&ĐT cùng giáo viên gồm 2 phiên: Phiên 1 đối thoại với giáo viên phổ thông và phiên 2 đối thoại với giảng viên, nhà khoa học. 

Nội dung buổi đối thoại xoay quanh 3 vấn đề chính. Thứ nhất là công tác quản lý và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Thứ hai, những khó khăn, bất cấp trong công tác giảng dạy, lương, phụ cấp cho nhà giáo. Thứ ba, giải pháp của Bộ trưởng và Bộ GD&ĐT về những tồn tại trong thời gian qua.

Cuộc đối thoại sẽ được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Bộ GD&ĐT và kết nối với 63 điểm cầu trực tuyến trên cả nước. Đây là diễn đàn để các thầy cô chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng và sáng kiến để ngành giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, trở thành môi trường làm việc lý tưởng vốn có. 

THI THI



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế nhà giáo...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công Phượng nhạt nhòa, Bình Phước thắng vất vả Trẻ TP.HCM

Thanh Bình ghi bàn giúp Bình Phước thắng Trẻ TP.HCM.Trẻ TP.HCM tiếp đón Bình Phước trên sân Thống Nhất với hy vọng giành 1 điểm nhằm tránh bị bỏ lại trong cuộc đua trụ hạng. Sau tiếng còi khai cuộc, HLV Trần Duy Quang yêu cầu học trò lùi sâu toàn bộ đội hình về phần sân nhà. Họ chấp nhận nhường thế trận cho đối thủ để bảo vệ khung thành.Dưới sự chỉ huy của thủ môn...

Người đàn ông nhảy dù mắc vào dây điện, treo lơ lửng hơn 1 giờ

Video: Người đàn ông nhảy dù vướng vào đường dây điện 110kVLãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công người đàn ông nhảy dù bị mắc vào đường dây cao thế 110kV.Sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 9/11, tại cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến. Thời điểm này, người đàn ông nhảy dù từ đỉnh đồi Bù 833, xã Nam Phương...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng này âu lo. Sau tiếng còi khai cuộc, HAGL tiếp tục trung thành với lối chơi phòng ngự phản công.Video:...

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP Vũng Tàu).Ông Vinh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu...

‘Chị đẹp đạp gió 2024’ tập 3

Tập 3 "Chị đẹp đạp gió 2024" khiến khán giả hào hứng trước những màn chiêu mộ thành viên về với liên minh của các đội trưởng. Link xem trực tiếp tập 3 "Chị đẹp đạp gió 2024"https://www.youtube.com/watch?v=1XXa2h4EtJIỞ tập trước, các đội trưởng của công diễn 1 đã lộ diện gồm Ngọc Phước, Kiều Anh, Tóc Tiên, Minh Hằng, Phạm Quỳnh Anh và Dương Hoàng Yến. Các chị đẹp bước vào giai đoạn 1 của hành trình đạp gió mang...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Mới nhất

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

Mới nhất