Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên dạy từ 2 phân môn phải 'từng bước'

Giáo viên dạy từ 2 phân môn phải ‘từng bước’


Văn bản về việc xây dựng kế hoạch dạy học khoa học tự nhiên, lịch sử và địa địa lý, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Văn Thưởng ký, nêu thực tế triển khai việc dạy tích hợp thời gian qua cho thấy việc phân công giáo viên (GV) và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học còn khó khăn, vướng mắc.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy tích hợp: Giáo viên dạy từ 2 phân môn phải 'từng bước'  - Ảnh 1.

Nhiều GV gọi việc tích hợp môn lịch sử và địa lý ở cấp THCS là một cuộc “cưỡng hôn”

Do vậy, Bộ GD-ĐT đưa ra một số lưu ý các nhà trường thực hiện việc phân công GV, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các môn tích hợp, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng thời có xây dựng khung kế hoạch dạy kèm theo để các cơ sở giáo dục tham khảo.

Cụ thể, ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung chất và sự biến đổi của chất, năng lượng và sự biến đổi, vật sống, trái đất và bầu trời).

“Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để bảo đảm chất lượng dạy học”, văn bản nêu.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo tiếp tục xây dựng kế hoạch  dạy học phù hợp với mạch nội dung theo chương trình môn học. Trong trường hợp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề của chương trình để xếp thời khóa biểu phù hợp với việc phân công GV, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm (bảo đảm nội dung dạy học trước là cơ sở cho nội dung dạy học sau) và khả năng thực hiện của GV.

Lịch sử dạy song song cùng địa lý

Trong văn bản hướng dẫn mới ban hành, với môn học này, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên. Các phân môn này cũng được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Với việc kiểm tra, đánh giá ở cả 2 môn tích hợp, Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; GV dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với GV cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. 

 Giáo viên mong điều chỉnh gì với “tích hợp”?

Mới đây, Báo Thanh Niên đã có loạt bài phản ánh ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục về quá nhiều bất cập của việc triển khai dạy học các môn tích hợp ở cấp THCS và đề nghị phương án “lối cũ ta về”, tách môn tích hợp thành các đơn môn. 

Với môn lịch sử và địa lý, nhiều nhà giáo và chuyên gia sử học vừa qua đã gọi việc tích hợp hai môn học này và cách làm như hiện nay là cuộc “cưỡng hôn” và mong cuộc “ly hôn” sẽ diễn ra càng sớm càng tốt.

Ngày 15.8 tại buổi “gặp gỡ” với nhà giáo trên toàn quốc, trước băn khoăn của GV về việc dạy tích hợp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đồng tình, chia sẻ và cho biết, từ việc kiểm tra, thu thập ý kiến chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, GV tại các địa phương, chúng tôi nhận thấy đây là điểm nghẽn, điểm khó. Đã có một số GV có thể dạy được tất cả các học phần trong môn tích hợp, nhưng đa số vẫn dạy theo các môn riêng biệt. Nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dù việc tập huấn GV đã được triển khai nhưng vẫn gặp những khó khăn lớn.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, căn cứ vào thực tế triển khai, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời gian tới sẽ quyết định xem xét điều chỉnh việc dạy học các môn tích hợp bậc THCS. “Chúng ta vẫn kiên trì việc dạy tích hợp ở bậc tiểu học vì đã làm tốt từ trước tới nay, nhưng riêng bậc THCS, Bộ GD-ĐT sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia, khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh. Nếu có thì đây sẽ là lần điều chỉnh lớn”, ông Sơn nói.

Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành thì không thấy sự điều chỉnh nào thực sự đáng kể mà chỉ là sự nhắc lại và hướng dẫn cụ thể hơn việc triển khai dạy học các môn tích hợp trong điều kiện hầu hết các trường đều chưa có giáo viên được đào tạo để dạy tích hợp.



Source link

Cùng chủ đề

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút lượng du khách “khủng” nhất từ trước đến nay

(Tổ Quốc) - Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội. ...

Nhiều cơ hội nhận học bổng đại học và sau đại học tại Hungary

TPO - Chương trình học bổng Stipendium Hungaricum do Chính phủ Hungary cấp cho Việt Nam tiếp tục được thực hiện trong 3 năm tới, tạo thêm cơ hội đi du học cho sinh viên và công dân Việt Nam theo học các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. TPO - Chương trình học bổng Stipendium Hungaricum do Chính phủ Hungary cấp cho Việt Nam tiếp tục được thực hiện trong 3 năm tới, tạo thêm...

Trường đại học thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh

Cùng mục đích lan tỏa thông điệp sống xanh sống khỏe nhưng các trường ĐH có hình thức khác nhau dành cho người học. Đáng chú ý là hoạt động 'Thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh'. ...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Philippines mua hàng chục tàu tuần tra mới từ Pháp, Nhật Bản

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chuẩn bị trang bị ít nhất 49 tàu tuần tra mới nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải trong bối cảnh nhiều biến động. ...

Hội thảo phương thức mới về truyền thông y tế

Tiếp nối thành công của chuỗi hội thảo 'Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội', Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Trường chuyên ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp

Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp học. Ngày 13-11, nhiều phụ huynh Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM vui mừng chia sẻ trên mạng xã...

Trường Trung cấp Lê Thị Riêng mời chuyên gia “hiến kế” giúp sinh viên nữ khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển văn hóa khởi nghiệp, khơi dậy khí thế, đổi mới sáng tạo, khát vọng vươn lên đến nữ học sinh, sinh viên là vấn đề hiện nay cần được quan...

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”. “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai VinFuture” lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2023, nhằm mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ tiềm năng trên thế giới cho Việt Nam.  Tại sự kiện, các nhà khoa học...

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Mới nhất

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa...

Làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị để tăng sức chiến đấu trên không gian mạng

Sáng 13/11, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 2 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Trưởng đoàn đến kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ tư lệnh 86. ...

Những giải pháp hay giúp ‘thức dậy’ những mùa vàng

Nhằm vượt qua các thách thức và thành công với nghề nông, rất nhiều nông dân giỏi đã mạnh dạn ứng dụng những giải pháp hay trong canh tác để giúp "thức dậy" những mùa vàng và góp phần đắc lực cho sự phát triển bền vững...

Trường Trung cấp Lê Thị Riêng mời chuyên gia “hiến kế” giúp sinh viên nữ khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển văn hóa khởi nghiệp, khơi dậy khí thế, đổi mới...

TẬP ĐOÀN SUNHOUSE VÀ TẬP ĐOÀN TOSPO LIGHTING KỈ NIỆM 5 NĂM HỢP TÁC, TIẾP TỤC KÍ KẾT 5 NĂM HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC...

Ngày 31/10/2024, Tập đoàn SUNHOUSE tổ chức Lễ kỷ niệm hợp tác chiến lược cùng đối tác Tập đoàn Tospo, đánh dấu mốc 5 năm hợp tác cùng phát triển...

Mới nhất