Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên có ý kiến gì?

Giáo viên có ý kiến gì?


Dự thảo Luật Nhà giáo: Thay đổi xếp hạng giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến và dự kiến sẽ được đưa ra Quốc hội bàn luận, góp ý vào kỳ họp tháng 10/2024. Theo quy định hiện hành, giáo viên đang được chia thành các hạng I, II, III áp dụng với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tương ứng với các hạng, giáo viên sẽ có mức lương khác nhau.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) đã không còn nhắc đến hạng I, II, III trong chức danh nghề nghiệp.

Điều 14 dự thảo Luật Nhà giáo quy định, chức danh nhà giáo bao gồm giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên dự bị đại học, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên đại học.

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ thay đổi phân hạng giáo viên: Giáo viên có ý kiến gì?- Ảnh 1.

Giáo viên và học sinh Hà Nội hân hoan trong ngày tựu trường năm học mới. Ảnh: Tào Nga

Mỗi chức danh nhà giáo được phân hạng như sau:

Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp.

Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).

Chức danh nhà giáo là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc; thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo.

Việc bổ nhiệm, xét chuyển chức danh nhà giáo thực hiện như sau:

Nhà giáo được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên, giảng viên hoặc trợ giảng sau khi được tuyển dụng theo quy định.

Nhà giáo được bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn liền kề khi được đánh giá đạt tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn liền kề hạng chức danh đang giữ.

Người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và có nhiều thành tích trong hoạt động nghề nghiệp được cơ sở giáo dục xem xét đặc cách bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn.

Nhà giáo của cơ sở giáo dục đại học được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Luật Giáo dục thì được bổ nhiệm đặc cách chức danh giảng viên cao cấp.

Trường hợp nhà giáo khi chuyển cơ sở giáo dục mà chức danh nhà giáo đang giữ không phù hợp với vị trí việc làm ở cơ sở giáo dục mới thì được xét chuyển chức danh.

Cùng với đó, tại dự thảo Luật Nhà giáo có nội dung quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.

Nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được hưởng lương và phụ cấp như sau: Lương theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề; Phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.

Ủng hộ không phân hạng giáo viên

Theo thầy Phan Thế Hoài, giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM nhận xét: “Việc không phân giáo viên làm 3 hạng là đúng. Bởi vì, nhiệm vụ của giáo viên được quy định rất rõ trong Luật Giáo dục là giảng dạy và giáo dục học sinh. 

Ví dụ, giáo viên được đào tạo ngành Toán thì dạy môn Toán, ngành Ngữ văn thì dạy môn Ngữ văn. Cùng với đó là công việc kiêm nhiệm giáo viên chủ nhiệm chẳng hạn. Như vậy, cơ bản giáo viên cùng làm nhiệm vụ giống nhau, việc phân hạng là bất cập. Chưa kể, giáo viên được thăng hạng nhưng họ không làm nhiệm vụ ở hạng cao hơn thì cũng không bị xuống hạng. Ngược lại, giáo viên chưa được thăng hạng nhưng dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi nhưng vẫn hưởng lương ở hạng thấp hơn là vô lý.

Tuy nhiên, tôi có điều băn khoăn rằng, dự thảo Luật Nhà giáo quy định: giáo viên, giáo viên chính thì bản chất có phải giống giáo viên hạng III, II, I hay không?”.

Cô Nguyễn Thu Hà, một giáo viên ở Hà Nội cũng bày tỏ: “Hiện nay, giáo viên Mầm non, phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT) trong các trường học đang được chia thành 3 hạng là hạng I, II và hạng III. Hạng khác nhau, dẫn đến tiền lương nhận được cũng khá chênh lệch nhau. Chính điều này làm nhiều giáo viên tâm tư và tạo ra bức xúc trong môi trường giáo dục, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường”.

Chia sẻ với báo chí, TS. Trịnh Thị Xim, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho hay: “Dự thảo Luật Nhà giáo lần này đã có những quy định cụ thể, đầy đủ nhằm tạo điều kiện để nhà giáo thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đồng thời bảo vệ nhà giáo, như: Định danh nhà giáo; quyền, nghĩa vụ của nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; những hành vị bị nghiêm cấm cùng với các quy đinh về xử lý vi phạm…

Trong dự án Luật Nhà giáo này, tôi đặc biệt quan tâm đến toàn bộ nội dung về chính sách cho nhà giáo như: Vấn đề liên quan đến tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo; các chính sách hỗ trợ nhà giáo dưới nhiều hình thức khác nhau… Đặc biệt là chính sách để thu hút người giỏi vào làm công tác giảng dạy, cống hiến cho ngành giáo dục, bởi chất lượng đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Kết quả của đổi mới giáo dục đạt được như thế nào phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo”.





Nguồn: https://danviet.vn/du-thao-luat-nha-giao-se-thay-doi-phan-hang-giao-vien-giao-vien-co-y-kien-gi-20240924121926993.htm

Cùng chủ đề

Định vị các điều kiện phát triển nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo được chuẩn bị công phu. Vai trò hướng dẫn của nhà giáo Theo PGS.TS Phan Thanh Bình - nguyên Chủ...

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Đề xuất nhiều hành vi bị nghiêm cấm với giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) để lấy ý kiến nhân dân. Dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật là các hành vi bị nghiêm cấm với giáo viên và...

Ngoài giữ phụ cấp thâm niên, đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên

Một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố để lấy ý kiến là việc đưa quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo vào trong luật.Tại dự thảo Luật Nhà giáo (lần 2, được công bố vào tháng 5), Bộ GDĐT đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương...

Xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về sự nghiệp giáo dục

Cô - trò Trường tiểu học Trần Quang Cơ (Quận 12, TP Hồ Chí Minh). Kiến tạo môi trường cho nhà giáo phát triển Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một doanh nghiệp ở Quảng Ninh có vài nghìn hecta rừng nhưng không còn cây nào sống sót sau bão

Có doanh nghiệp lâm nghiệp bão Yagi quật không còn cây nàoĐó là thực trạng đau xót của nhiều diện tích rừng trồng do các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quản lý sau khi cơn bão số 3 - Yagi quét...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Nam sinh quê Bình Phước dành học bổng tiến sĩ toàn phần trường Đại học hàng đầu nước Pháp

3 năm xa xứ để đạt học bổng toàn phần Vào giữa năm 2023, Nguyễn Đức Anh (25 tuổi, quê...

Nghệ sĩ Ưu tú Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng Đạo diễn chương trình đặc biệt

Theo đó, Cảm xúc tháng 10 do Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra lúc 20h ngày 4/10 tại phòng hòa nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam số 77 Hào Nam, Hà Nội. Chương...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Bí quyết làm chủ cảm xúc

Cảm xúc nóng giận, lo âu sẽ khiến cho chúng ta gặp phải các vấn đề về sức khỏe như căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, trầm cảm… ...

Sạt lở nghiêm trọng vào trường học, Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND huyện Lang Chánh theo dõi diễn biến sạt lở, báo cáo kịp thời khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.Làm rào chắn, cắm mốc quan trắc và biển cảnh báo nguy hiểm trong phạm vi sạt lở. Không cho người, xe cộ đi vào khu vực sạt lở và có nguy cơ bị...

Cùng chuyên mục

Vượt qua “cơn bão” cuộc đời

Khi đứng trước bất kì thách thức nào trong cuộc đời, bạn có thể khóc thật to. Tuy nhiên, sau những giọt nước mắt ấy, bạn cần mạnh mẽ, kiên cường đứng dậy để bước tiếp. Để mạnh...

Triệu tập thiếu niên đánh học sinh lớp 11 gãy 4 chiếc răng trước cổng trường

Ngày 24-9, Công an huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã triệu tập N.N.B. (15 tuổi, ngụ xã Thọ Sơn) để điều tra về việc đánh học sinh lớp 11 gây thương tích, gãy 4 chiếc răng.N.N.B. là nghi can cùng với em T.T.Đ., học sinh lớp 10A8 Trường THPT Bù Đăng, đánh em N.H.A., học sinh lớp 11TN7, gãy 4 chiếc răng,...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Ngày hội VGU STEM đến với tỉnh Vĩnh Long và 25 trường THPT miền Nam

Với quy mô hoạt động STEM 2024 được mở rộng dựa trên sự thành công của năm 2023, chương trình VGU STEM 2024 tăng số lượng các trường THPT tại Bình Dương và TP.HCM lên 25 trường cùng tổ chức chương trình.  Mục tiêu của hoạt động này là mang đến các thử thách STEM thực tế, giúp học sinh tại địa phương rèn luyện tư duy phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề và khám phá ứng...

Mới nhất

Xuôi hồ Ghềnh hái chè Khe Lim

Chè Khe Lim là một trong những loại chè nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và chất lượng cao. Cái tên Khe Lim gắn liền với một vùng đất trồng chè truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên, nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu vô cùng...

Việt Nam ký thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia thứ 194

VOV.VN - Tại Trụ sở Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tại New York, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Malawi, Nancy Tempo chứng kiến Lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với...

Gần 500 người xuyên đêm chống thấm nước chân đê sông Mã

TPO - Trong đêm, gần 500 người đã vận chuyển đất cát, lấp "vá" vị trí chân đê Sông Mã, ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) bị thấm nước do mưa lũ. Sáng 24/9, ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số...

Luật Quảng cáo: Phạm vi “trên mạng xã hội” là chưa tính toán hết các nền tảng

Đa số đại biểu tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo năm 2012 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa.   Sáng 24/9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, tại Nhà Quốc hội, với sự điều hành của Phó...

Mới nhất