Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên bỏ tiền túi nấu cơm níu chân trò nghèo

Giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm níu chân trò nghèo

Đau đáu nỗi lo tỷ lệ chuyên cần giảm sút, các thầy cô tại các điểm trường trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) quyết định chung sức, vận động phụ huynh, mạnh thường quân cùng thổi cơm cho học trò ăn trưa tại trường để giữ chân các em học chữ vào buổi chiều.

Bài trước: Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên (Bài 1): Thầy cô góp tiền lương xây mái ấm cho trò nghèo

Giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm giữ chân trò nghèo

Từ sáng sớm, cậu học trò A Trung (thôn Kon Ling, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) đã cùng các bạn vượt núi, tung tăng mang theo chiếc cặp lồng đựng cơm trắng đến điểm trường Ty Tu (Trường Tiểu học Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông). A Trung cùng các bạn biết rằng, dù bản thân không được hưởng chế độ bán trú theo quy định nhưng buổi trưa vẫn được ở lại trường ăn cơm để tiếp tục học vào buổi chiều.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 1.

Điểm trường thôn Ty Tu nằm ngang lưng núi.

Những năm trước, những người anh, người chị của A Trung từng học tại điểm trường Ty Tu cũng chỉ mang theo cơm trắng từ nhà, đến trường được các cô, các thầy nấu thức ăn mang đến tận nơi. Những chén canh rau nóng hổi, những bữa cơm có thịt giúp các em đủ chất dinh dưỡng, có sức khỏe để tiếp tục học vào buổi chiều.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 2.

Các cô điểm trường thôn Ty Tu chăm lo bữa trưa cho các em học sinh.

Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các em học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Nhưng các em tại các điểm trường thôn, do khoảng cách từ nhà đến trường dưới 4km nên không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. 

Do đó, các em thường học xong buổi sáng sẽ trở về nhà ăn cơm rồi chiều lên học tiếp, hoặc mang cơm đến trường ăn trưa. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc duy trì chuyên cần và chế độ dinh dưỡng cho các em.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 3.

Các em học sinh điểm trường Ty Tu mang cặp lồng cơm trắng đến phòng ăn.

Đầu năm học 2020 – 2021, thấy tỷ lệ chuyên cần buổi chiều giảm sút, nhà trường đã quyết định thành lập mô hình bán trú dân nuôi tại một điểm trường Ty Tu. Thời gian đầu, để có tiền lo thức ăn cho khoảng 60 em học sinh trong thời gian dài là bài toán rất khó. 

Khi mới thành lập, nhà trường đã vận động giáo viên, cán bộ mỗi người 1 tháng đóng 100.000 đồng để lo thức ăn cho học sinh, nhưng về sau, thấy giáo viên nào cũng khó khăn nên nhà trường phải tìm cách khác. Lúc này, nhà trường quyết định chăn nuôi, trồng rau, sau đó bán lấy tiền mua thức ăn cho học sinh. Đồng thời, vận động phụ huynh cùng tham gia thực hiện.

5 năm cùng dân nuôi trò nghèo

Biết tin nhà trường triển khai mô hình bán trú dân nuôi, phụ huynh rất vui mừng và đồng tình ủng hộ. Trước khi học sinh đến trường, các phụ huynh sẽ chuẩn bị cơm cho các con mang theo. Còn thức ăn, chỗ ngủ, nhà trường sẽ lo cho các em.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 4.

Điểm trường thôn Kon Pia nằm cheo leo lên sườn đồi.

Tận dụng các khoảnh đất trống sau trường, nhà trường tiến hành rào lại, dùng những mảnh tôn cũ quây lại thành chuồng heo, chuồng vịt. Từ số tiền vận động từ các mạnh thường quân, nhà trường bắt đầu mua heo giống, gà, vịt về nuôi, thức ăn chủ yếu là đồ ăn thừa của các em học sinh. Cùng với đó, nhà trường trồng các loại rau để phục vụ bữa ăn cho giáo viên và học sinh trong trường.

Cô Vân cho hay: “Mỗi đợt nhà trường nuôi khoảng từ 7 đến 10 con heo và vài chục con gà, vịt. Số tiền bán được, chúng tôi sẽ trích một phần để mua giống mới, phần còn lại góp vào nấu chung với bữa ăn của các em học sinh được hưởng chế độ. Sau khi nấu xong, nhà trường sẽ cử giáo viên chở thức ăn lên tận điểm trường, cùng nhau chia ra cho các em học sinh. 

Cùng với đó, nhà trường cũng không quên mang theo cơm phòng ngừa lo cho những em học sinh không mang cơm hoặc mang ít, không đủ ăn. Các em học sinh ăn không nhiều đồ ăn, chỉ cần biết cách tính toán, san sẻ là có thể lo được bữa ăn cho các em học sinh”.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 5.

Cô Lê Thị Mỹ Hạnh (phải) hướng dẫn phụ huynh nấu ăn.

Sau một thời gian hoạt động, thấy mô hình hiệu quả nên đầu năm học 2024 – 2025, ngoài việc chăm lo bữa ăn cho 56 em học sinh tại điểm trường Ty Tu, nhà trường quyết định nhân rộng mô hình tại thôn Kon Pia.

Tại điểm trường này, nhà trường đã dựng tạm một bếp nấu ăn để vận động phụ huynh đến nấu theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Chúng tôi có mặt tại thôn Kon Pia vào giữa tháng 11. Điểm trường nằm cheo leo trên sườn đồi, hiện ra trước mắt là những lớp học sạch sẽ khang trang, rộn ràng tiếng cô trò học tập. Dưới mái bếp tôn, những phụ huynh đang tất bật nấu những bữa ăn ngon cho con, cho các cháu trong làng Kon Pia.

Vừa địu con, vừa thổi lửa, bà Y Theo phấn khởi nói: “Tôi có một đứa con đang học lớp 2 tại điểm trường này. Từ đầu năm học đến nay, ngày nào con tôi cũng được ăn trưa tại trường, chúng tôi chỉ chuẩn bị cơm trắng cho cháu, còn thức ăn nhà trường hỗ trợ. Tôi cũng như các phụ huynh trong làng sẽ thay phiên nhau đến đây nấu cho các cháu. Sau khi ăn xong, con tôi sẽ ở lại trường ngủ trưa. Nhờ vậy mà những đứa nhỏ không còn nghỉ học vào buổi chiều như trước đây”.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 6.

Bà Y Theo vừa địu con, vừa nấu thức ăn cho những bạn học sinh tại điểm trường thôn Kon Pia, Trường tiểu học Đăk Hà.

Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tại điểm trường thôn Kon Pia có 87 học sinh đang được tham gia mô hình bán trú dân nuôi. Ngoài ra nhà trường còn hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 45 em học sinh tại điểm trường chính. Hiện toàn trường có 188 em học sinh không được hưởng chế độ bán trú nhưng vẫn được ăn cơm, ngủ trưa tại trường sau khi học xong buổi sáng. Nhờ vậy tỷ lệ chuyên cần nâng cao rõ rệt, hơn 95% các em học sinh đều đến trường vào buổi chiều.

Những bữa cơm 8.500 đồng

Không riêng trường Tiểu học xã Đăk Hà, tại Trường TH-THCS Đăk Tờ Kan cũng triển khai mô hình bán trú dân nuôi được hơn 2 năm qua. Nhớ lại những ngày đầu thực hiện vào năm học 2022-2023, thầy Hoàng Văn Hải, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Khi mới về công tác tại trường, thấy các em học sinh thường nghỉ học buổi chiều, có hôm nghỉ hơn 50% mà nhà trường lo lắng, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập”.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 7.

Một bữa ăn tại điểm trương thôn thuộc Trường TH-THCS Đăk Tờ Kan.

Không chần chừ, thầy Hải đã làm một lá thư ngỏ nhằm kêu gọi các mạnh thường quân chung tay chăm lo bữa ăn trưa cho các em. Đã có nhiều cá nhân, tổ chức quyên góp gạo, xe đạp, học bổng… nhưng đó vẫn không phải kết quả mà nhà trường mong muốn, bởi mục đích là hướng đến những bữa ăn hằng ngày cho các em.

May mắn cũng mỉm cười khi thầy Hải đã kết nối được với “Dự án nuôi em – Nhóm tình nguyện niềm tin” của Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, từ đây đã gieo thêm niềm tin cho thầy và trò về những bữa ăn trưa miễn phí.

Sau khi hoàn thiện xong các thủ tục, đến tháng 11/2022, 267 em học sinh không được hưởng chế độ bán trú đã được hỗ trợ bữa ăn trưa trị giá 8.500 đồng/bữa.

“8.500 đồng không phải là số tiền lớn nhưng rất trân quý với những em học sinh ở vùng khó, do vậy nhà trường phải tính toán kỹ để nấu ra một bữa ăn chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng cho các bạn học sinh nơi đây”, thầy Hải chia sẻ.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 8.

Giáo viên và phụ huynh tham gia nấu ăn tại Trường TH-THCS Đăk Tờ Kan.

Năm đầu thực hiện, phụ huynh chưa hưởng ứng, toàn bộ giáo viên, cán bộ trong trường phải phân công nhau đứng bếp. Sau khi nấu xong, giáo viên sẽ chia nhau chở thức ăn về các điểm trường thôn, rồi phân ra cho từng cháu ăn tại lớp.

“Kết thúc năm học đầu tiên, tỷ lệ chuyên cần vào buổi chiều của các em được cải thiện rõ rệt, từ khoảng 50% đã tăng lên 90% học sinh đến lớp, điều này khiến phụ huynh học sinh tin tưởng và tình nguyện tham gia cùng nhà trường vào năm học tới”, thầy Hải tâm sự.

Năm học 2023-2024, những đứa trẻ được ăn bán trú miễn phí càng thêm phấn khởi khi chính mẹ các em sẽ tham gia nấu ăn tại trường. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các phụ huynh phân công nhau trở thành đầu bếp. Và cứ thế, sự đồng tình của phụ huynh, sự nỗ lực của nhà trường đã mang đến những bữa ăn trưa chất lượng cho các em học sinh Xơ Đăng, giúp các em không phải vượt núi, dầm mưa trở về nhà buổi trưa như những năm trước.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 10.

Giáo viên Trường TH-THCS Đăk Tờ Kan chở thức ăn đến các điểm trường.

Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, nhân viên thiết bị, phụ trách “Dự án nuôi em” cho biết, khi mới thực hiện dự án, tuy có cực, nhưng đổi lấy lại nụ cười, là sự tiến bộ trong học tập của các trò cũng giúp các thầy cô nơi đây vui lòng. Giờ đây, dự án đã hoạt động hiệu quả, bài bản khi có sự tham gia, đóng góp của phụ huynh học sinh. Nhìn những học sinh được học tập, vui chơi, ăn uống đầy đủ là niềm hạnh phúc nhất đối với các thầy cô vùng cao.

Thầy Hoàng Văn Hải, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2024-2025, toàn trường có 970 học sinh, trong đó chỉ cho 104 em học sinh được hưởng chế độ ăn bán trú. Hiện trường đang duy trì bữa ăn miễn phí cho 577 em học sinh không hưởng chế độ. Các em chỉ cần mang theo cơm trắng ở nhà đến trường, nếu nhiều bạn khó khăn nhà trường sẽ hỗ trợ cơm cho các bạn.

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên Bài 2: Chung sức thổi cơm giữ chân trò nghèo - Ảnh 11.

Nhờ có mô hình bán trú dân nuôi, các em tại điểm trường thôn được ăn, ngủ vào buổi trưa để sẵn sàng học tiếp vào buổi chiều.

Ông Lê Văn Hoàng, Trưởng Phòng GDĐT huyện Tu Mơ Rông, cho biết việc các trường vận động, chung sức tổ chức nấu ăn miễn phí cho các em học sinh không thuộc diện hưởng chế độ bán trú theo quy định đã nâng cao tỷ lệ chuyên cần buổi chiều lên hơn 95%. 

Hiện 23 điểm trường trên địa bàn toàn huyện đang hoàn thiện hồ sơ gửi cho “Quỹ trò nghèo vùng cao”, đơn vị này đã làm việc với huyện và sẽ hỗ trợ 10.000 đồng/bữa ăn cho 2.085 học sinh trên địa bàn. Để có thể duy trì được bữa ăn này, tất cả các thầy cô, phụ huynh học sinh phải chung sức, đồng lòng, cùng phối hợp để nấu lên bữa cơm có thịt cho học sinh vùng khó.





Nguồn: https://danviet.vn/vuot-doc-da-gieo-con-chu-tren-vung-bac-tay-nguyenbai-2-giao-vien-bo-cong-gop-suc-niu-chan-tro-ngheo-20241117125151107.htm

Cùng chủ đề

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên

Tháng 11, trời trở lạnh, nhưng trong tâm hồn cô học trò nhỏ Y Luy là sự ấm áp khi mùa đông này gia đình em được sum vầy trong căn nhà mới. Không riêng Y Luy, nhiều em nhỏ của 8 gia đình khác cũng được tránh rét trong những...

Nghị lực của cô giáo mất một bàn tay do nổ mìn

Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, đỉnh điểm là hứng chịu nỗi đau mất đi bàn tay phải, cô Nông Thị Huê (37 tuổi) vẫn nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, miệt mài với công tác giảng dạy cho các học sinh DTTS tại Trường mầm non xã Đăk...

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

Công an huyện Đăk Glei (Kon Tum) vừa phát đi thông báo tìm người bị mất tích đối với Lê Hồ Thanh Mai (18 tuổi, trú tại thôn Broong Mỹ, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). Lê Hồ Thanh Mai đã bỏ nhà đi giữa đêm khuya 1 tuần nay, gia đình không liên lạc được. Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái...

Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Ngày 13/11, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) thông tin về quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. ...

Liên tiếp xảy ra mất trộm sâm Ngọc Linh, Kon Tum lắp đặt 2 trạm phát sóng giúp nông dân lắp camera bảo vệ

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị viễn thông đã hoàn thành lắp đặt 2 trạm phát sóng tại vùng sóng yếu, giúp người dân có thể thuận tiện liên lạc, bảo vệ vườn sâm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Trong khu rừng ở tỉnh Quảng Trị bỗng phát hiện một loài hoa lạ, hiếm, cánh trắng muốt, trông như xốp

Một loài thực vật mới thuộc họ Thu hải đường (Begoniaceae) có tên Thu hải đường hoa thưa (Begonia laxiflora) đã được phát hiện trong rừng kín thường xanh tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị. ...

Đây là thời điểm giá mủ cao su tăng đang tăng tốt nhất 8 năm qua ở Bình Phước, cạo bán là trúng lớn

Từ năm 2017 giá mủ cao su bắt đầu tụt dốc, có thời điểm chỉ có hơn 170 đồng/1độ. Thế nhưng, giá mủ cao su hiện ở tỉnh Bình Phước đã tăng trở lại ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Đây là tín hiệu vui cho nông dân...

Toà án nhân dân quận ở Hà Nội phản hồi gì?

Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng vừa gửi đơn đề nghị ông Dương Thế Hảo (65 tuổi, Hà Nội) bổ sung văn bản nêu ý kiến kèm theo tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ kiện đòi Đại học Kinh tế Quốc dân bồi thường trên 36 tỷ...

1,2 triệu quả bưởi cần tiêu thụ, huyện Phúc Thọ của Hà Nội tổ chức kết nối doanh nghiệp với nông dân

Sáng 18/11, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị "Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ trái cây chủ lực huyện Phúc Thọ" đưa ra các chiến lược tập trung vào...

Bài đọc nhiều

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Quảng Ngãi: Lớp học của những yêu thương dành cho trẻ khuyết tật

Dẫu tóc bạc, sức yếu nhưng bằng tấm lòng nhiệt huyết và tình yêu trẻ, một số giáo viên nghỉ hưu tại Quảng Ngãi đã mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật, giúp các em tiếp bước đến tương lai. Tại Nhà văn hóa xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành cũng có một lớp học tình thương dành cho các em khuyết tật do cô Trương Thị Thu Cúc (71 tuổi),...

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tỏa sáng trong hội diễn văn nghệ truyền thống

Hội diễn văn nghệ truyền thống của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng với chủ đề "TDTU - Tự hào tiếp bước" có sự tham gia của 16 đoàn thi đến từ 16 khoa với tổng cộng 48 tiết mục, đã diễn...

Sở GD-ĐT Thanh Hóa thông tin việc dừng một số môn học do không tuyển được giáo viên

Liên quan tới bài viết 'Không tuyển được giáo viên, nhiều trường ở Thanh Hóa phải tạm dừng một số môn học', Sở GD-ĐT cho biết, Báo VietNamNet phản ánh là đúng. Ngày 28/10, sau khi báo VietNamNet có bài phản ánh về thực trạng thiếu giáo viên, nhiều trường phải tạm dừng một số môn học, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao Sở GD-ĐT và các huyện kiểm tra, xác minh, làm rõ. Văn bản của Sở...

Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng ĐH Đà Nẵng tại Hòa Quý (TP.Đà Nẵng)

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong muốn Đại học Đà Nẵng bước vào tuổi 30 với độ trưởng thành, với sức ảnh hưởng lớn, năng lực dồi dào, với khí thế mới sẽ xác lập được vị trí ở quốc gia,...

Cùng chuyên mục

Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu

(ĐCSVN) - Đã thuộc lớp người xưa nay hiếm nhưng với Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo - nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Hải Phòng, 87 xuân xanh của ông là năm tháng của cống hiến, của quả ngọt trồng người được ươm bởi tình yêu thương, trách nhiệm, bởi tinh thần "Học làm người" trước khi học làm nghề. Hôm nay xuân xanh ấy là sự chiêm nghiệm, là tâm hồn còn...

Hai anh em song sinh được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM cùng một ngày

Thái Hồng Duy và Thái Hồng Khang, hai giáo viên xuất sắc và là hai anh em song sinh cùng được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM trong cùng một ngày. ...

Nhiều người tranh cãi: ‘Trập trùng’ hay ‘chập chùng’?

Dù là cụm từ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại băn khoăn, phân vân không biết "trập trùng" hay "chập chùng" mới đúng chính tả. Trong Tiếng Việt, đây là tính từ, thường được sử dụng để miêu tả sự tiếp nối, cao thấp không đều nhau của khung cảnh thiên nhiên.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box...

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Mới nhất

Hai anh em song sinh được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM cùng một ngày

Thái Hồng Duy và Thái Hồng Khang, hai giáo viên xuất sắc và là hai anh em song sinh cùng được tuyên dương...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. ...

Chủ tịch Trung Quốc nói AI không nên là ‘trò chơi của các nước giàu’

(CLO) Hôm thứ Hai (18/11), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) không nên là "trò chơi của các nước giàu và...

Ông Trump đã sẵn sàng hành động, sẽ tuyên bố chiến dịch lớn đảo ngược chính sách nhập cư của người tiền nhiệm

Ngày 18/11, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump xác nhận rằng, ông dự định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về an ninh biên giới và sử dụng quân đội Mỹ để tiến hành trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp.

Mới nhất