Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc với...

Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam


Hội thảo nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc cho sự phát triển lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam. Đồng thời, thông qua hội thảo tiếp tục phát triển những giá trị khoa học trong các công trình nghiên cứu của Giáo sư Phạm Minh Hạc vào thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, góp phần lan tỏa tấm gương sáng của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục mẫu mực trong toàn ngành và toàn xã hội.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đây là hội thảo đặc biệt, mang tính khoa học, tính thực tiễn, ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo sư Phạm Minh Hạc là một nhà khoa học, nhà giáo, một nhà quản lý, một chính trị gia, một nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục, đã có một khoảng thời gian rất dài và có nhiều đóng góp nổi bật, to lớn cho giáo dục nước nhà.

Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam ảnh 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội thảo.

Với vai trò là nhà khoa học, Giáo sư đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học giáo dục Việt Nam, những nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục, triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục. Nhiều nghiên cứu khoa học của Giáo sư đã có đóng góp làm phát triển ngành tâm lý học, khoa học giáo dục nói chung và có đóng góp trong phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ hiện đại nói riêng.

Ở vai trò là nhà quản lý, trải qua nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt là cương vị Bộ trưởng Giáo dục, Giáo sư Phạm Minh Hạc có những quyết sách đổi mới giáo dục vào thời kỳ đất nước đã độc lập thống nhất nhưng cũng là giai đoạn rất khó khăn, ngành giáo dục đứng trước muôn vàn thách thức. Phương châm chỉ đạo của giai đoạn thử thách đó được Giáo sư đề ra là: “Giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển cái cần thiết”. Đó là tinh thần mang tính tình thế, có kế thừa và lựa chọn cái cần làm phù hợp với hoàn cảnh, nó cũng mang tính kế thừa, một tinh thần quan trọng của giáo dục.

Trong vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục, Giáo sư đã có nhiều đề xuất và chỉ đạo triển khai mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000… Những kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn giáo dục nước nhà của Giáo sư hiện vẫn còn nhiều ý nghĩa tham khảo đối với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặc biệt là phát triển nền giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hoạt động khoa học và thực tiễn của Giáo sư để lại cho những người quản lý giáo dục ngày nay nhiều bài học quan trọng. Trong đó có bài học về việc phát triển khoa học tâm lý, lấy khoa học tâm lý làm gốc căn cơ nền tảng để phát triển khoa học giáo dục. Đó là tầm nhìn xa về chính sách trong giáo dục, là tinh thần bám sát thực tiễn, tinh thần đề cao công bằng trong giáo dục, tinh thần nhân văn trong giáo dục…

Hội thảo khoa học lần này đã nhận được hơn 30 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cả nước. Nội dung các tham luận đã khẳng định những đóng góp quan trọng của Giáo sư Phạm Minh Hạc đối với sự phát triển của giáo dục.

Theo đó, Giáo sư Phạm Minh Hạc đã công bố một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó có những công trình đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Các công trình đã luận giải, khái quát nhiều khái niệm, phạm trù khoa học mới về tâm lý học, giáo dục học, góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú lý luận về tâm lý học và giáo dục học hiện đại.

Những công trình nghiên cứu về triết lý giáo dục Việt Nam, nghiên cứu về giá trị học, giá trị con người Việt Nam, nghiên cứu về con người… của Giáo sư Phạm Minh Hạc không chỉ có giá trị định hướng, dẫn dắt cho xu hướng phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam trong các thời điểm mang tính bước ngoặt mà còn là cơ sở khoa học đề xuất các chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế.

Tại hội thảo, bên cạnh những đánh giá về đóng góp, cống hiến với khoa học giáo dục nước nhà, nhiều câu chuyện, kỷ niệm về con người, phong cách, sự chân thành trong cả công việc và cuộc sống của Giáo sư Phạm Minh Hạc.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Mậu Bành, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam nhấn mạnh: Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” không phải là để đánh giá về một nhà khoa học lớn trong lĩnh vực giáo dục mà là dịp để tri ân Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Phạm Minh Hạc với sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam.

Đó là sự tri ân đối với các công trình nghiên cứu khoa học đã nâng cao nhận thức về các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học; tri ân về một tầm nhìn chiến lược, toàn diện, khoa học và sâu sắc về giáo dục Việt Nam; tri ân về tình cảm chân thành, thấu hiểu, ân tình của Giáo sư Phạm Minh Hạc-một người thầy, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục luôn đau đáu với giáo dục nước nhà.





Nguồn: https://nhandan.vn/giao-su-vien-si-nha-giao-nhan-dan-pham-minh-hac-voi-su-phat-trien-khoa-hoc-giao-duc-viet-nam-post821296.html

Cùng chủ đề

Tinh thần Lý Tự Trọng

Hội thảo “Tinh thần Lý Tự Trọng-Khát vọng của thanh niên” được tổ chức nhằm tôn vinh, tri ân các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Hội thảo là dịp để các cấp bộ Đoàn cả nước, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục noi gương anh hùng Lý Tự Trọng, từ đó đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần lan tỏa khát vọng cống...

Tôn vinh 2 thanh niên Hà Nội cứu người trong đám cháy chung cư: Thương vì còn nhiều tiếng kêu cứu

Đó là tâm sự của hai người hùng đập tường cứu người trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vừa được tôn vinh trong chương trình gala "Thanh niên sống đẹp" 2024. Đồng Văn Tuấn và Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: 'Nếu được làm lại chúng tôi vẫn đập tường để giúp người như thế' - Ảnh: VŨ TUẤN Vẫn còn ám ảnh về vụ cháy Đồng Văn Tuấn và Hoàng Anh Tuấn là hai người đã bắc thang, dùng...

Triển lãm “Dấu thiêng” tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của nghệ thuật sơn mài

"Dấu thiêng" là hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của nghệ thuật sơn mài Việt Nam - một di sản quý giá, kết tinh từ sự khéo léo, kiên nhẫn và tâm hồn của Chu Nhật Quang. Qua những tác phẩm độc đáo, triển lãm mở ra một thế giới đậm chất truyền thống, nơi mỗi nét vẽ, mỗi lớp sơn đều chứa đựng câu chuyện riêng, thể hiện chiều sâu của văn...

Tôn vinh các tác báo chí xuất sắc về ‘Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh’

Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, Thăng Long - Hà Nội là vùng đất "địa linh nhân kiệt", là nơi “lắng hồn núi sông nghìn năm”, nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của...

Đạo diễn Việt Nam đầu tiên được Hollywood tôn vinh là ai?

(VTC News) - Đạo diễn này nổi tiếng với những bộ phim như "Thị xã trong tầm tay"; "Bao giờ cho đến tháng mười"; "Thương nhớ đồng quê", "Đừng đốt",... NSND Đặng Nhật Minh là một trong những đạo diễn hiếm hoi của Việt Nam có được những thành công quốc tế. Ông sinh ngày 11/5/1938 tại Huế, trong một gia đình trí thức lớn. Bố ông là GS Đặng Văn Ngữ - bác sĩ tài năng của nền y học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

NDO - Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11 giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile. Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ cán bộ...

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Bảy, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội) Buổi sáng * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để...

Sẽ đề xuất đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề tương xứng

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. Trao đổi về giải pháp về nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế, kế toán trường học, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. Tối 9-11, tại quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân Văn hóa Trạng Trình...

‘Đều như vắt chanh’ hay ‘đều như vắt tranh’ mới chuẩn thành ngữ?

Dù là câu thành ngữ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại tỏ ra băn khoăn, phân vân không biết "đều như vắt chanh" hay "đều như vắt tranh" mới đúng chính tả. Theo các chuyên gia, câu thành ngữ này thường được sử dụng để mô tả sự đều đặn, lặp lại trong một hành động hoặc sự việc nào đó. Vậy theo bạn, đâu mới là bản...

Tỉnh nào có nhiều đồi núi nhất Việt Nam?

Tỉnh này có địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó đồi núi chiếm khoảng 83% diện tích của toàn tỉnh. ...

Nhìn nhận thực tế những khó khăn trong đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tại TP.HCM, xu hướng lựa chọn học tập tại các trường trung cấp đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên, việc đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khó khăn. ...

Một du học sinh Việt được tham gia viết giáo trình khi học thạc sĩ tại Úc

Một du học sinh Việt Nam được tham gia viết giáo trình môn học cùng các học viên khác khi đang theo học chương trình thạc sĩ truyền thông tại ĐH Deakin (Úc). Đó là Nguyễn Ngọc Linh (25 tuổi), vừa hoàn thành...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng hanh, Biển Đông khả năng có bão số 8

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (10/11-19/11), miền Bắc ngày nắng hanh, đêm se lạnh. Dự báo, Biển Đông khả năng xuất hiện bão số 8 vào ngày 12/11, Trung Trung Bộ mưa lớn cục bộ. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định tình hình thời tiết trong...

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. ...

Nhiều tỉnh thành chất lượng không khí xấu cả ngày lẫn đêm, Hà Nội ở ngưỡng rất kém

Hiện nhiều địa phương ở miền Bắc có chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, có nơi rất kém cả ngày lẫn đêm. Đêm...

Israel giết hại nhân viên y tế, nhà báo ở Gaza và Lebanon, Qatar thất vọng và rút khỏi đàm phán

(CLO) Theo các quan chức, lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 44 người ở Gaza và 31 người ở Lebanon vào thứ Bảy, bao gồm sáu nhân viên cứu...

Ăn đào có béo không? Những lưu ý quan trọng khi ăn đào

Đào là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều thông tin về loại quả này không phải ai cũng...

Mới nhất