Trang chủNewsThời sựGiáo sư Trần Văn Thọ nói về "năng lực xã hội" và...

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về “năng lực xã hội” và sự tin cậy Việt – Nhật

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về "năng lực xã hội" và sự tin cậy Việt - Nhật

(Dân trí) – Từ một học trò nghèo ở Quảng Nam, GS Trần Văn Thọ trở thành chuyên gia kinh tế từng được mời tư vấn cho lãnh đạo cấp cao Việt – Nhật. Ông chia sẻ với Dân trí đúc kết về sự phát triển của Nhật Bản.
Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 1
Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 4

Thưa Giáo sư Trần Văn Thọ, được biết ông quê ở Quảng Nam nhưng có quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc hơn nửa thế kỷ tại Nhật Bản. Xin Giáo sư chia sẻ với bạn đọc báo Dân trí một vài điều về mối duyên với đất nước Mặt trời mọc?

– Đây là câu chuyện ngẫu nhiên. Khi tôi đang học năm cuối Trung học Đệ nhị cấp tức là cấp 3 ở Hội An, Quảng Nam, thì một anh bạn rủ vào Sài Gòn (nay là TPHCM) học tiếp sau khi thi đỗ tú tài II. Những năm cuối thập niên 1960 ở quê tôi, những ai đỗ tú tài là học cao lắm rồi. Tôi cũng chỉ định học đến đó rồi tính sau. Nhưng anh bạn bảo “cứ vào Sài Gòn, anh sẽ kiếm việc cho, rồi vừa đi học vừa đi làm”.

Trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, nhiều khó khăn, với những người trẻ như tôi thì từ quê ở nông thôn miền Trung vào Sài Gòn cũng có thể coi như là đi… du học.

Ban đầu tôi vào Đại học Văn khoa, dự định học dự bị một năm, sau đó sẽ thi vào Đại học Sư phạm với chương trình học 3 năm. Nếu tốt nghiệp Đại học Sư phạm thì tôi có thể được bổ nhiệm đi dạy ở một trường Trung học đệ nhị cấp, tức là trường PTTH bây giờ. Con đường dự định là như vậy.

Cho đến một buổi chiều… định mệnh, tôi đang đi trên đường Lê Thánh Tôn nơi có Bộ Giáo dục của chính quyền Sài Gòn, thì thấy nhiều người đọc thông cáo trước cổng Bộ. Tôi tò mò dừng xe đạp, ghé xem thử chuyện gì mới biết là mọi người đang xem thông cáo về việc Chính phủ Nhật Bản tuyển sinh viên nước ngoài, cấp học bổng qua Nhật du học. Tôi xem các điều kiện dự thi, thấy mình có thể đáp ứng được nên về làm đơn nộp thử xem sao.

Bộ Giáo dục sơ tuyển, phỏng vấn ứng viên rồi đưa danh sách qua tòa Đại sứ Nhật Bản. Sau đó phía Nhật Bản tổ chức kỳ thi. Đề thi này áp dụng chung cho các nước trong khu vực Đông Nam Á và phía Nhật tuyển mỗi nước 6 người; 3 sinh viên học khoa học tự nhiên, 3 sinh viên khoa học xã hội.

Tôi may mắn trúng tuyển. Như vậy là trong vòng một năm, tôi từ chỗ một cậu học trò con nhà nghèo được đi du học hai lần, lần đầu là từ Quảng Nam vào Sài Gòn và lần hai là qua Nhật Bản. Cuộc đời tôi bước sang một bước ngoặt lớn, một may mắn mà tôi chưa bao giờ mơ tới.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 5
Giáo sư Trần Văn Thọ chụp hình kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại một Hội thảo quốc tế về Việt Nam học vào tháng 7/1997 tại Hà Nội (bìa phải). Giáo sư Trần Văn Thọ trong dịp nhận Huân chương Thụy Bảo Tia Vàng của Nhật Hoàng, tháng 5/2018 (bìa trái).

Từ bước ngoặt kể trên, vì sao ông chọn lĩnh vực học tập và nghiên cứu về kinh tế, trở thành Giáo sư kinh tế?

– Qua Nhật tôi nộp đơn theo ngành khoa học xã hội. Tôi vốn thích văn chương, nếu ở Việt Nam sẽ theo học ngành này rồi tốt nghiệp Đại học đi dạy Văn cấp III tức trung học phổ thông. Nhưng ra nước ngoài học văn chương tôi  nghĩ là khó giỏi, vì phải giỏi ngôn ngữ, nhất là cổ văn. Vậy nên tôi quyết định theo học ngành kinh tế vì một số lý do sau:

Thứ nhất lúc đó Việt Nam còn chiến tranh, nên tôi nghĩ khi hòa bình lập lại thì quê hương mình sẽ cần những chuyên gia kinh tế để phục vụ cho công cuộc tái thiết đất nước.

Thứ hai, tôi qua Nhật vào tháng 4/1968, đây là lúc Nhật Bản kỷ niệm 100 năm Minh Trị Duy Tân và đang phát triển rất mạnh mẽ, như một con rồng trỗi dậy với tốc độ tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 7
Giáo sư Trần Văn Thọ và phu nhân.

Quá trình phát triển của Nhật Bản khởi đầu từ thời Minh Trị Duy Tân, nhưng do những hạn chế của thời đại (về thông tin, về các phương tiện và thời gian để hấp thu những tiến bộ của thế giới văn minh.v.v…), và vì phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nên nước Nhật phải đợi đến thập niên 1970 mới đạt mục tiêu theo kịp các nước tiên tiến phương Tây.

Vươn lên từ một quốc gia bị tàn phá trong Thế chiến II, chỉ trong vòng 10 năm Nhật hồi phục lại mức phát triển cao thời tiền chiến và tiếp theo là giai đoạn phát triển ngoạn mục 18 năm (1955-1973) đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của người dân và vị trí của Nhật trên vũ đài quốc tế.

Bản thân tôi và nhiều người dân ở trong nước hồi đó cũng đã biết đến những sản phẩm điện tử, xe Honda… chất lượng cao của Nhật Bản.

Năm 1968 khi tôi qua Nhật là năm đánh dấu mốc Nhật Bản vượt Tây Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Rút ra các kinh nghiệm qua việc trực tiếp chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của Nhật là lý do chính khiến tôi quan tâm, muốn học về kinh tế học.

Ấn tượng lớn nhất của ông trong những ngày đầu tiên qua Nhật Bản du học là gì?

– Cũng như nhiều bạn du học sinh khác, tôi thấy mọi thứ đều lạ lẫm và cố gắng hòa nhập vào môi trường mới. Tôi sang Nhật lần đầu vào mùa hoa anh đào nở nên phong cảnh rất đẹp, rất ấn tượng. Lúc ấy có một sự kiện cũng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của tôi. Đó là việc văn hào Kawabata Yasunari được trao giải Nobel văn chương năm 1968. Sự kiện này làm tôi quan tâm đến các tác phẩm của ông và sớm cảm thấy gần gũi với tâm tình, với văn hóa Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 9

Trên thế giới đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về sự thành công của Nhật Bản. Theo Giáo sư, đâu là nguyên nhân tổng hợp nhất để có thể tham khảo được cho các nước đi sau?

– Đây là một câu hỏi rất hay. Mỗi người tùy vào góc nhìn của mình sẽ đưa ra các câu trả lời khác nhau. Riêng tôi đã thử tìm một nguyên nhân tổng hợp nhất để có thể tham khảo được cho các nước đi sau Nhật, và tôi đã tìm ra một từ khóa là “năng lực xã hội”. Hay nói cách khác là năng lực và tố chất của những nhân tố cấu thành xã hội, cụ thể là của chính trị gia, quan chức, doanh nhân, trí thức và tầng lớp lao động.

Các nhân tố này của nước Nhật có những tố chất, năng lực giúp cho sự phát triển của đất nước, và nước Nhật cũng có những cơ chế để kết hợp các thành phần này thành một khối có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau, tạo thành năng lực xã hội vững mạnh.

Trước hết về chính trị gia, tức là những người giữ vị trí lãnh đạo cấp cao thì tố chất nổi trội của họ chính là năng lực lãnh đạo và dẫn dắt đất nước, tầm nhìn đại cuộc, biết dùng người tài, khả năng hình thành sự đồng thuận cao của toàn dân.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 11

Về giới quan chức, những người tham gia bộ máy công quyền trung ương cũng như địa phương, mà ở Việt Nam hiện nay là những người giữ chức vụ ở cấp thứ trưởng và tương đương trở xuống, thì tố chất của họ là năng lực quản lý hành chính, tinh thần trách nhiệm, tác phong đạo đức của người công bộc, chí công vô tư.

Một quan chức có thể vươn lên thành chính trị gia thông qua bầu cử hoặc trọn đời (cho đến khi về hưu) làm quan chức chuyên nghiệp. Ở Nhật để trở thành quan chức, tham gia vào bộ máy công quyền thì trước hết phải trải qua kỳ thi tuyển chọn quy mô toàn quốc.

Các kỳ thi này ở Nhật được tổ chức hàng năm rất quy củ, không phải mỗi bộ tổ chức kỳ thi riêng mà do Viện nhân sự là một cơ quan nhà nước độc lập với các bộ tổ chức thi. Họ có ba kỳ thi gồm: Kỳ thi tuyển quan chức nhà nước loại I (cấp cao) và kỳ thi tuyển chọn quan chức loại II, loại III. Những người trúng tuyển loại I sẽ được đào tạo để trở thành các quan chức cấp vụ trưởng, thứ trưởng… trong tương lai. Còn những người loại II và loại III thì làm những việc chuyên môn như kế toán, văn thư, phiên dịch… Quan chức loại II, loại III nếu thể hiện năng lực tốt trong quá trình làm việc có thể thăng lên loại I.

Kỳ thi tuyển loại I được mở hàng năm vào tháng 6. Đối tượng dự thi chủ yếu là sinh viên đang học năm thứ tư ở các trường đại học. Mỗi năm Nhật tuyển chọn một vài ngàn quan chức loại I, người dự thi có thể đông gấp vài chục lần số trúng tuyển nên đây là kỳ thi có sự cạnh tranh gay gắt.

Người trúng tuyển được quyền lựa chọn nơi làm việc, nhưng một số bộ người chọn quá đông nên các ứng viên lại phải thi thêm một kỳ, vượt qua thì mới chính thức trở thành công chức của bộ đó.

Chính vì phải trải qua các kỳ thi khó khăn như vậy nên trở thành quan chức là một sự tự hào lớn. Nước Nhật có đội ngũ quan chức giỏi và nhìn chung hội đủ các đạo đức cần thiết là nhờ chế độ thi tuyển nghiêm minh, chế độ đào tạo bài bản và chế độ đãi ngộ tốt. Nhiều quan chức của Nhật Bản đã trở thành hình tượng anh hùng trong giai đoạn phát triển thần kỳ của đất nước.

Từ 30 năm trước, tôi đã kiến nghị Việt Nam áp dụng kinh nghiệm tổ chức kỳ thi quan chức toàn quốc của Nhật Bản, tuy nhiên không rõ vì sao đến nay các bộ vẫn tổ chức thi riêng.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 13

Nhân tố tiếp theo là doanh nhân. Tố chất cần thiết của nhà kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp, trong đó có tinh thần mạo hiểm, nỗ lực khám phá thị trường mới, nguyên liệu mới, công nghệ và phương thức quản lý mới, đi kèm với đó là năng lực chịu đựng rủi ro.

Một tố chất quan trọng khác của doanh nhân là đạo đức kinh doanh. Người kinh doanh mưu tìm lợi nhuận nhưng đó là lợi nhuận chân chính chứ không phải là mưu tìm đặc lợi, không phải là tìm cách quan hệ với quan chức, chính trị gia để “xin – cho”.

Ở Nhật Bản, nhiều công ty được thành lập trước Thế chiến II nhưng lớn mạnh trong giai đoạn sau chiến tranh như Toyota, Hitachi, Canon, Panasonic, Shiseido… Một số công ty ra đời sau chiến tranh và lớn mạnh nhanh chóng như Sony, Honda, Sanyo… Hai nhóm công ty này đều là những doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp vào sự phát triển thần kỳ giai đoạn 1955-1973.

Ngoài các nội dung của tinh thần doanh nghiệp nêu trên, lãnh đạo các công ty này còn luôn thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước, dân tộc, có hoài bão lớn. Chẳng hạn Ibuka Masaru, người đồng sáng lập công ty Sony, trong bài diễn văn tại buổi lễ thành lập công ty năm 1946, đã nói “ta phải dùng sức mạnh công nghệ để góp phần vào việc phục hưng của tổ quốc chúng ta”. Có thể nói chính các nhà doanh nghiệp Nhật Bản là những người tiên phong đưa nước Nhật vươn lên hùng mạnh.

Ngày nay, người Nhật vẫn truyền tụng những câu chuyện cảm động, gây phấn chấn lòng người về các nhà doanh nghiệp lớn của Nhật. Vào đầu tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên một nhà doanh nghiệp được chọn in hình trên tiền của Nhật Bản và là tờ tiền có mệnh giá cao nhất (10.000 Yen).

Nhà doanh nghiệp này là Shibusawa Eiichi (1840-1931). Ông được lịch sử đánh giá là ông tổ của kinh tế hiện đại Nhật Bản, là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản, vì đi tiên phong trong việc phát triển rất nhiều ngành kinh tế mới, gầy dựng rất nhiều doanh nghiệp là tiền thân của nhiều công ty tiêu biểu ngày nay. Hơn thế nữa, ông còn là người xác lập đạo đức kinh doanh, kết hợp lợi ích công và tư, tạo thành mẫu mực tinh thần phụng sự xã hội của doanh nghiệp.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 16
Giáo sư Trần Văn Thọ trò chuyện với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2007 tại TPHCM (bìa phải).

Với trí thức, tố chất cần thiết là sự quan tâm cao độ vào các vấn đề của đất nước, thời cuộc và hiện thực của kinh tế – xã hội, nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp góp phần cải thiện xã hội, góp phần làm cho kinh tế phát triển, nỗ lực dùng kiến thức của mình vào việc “khai dân trí”.

Cuối cùng với những người lao động, tố chất cần thiết là phải được giáo dục, đào tạo, có trình độ ngày càng cao, kỹ năng, năng lực chuyên môn ngày càng được bồi dưỡng tốt hơn và sự hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm.

Tố chất của các thành phần trong xã hội có thể một phần do bẩm sinh và do kinh nghiệm mà hình thành, nhưng có thể nói phần lớn là do chính sách, cơ chế tạo nên.

Chẳng hạn, như đã nêu ở trên, Nhật Bản có đội ngũ quan chức giỏi và liêm chính là nhờ thi tuyển cạnh tranh, công khai, chế độ đãi ngộ xứng đáng và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm hạn chế những quyết định thiếu công minh của quan chức; sự giám sát, phê phán của xã hội đối với quan chức rất chặt chẽ, nghiêm khắc làm họ phải hết sức giữ gìn, thận trọng…

Hoặc Hàn Quốc có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ hấp thu công nghệ ngày càng cao là nhờ chính sách chú trọng giáo dục, đào tạo và đầu tư đúng hướng trong khoa học, công nghệ.  

Ngoài ra, cơ chế đúng còn giúp cố kết các thành phần lại với nhau thay vì tồn tại rời rạc trong xã hội. Ví dụ khi nhà nước hoạch định một chính sách chiến lược sẽ có sự tham gia của không chỉ lãnh đạo, quan chức mà cả giới trí thức, doanh nhân… Ý kiến của đại biểu những người lao động, của doanh nhân là những người làm trực tiếp là rất quan trọng; còn giới trí thức thì giúp nghiên cứu chuyên sâu, phản biện, xây dựng chính sách… Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà nước, vì nhà nước đâu phải hiểu biết hết mọi vấn đề, mọi lĩnh vực.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 17
Giáo sư Trần Văn Thọ cùng sinh viên lớp đặc biệt đi sinh hoạt Hè tại Seminar House của Đại học Waseda ở vùng núi Karuizawa, năm 2010.

Trong góc nhìn của giáo sư thì năng lực xã hội quan trọng hơn so với những lợi thế khác, ví dụ như tài nguyên thiên nhiên?

– Đúng như vậy. Theo tôi, năng lực xã hội đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Một quốc gia, vùng lãnh thổ có năng lực xã hội mạnh thì cho dù tài nguyên thiên nhiên hạn chế vẫn phát triển nhanh, sớm gia nhập thế giới thứ nhất, có thể kể đến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Tôi nghiệm thấy rằng tố chất chung nhất của các thành phần trong xã hội Nhật Bản hay Hàn Quốc là lòng yêu nước, tự hào dân tộc và có khát vọng đưa đất nước phát triển, còn tố chất riêng của mỗi thành phần thì như trên đã phân tích.

Giáo sư nhìn nhận như thế nào về năng lực xã hội của Việt Nam?

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 20

– Nếu nói tương đối, trong mỗi thành phần của xã hội Việt Nam đều có những tố chất cần thiết. Chẳng hạn nói về doanh nhân. Cá nhân tôi từng gặp một số doanh nhân người Việt mang tinh thần doanh nghiệp rất mạnh mẽ… Nhưng nói chung còn rất nhiều mặt phải thay đổi, nhất là môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý để nhà kinh doanh phát huy tinh thần doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, ta thấy hiện tượng “xin – cho” trong kinh doanh còn khá phổ biến, nghĩa là mưu tìm đặc lợi còn chi phối tư duy kinh doanh của một bộ phận nhà doanh nghiệp. Hay là hiện tượng mà báo chí gọi là “lương khủng” của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khu vực công không có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, thậm chí có trường hợp thua lỗ, cũng định cho mình mức lương quá lớn. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khu vực tư có cuộc sống xa hoa, cách chi tiêu còn hơn nhiều nhà tư bản lớn ở các nước tiên tiến, nên ta có thể suy đoán họ cũng quy định cho mình mức thù lao hoặc tiền lời rất lớn. Có trường hợp công ty của mình đang lớn mạnh, lại đem bán cho nước ngoài để có số tiền lớn dùng cho cuộc sống mới ở nước ngoài. 

Nếu muốn bồi đắp năng lực xã hội thì Việt Nam cần đề cao triết lý kinh doanh vì xã hội, vì đất nước, vì tương lai dân tộc.

Một vấn đề khác như tôi nêu ở trên, năng lực xã hội không phải tự nhiên, mà phải có cơ chế để hình thành nên các tố chất cần thiết. Ở Việt Nam nhiều cơ chế còn bất cập, ví dụ như vấn đề cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ công chức, viên chức… Lương thấp ảnh hưởng đến chất lượng nền công vụ và phần nào đó là lý do dẫn đến tiêu cực, nhũng nhiễu.

Một nhân tố quan trọng của năng lực xã hội là lao động. Giáo dục, đào tạo làm tăng chất lượng lao động. Tuy nhiên trên thực tế không phải nước nào cũng thành công trong việc cung cấp lao động có năng lực thích ứng cho từng giai đoạn phát triển. Có trường hợp hiểu sai nội dung của chất lượng lao động, tưởng rằng tăng cường giáo dục đại học và trên đại học là chính sách đúng đắn mặc dù kinh tế còn ở giai đoạn phát triển thấp hoặc trung bình thấp.

Trước đây ở Nhật Bản, tỷ lệ người học sau đại học trong tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học tương đối nhỏ và không thay đổi nhiều, từ năm 1965 đến 1975 (giai đoạn phát triển thần kỳ) chỉ ở mức 4%. Số người học lên bậc sau đại học hầu hết là người sẽ dạy ở đại học hoặc làm ở các viện nghiên cứu, kể cả các viện ở các công ty lớn. Trong giới quan chức và lãnh đạo chính trị, người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ chỉ là ngoại lệ và không được xem như điều kiện để được tuyển dụng hay đề bạt.

Ở Việt Nam nét văn hóa tích cực là hiếu học, nhưng cùng với đó là tình trạng chạy theo bằng cấp. Chúng ta có rất nhiều tiến sĩ nhưng lại thiếu kỹ sư giỏi, thiếu lao động tay nghề cao, mọi người quen gọi là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Trên đây chỉ là vài vấn đề về năng lực xã hội ở Việt Nam. Để bàn kỹ và toàn diện về vấn đề này chắc chắn cần những cuộc thảo luận sâu rộng hơn.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 21

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước tiên tiến, thu nhập cao vào năm 2045, tức chỉ còn hơn 20 năm nữa. Giáo sư nhận định như thế nào về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu này?

– Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp và khó lường, các cường quốc đối đầu, chiến tranh ở châu Âu, Trung Đông, căng thẳng ở eo biển Đài Loan… Trong bối cảnh khó đoán định đó, nhờ vị trí địa chính trị chiến lược, Việt Nam lại có những mặt thuận lợi để phát triển.

Trước hết là Việt Nam đang nằm trong một khu vực phát triển năng động, một trong những cửa ngõ vào ASEAN và cửa ngõ từ ASEAN vào Trung Quốc. Việt Nam có quan hệ đối ngoại rộng mở, là đối tác toàn diện với 12 quốc gia, đối tác chiến lược với 18 quốc gia, trong đó có 7 quốc gia là Đối tác Chiến lược toàn diện và đều là các nước lớn. Trong thời gian ngắn vừa qua lãnh đạo nhiều cường quốc đã đến Việt Nam để nâng cấp hoặc tăng cường quan hệ.

Đây là những mặt thuận lợi rất lớn cho Việt Nam, là cơ hội để tiếp nhận nguồn vốn, tiếp nhận công nghệ, tiếp nhận tri thức, tiếp cận thị trường…

Đó là bên ngoài, còn bên trong chúng ta cũng có nhiều điểm sáng, ví dụ như nguồn nhân lực với thế hệ trẻ thông minh, tiếp cận nhanh khoa học công nghệ. Tất nhiên ở chiều ngược lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa thì câu chuyện di cư lao động là một thực tế. Đất lành chim đậu, ở đâu môi trường kinh doanh, môi trường làm việc, môi trường sống tốt hơn thì giới tinh hoa sẽ có xu hướng tìm đến định cư ở đó. Thực tế này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám nếu Việt Nam không lưu ý tạo dựng môi trường hấp dẫn.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 24

Nhìn chung, trong bối cảnh địa kinh tế chính trị hiện nay, tuy có những thuận lợi nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước những sự cạnh tranh gay gắt. Trong một thế giới biến động, ai có năng lực chớp thời cơ nhanh thì lợi thế thuộc về người đó. Trước những biến đổi của thị trường, của công nghệ, nhà nước cũng như doanh nghiệp phải có đối sách nhanh chóng. Nhưng về mặt nhà nước, quy trình ra quyết định và thực thi chính sách ở Việt Nam chậm chạp nhiều khi dẫn đến mất thời cơ.

Môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong những năm qua, nhưng mức độ hấp dẫn chưa phải là vượt trội so với nhiều nước khác, ngay cả so với một số nước trong khu vực. Vì vậy khi các cường quốc đối đầu, dòng đầu tư dịch chuyển, nhưng dịch chuyển đến Việt Nam hay đến đâu thì còn phụ thuộc vào môi trường đầu tư.

Nền kinh tế Việt Nam cũng tồn tại các vấn đề như giải ngân vốn đầu tư công chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao như yêu cầu đặt ra, năng suất lao động thấp… Cơ cấu doanh nghiệp đa số là nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Tôi biết có trường hợp doanh nghiệp nằm trong diện được vay ưu đãi, hưởng lãi suất thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với lãi suất thị trường. Nhưng để được hưởng chính sách này thì doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục, giấy tờ, mất thời gian đi qua nhiều cửa… nên họ quyết định “thà vay lãi suất thị trường còn hơn”.

Đây chính là vấn đề liên quan đến năng lực xã hội, tinh thần trách nhiệm của quan chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển kinh tế, chấn hưng đất nước.  

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 25
Giáo sư Trần Văn Thọ trả lời phỏng vấn nhà báo Võ Thành (Ảnh: Hữu Nghị)

Từ bài học phát triển của Nhật Bản, Giáo sư nhận định như thế nào về các yếu tố cần thiết để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nước tiên tiến, thu nhập cao vào năm 2045?

– Những đặc điểm về cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay như tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước, hay tỷ trọng của kinh tế cá thể, của doanh nghiệp nhỏ và vừa… rất giống với Nhật Bản vào giữa thập niên 1950, khi Nhật bắt đầu giai đoạn phát triển thần kỳ.

Với giai đoạn phát triển ngoạn mục, trung bình 10% mỗi năm và kéo dài liên tục gần 20 năm, Nhật Bản đã chuyển từ nước thu nhập trung bình lên một cường quốc công nghiệp, vươn lên vị trí của một nước thu nhập cao, thực hiện giấc mơ và mục tiêu “theo kịp các nước tiên tiến phương Tây” của các bậc tiền bối thời Minh Trị.

Dĩ nhiên bối cảnh quốc tế và nhiều điều kiện khởi đầu của Nhật 60-70 năm trước không giống Việt Nam thời nay, nhưng có thể nói những yếu tố cơ bản làm nên sự thành công của phát triển kinh tế thì phổ quát trong mọi thời đại. Ngoài yếu tố “năng lực xã hội” mà tôi đã phân tích ở trên, còn một yếu tố liên quan quan trọng nữa là “nhà nước kiến tạo phát triển”.

Nhà nước kiến tạo phát triển lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm ưu tiên hàng đầu, từ đó đưa ra mục tiêu phát triển làm cho dân giàu nước mạnh, và tạo các cơ chế động viên, thúc đẩy các nguồn lực để đạt mục tiêu. Trong một thế giới mà trật tự đã được các nước tiên tiến xác lập và bất lợi đối với các nước chưa phát triển, lãnh đạo của nước đi sau phải đủ trí tuệ và bản lĩnh tìm ra chiến lược phù hợp với lợi ích của đất nước mình.

Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sắp đến giai đoạn thu nhập trung bình cao, có thể đạt được trước năm 2030. Mục tiêu của Việt Nam là trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, nghĩa là từ thu nhập trung bình cao đến thu nhập cao khoảng 17-18 năm. Về mặt thời gian cũng bằng giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Trong giai đoạn này nếu mỗi năm Việt Nam tăng trưởng trung bình 7-8% thì có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 27
Giáo sư Trần Văn Thọ trò chuyện với Giáo sư Phan Huy Lê tại Hà Nội, năm 2016 (ảnh trên)

Trong lĩnh vực kinh tế, ở Việt Nam lâu nay có cuộc bàn luận sôi nổi về việc “đổi mới mô hình tăng trưởng”, hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Ý kiến chủ đạo trong giới chính sách là Việt Nam phải chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu vào (đầu tư, tích lũy tư bản) sang mô hình dựa trên đổi mới sáng tạo (innovation) mới tránh được bẫy thu nhập trung bình, thực hiện thành công mục tiêu trở thành nước tiên tiến, thu nhập cao vào năm 2045.

Tôi có cách tiếp cận khác. Từ kinh nghiệm Nhật Bản, tôi cho rằng tích lũy tư bản và đổi mới sáng tạo có quan hệ hỗ tương và đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên mức phát triển thu nhập cao. Các vấn đề liên quan là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách thị trường, sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.  

Theo tôi, bất cứ giai đoạn nào phát triển cũng cần phải đầu tư và tích lũy tư bản, chứ không thể nào nói rằng khi đổi mới mô hình tăng trưởng thì chúng ta chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác mà bỏ qua các yếu tố đầu vào. Nói như vậy để thấy rằng chặng đường từ nay đến năm 2045 thì các yếu tố đầu vào (đầu tư, tích lũy tư bản) và đổi mới sáng tạo đều quan trọng.

Khi nói đến việc thực hiện mục tiêu tầm cỡ quốc gia thì đòi hỏi tất cả các thành phần trong quốc gia đó phải là một khối đồng sức, đồng lòng. Bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, trong đó năng lực và phẩm chất của những người lãnh đạo chính trị, của quan chức đóng vai trò quyết định. Mọi người phải dốc sức với suy nghĩ rằng 20 năm nữa sẽ tự hào chứng kiến một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng, sánh vai với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Cách đây gần chục năm, tôi từng viết bài báo lấy cảm hứng từ câu thơ của vua Trần Thái Tông “Người lính già đầu bạc / kể mãi chuyện Nguyên Phong”. Đây là hai câu thơ nói về sự tự hào của những người lính từng tham gia bảo vệ tổ quốc, chống quân xâm lược, khi về già họ thấy hạnh phúc, thanh thản với những gì mình đã làm cho đất nước. Tôi mong rằng 20 – 30 năm nữa cũng sẽ có những thế hệ người Việt đầu bạc tự hào với sự cống hiến của mình, tự hào về việc đất nước đã gia nhập hàng ngũ những nước tiên tiến. 

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 29

Là một trí thức đã có nhiều đóng góp lớn vào việc làm “cầu nối” quan hệ giữa hai nước, nhất là quan hệ hợp tác kinh tế, Giáo sư suy nghĩ như thế nào về các lĩnh vực có thể đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian tới?

– Về vĩ mô thì hai nước có thể mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực.v.v..

Đi vào cụ thể tôi thấy có mấy lĩnh vực cần chú ý như sau.

Thứ nhất là công nghiệp phụ trợ. Nhật Bản đang trong tình trạng già hóa dân số, trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa của họ rất mạnh, làm chủ nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chẳng hạn như ở Tokyo có một quận tập hợp rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu công nghệ cao. Vì tình trạng già hóa dân số nên nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh không có người thừa kế các công nghệ, kỹ thuật của gia đình.

Lâu nay tôi đã đề xuất Việt Nam tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong việc chuyển giao các công nghệ này sang cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Hay nói cách khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật từ các doanh nghiệp không có người thừa kế ở Nhật Bản.

Thứ hai, về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), theo thời gian thì Việt Nam phải dần “tốt nghiệp ODA”, tức là không cần dùng ODA nữa hoặc tiếp nhận ODA ở mức hạn chế, chỉ chọn lựa những lĩnh vực rất cần thiết.

Thứ ba, để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao, Việt Nam cần kêu gọi đầu tư vào những ngành công nghệ cao. Theo hướng này, Việt Nam có thể lập những khu công nghiệp đặc biệt dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản có công nghệ cao đầu tư. Ví dụ, vốn ODA của Nhật có thể chỉ áp dụng cho các khu công nghiệp này thôi, và qua vốn ODA để thu hút đầu tư công nghệ cao từ Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói về năng lực xã hội và sự tin cậy Việt - Nhật - 32
Giáo sư Trần Văn Thọ chụp hình kỷ niệm với nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt – Nhật, tháng 11/2023 (Bìa trái).

Thứ tư, ngoài kinh tế thì hiện nay Nhật Bản đang triển khai các chính sách hợp tác về an ninh, phòng vệ (OSA) với một số nước (về tăng cường năng lực phòng vệ, tuần tra bờ biển…). Đây là lĩnh vực mà hai nước có thể tăng cường hợp tác.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp. Trong vòng 10 năm, hai nước đã nâng cấp quan hệ từ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới”.

Ông Umeda Kunio, cựu Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, từng nói với tôi rằng Việt Nam bây giờ đối với Nhật là nước quan trọng nhất trong khối ASEAN. Ông đã viết một cuốn sách về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó đưa ra thông điệp Nhật Bản và Việt Nam là “đồng minh tự nhiên”, ý nói là đồng minh không dựa trên hiệp định chính thức nhưng dựa trên sự tin cậy cao độ và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Trần Văn Thọ.

Nội dung: Võ Thành

Ảnh: Hữu Nghị 

Video: Phạm Tiến, Minh Quang

Thiết kế: Thuỷ Tiên

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/giao-su-tran-van-tho-noi-ve-nang-luc-xa-hoi-va-su-tin-cay-viet-nhat-20240811122754242.htm

Cùng chủ đề

Đề nghị Bộ Quốc phòng Nhật Bản hợp tác chuyển giao công nghệ, an ninh mạng

Chiều 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đang thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo Nhật Bản đã cử đặc phái viên, nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide tới viếng Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.  Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng...

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản và Đại sứ Belarus

Ngày 3/7, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. Chủ tịch nước Tô Lâm hài lòng trước tiến triển quan trọng và tốt đẹp trong quan hệ hai nước thời gian qua. Hợp tác nhiều mặt ngày càng chặt chẽ, gắn kết, giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên, hợp tác kinh tế...

Phó Thủ tướng gặp Thủ tướng Nhật Bản, Phó Thủ tướng Campuchia, Singapore

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh VGP/Trần Mạnh Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mời Thủ tướng Kishida sớm thăm Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn hai bên tiếp tục phối...

Bạn trẻ thích thú hóa thân thành các nhân vật anime, manga tại Lễ hội Việt

TPO - Nhiều bạn trẻ trang điểm, khoác những bộ trang phục cầu kỳ suốt nhiều giờ đồng hồ để giao lưu, gặp gỡ các fans yêu thích cosplay (hóa thân). Để cosplay thành các nhân vật mình yêu thích, ngoài đầu tư cho trang phục, các bạn trẻ không ngại khó, trang điểm, tô vẽ cầu kỳ. ...

Quỹ của phu nhân cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tặng xe lăn cho người khuyết tật Đà Nẵng

Bà Abe Shinzo cho rằng Việt Nam đã đạt được sự phát triển rất nhanh chóng trong vài năm qua."Tôi mong rằng khi đất nước càng phát triển, chúng ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của những gì cần bảo tồn ví dụ như phong tục, văn hóa. Tôi tin một đất nước thực sự phát triển và hạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỳ Duyên chuộng đồ ôm sát, khoe dáng gợi cảm tại Hoa hậu Hoàn vũ 2024

(Dân trí) - Trong hơn một tuần dự thi Miss Universe 2024 (Hoa hậu Hoàn vũ), Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý với phong cách thời trang đa dạng từ gợi cảm đến thanh lịch. Ảnh: Facebook nhân vật  Nguồn: https://dantri.com.vn/giai-tri/ky-duyen-chuong-do-om-sat-khoe-dang-goi-cam-tai-hoa-hau-hoan-vu-2024-20241108085655783.htm

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của...

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

BHXH Hải Phòng quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch năm 2024

Theo báo cáo của BHXH Hải Phòng, cập nhật số liệu mới nhất đến hết tháng 10, toàn thành phố có 36.421 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 89,93 % so với kế hoạch BHXH Việt Nam, tăng 128 người (0,35%) so với tháng 9/2024; tăng 1.588 người so với tháng 12/2023 và tăng 10.472 người so với cùng kỳ.Để đạt mục tiêu tăng thêm 4.335 người tham gia BHXH tự nguyện đến hết năm 2024, đơn vị...

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP ở miền núi

Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Tuy nhiên, hiện sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi vẫn còn ở dạng tiềm năng. Nỗ lực triển khai, xây dựng Theo đánh giá từ Sở NN&PTNT, để có được thành...

Mới nhất

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố...

(Bqp.vn) - Sáng 6/11, Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Đà...

Mới nhất