Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Trung thu là dịp tốt để giáo dục trẻ về vốn sống và văn hóa. (Nguồn: Toquoc.vn)
Trung thu là dịp tốt để giáo dục trẻ về vốn sống và văn hóa. (Nguồn: Toquoc.vn)

Đó là quan điểm của ThS. Đinh Văn Mãi, Giảng viên kỹ năng mềm, Trung tâm phát triển năng lực sinh viên, Trường Đại học Văn Lang với Báo Thế giới và Việt Nam nhân dịp Tết Trung thu cận kề, trong bối cảnh nhiều tỉnh thành miền Bắc đang hứng chịu những thiệt hại nặng nề do cơn bão số ba gây ra.

Dưới góc nhìn của ông, Tết Trung thu có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Trung thu luôn là dịp đặc biệt để gia đình sum vầy; trẻ em và người lớn tham gia làm đèn lồng, rước đèn, múa lân và bày cỗ trông trăng tăng cường sự gắn bó, tình yêu thương trong gia đình. Du khách quốc tế đến với Việt Nam được hòa mình vào các hoạt động, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa của Tết Trung thu, chia sẻ trên mạng xã hội. Điều đó giúp quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Đời sống của người dân ngày một hiện đại, số hóa nhưng Tết Trung thu không thay đổi. Những hoạt động truyền thống vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong thời đại ngày nay khi mà công nghệ ngày càng “xâm lấn” cuộc sống thường nhật, làm thế nào để giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Tết Trung thu?

Công tác giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của Tết Trung thu đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại. Một mặt vẫn triển khai những hoạt động truyền thống dưới nhiều hình thức sáng tạo, mặt khác tận dụng công nghệ để lan tỏa giá trị đến nhiều người hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ – những người có xu hướng gắn bó với công nghệ.

Trong mỗi gia đình nên tạo cơ hội để các thành viên cùng tham gia hoạt động làm đèn lồng, tham quan phố đèn lồng, trải nghiệm làm bánh Trung thu. Nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi làm đèn lồng sáng tạo, đèn lồng tái chế hay tìm hiểu về ý nghĩa, lịch sử và phong tục của Tết Trung thu. Bạn trẻ có thể sáng tạo những video ngắn và ý nghĩa liên quan Trung thu để lan tỏa trên mạng xã hội.

Những video hướng dẫn làm lồng đèn hay làm bánh Trung thu cũng cần được chia sẻ. Các điểm đến thường xuyên của giới trẻ như Phố Lồng Đèn hay các cửa hàng có thể trang trí hình ảnh chủ đề về Trung thu. Các tổ chức, đoàn thể hay nhóm tình nguyện triển khai chương trình gây quỹ, mang tết Trung thu đến với trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn hơn để ai cũng được đón Tết Trung thu ấm áp, tràn đầy yêu thương. Bằng nhiều cách thức khác nhau với sự tham gia các mọi thành phần trong xã hội, chúng ta có thể bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Tết Trung thu, đồng thời giúp giá trị này phù hợp hơn với đời sống hiện đại.

Giáo dục
ThS. Đinh Văn Mãi. (Ảnh: NVCC)

Việc giáo dục trẻ về Tết Trung thu có ý nghĩa như thế nào?

Giáo dục về vốn sống và văn hóa qua Tết Trung thu có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các hoạt động truyền thống với sự tham gia của phụ huynh, trẻ học được tình yêu thương mà ông bà, cha mẹ dành cho mình bằng hành động cụ thể, tạo nền tảng vững chắc để phát triển tình cảm, tâm lý của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ có thể phát triển các kỹ năng giao tiếp, hợp tác với bạn bè hay thành viên trong gia đình qua việc sáng tạo làm lồng đèn, trang trí mâm cỗ; học cách chia sẻ yêu thương, tặng quà bánh cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gửi quà, quần áo cho trẻ em vùng lũ. Điều này giúp trẻ phát triển lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng và thấu hiểu người khác. Bằng việc tham gia và tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa của các phong tục tập quán dịp Tết Trung thu, trẻ sẽ hiểu, trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa mà cha ông để lại phù hợp với thời đại hiện nay.

Mục đích cốt lõi của những hoạt động này là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ, tình cảm, lòng nhân ái và kỹ năng xã hội. Qua việc tham gia các hoạt động, trẻ bộc lộ nét tính cách của bản thân, giúp gia đình hướng dẫn trẻ thực hành những hành vi ứng xử chuẩn mực, tôn trọng và gắn kết bản thân với mọi người xung quanh, bảo đảm quyền được học tập, tham gia tìm hiểu, khám phá những giá trị tốt đẹp. Từ đó, các em sẽ sống có ý thức và trách nhiệm hơn.

Trung thu năm nay rất khác so với mọi năm do thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh, thành miền Bắc hứng chịu những thiệt hại nặng nề do cơn bão Yagi gây ra như lũ quét, nước dâng cao, sập cầu… Nhiều trẻ em không có Tết Trung thu. Theo tôi, dịp này, các nhà trường, gia đình nên hướng đến giáo dục các em về việc sẻ chia với các bạn vùng lũ. Đây là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, ý nghĩa của giáo dục.

Những lợi ích nào trẻ em có thể nhận được khi được tham gia các hoạt động giáo dục trong dịp này?

Tết Trung thu là cơ hội tốt để gia đình, nhà trường giáo dục trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sự kiên nhẫn và tinh thần đồng đội khi tham gia hoạt động tập thể như làm đèn lồng, múa lân, chuẩn bị mâm cỗ. Các em giao tiếp với nhiều người hơn tạo nền tảng phát triển khả năng hòa nhập, xây dựng mối quan hệ. Trẻ học cách sáng tạo các sản phẩm đèn lồng hay tranh vẽ về Trung thu của bản thân và trình bày trước mọi người.

“Việc giáo dục lòng nhân ái thông qua sẻ chia với các bạn nhỏ vùng mưa lũ miền Bắc, trẻ em vùng sâu vùng xa… là vô cùng quan trọng, cần thực hiện thường xuyên không chỉ trong dịp Tết Trung thu”.

Một mặt, trẻ gia tăng sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, gần gũi với thiên nhiên qua các câu chuyện kể. Mặt khác, các em học được giá trị của chia sẻ, yêu thương và thấu cảm với trẻ em khó khăn. Việc tiếp cận sớm với các giá trị văn hóa truyền thống giúp trẻ khơi gợi tinh thần ham học hỏi và trân trọng bản sắc dân tộc, hình thành ý thức bảo tồn văn hóa, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Trung thu - Tết sẻ chia
Tết Trung thu cũng là dịp để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. (Ảnh: NVCC)

Làm thế nào để kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí với việc truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách hiệu quả?

Khi truyền đạt kiến thức cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo sự an toàn, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi cũng như cân bằng giữa giáo dục và giải trí. Đồng thời, lắng nghe mong muốn của trẻ để phối hợp tổ chức đa dạng các hoạt động như thiết kế các trò chơi theo kiểu “Ai là triệu phú” với các câu hỏi về Tết Trung thu; khuyến khích trẻ kể chuyện dân gian, diễn kịch, nhập vai; tổ chức các trò chơi dân gian kết nối với lễ hội làm đèn lồng, vẽ tranh, làm bánh, múa lân, trang trí mâm cỗ. Ngoài ra, trẻ tham gia hoạt động tình nguyện, tham quan các địa điểm văn hóa, phố lồng đèn hay chụp ảnh cùng gia đình.

“Trung thu năm nay rất khác so với mọi năm do thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh, thành miền Bắc hứng chịu những thiệt hại nặng nề do cơn bão Yagi gây ra như lũ quét, nước dâng cao, sập cầu… Nhiều trẻ em không có Tết Trung thu. Dịp này, nhà trường, gia đình nên hướng đến giáo dục các em về việc sẻ chia với các bạn vùng lũ. Đây là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, ý nghĩa của giáo dục”.

Phụ huynh nên sắp xếp thời gian tham gia cùng trẻ, giải thích ý nghĩa của các phong tục về Tết Trung thu để trẻ hiểu sâu hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc. Đồng thời, hướng dẫn trẻ cách tương tác, ứng xử phù hợp, lắng nghe chia sẻ cảm nhận của trẻ sau khi tham gia.

Nhà trường là nơi trẻ học tập và trải nghiệm Tết Trung thu trong môi trường giáo dục toàn diện. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường tạo nên môi trường học tập hiệu quả cho trẻ. Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, trong khi gia đình tiếp tục duy trì và củng cố các giá trị văn hóa tại nhà. Hơn nữa, việc giáo dục lòng nhân ái thông qua sẻ chia với các bạn nhỏ vùng mưa lũ miền Bắc, với trẻ em vùng sâu vùng xa là vô cùng quan trọng, cần thực hiện thường xuyên không chỉ trong dịp Tết Trung thu.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/giao-duc-long-nhan-ai-cho-tre-tu-tet-trung-thu-286147.html

Cùng chủ đề

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO - Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu...

Vầng trăng yêu thương tìm đến mảnh đời khó

Mỗi món quà trung thu tuy không lớn nhưng là tấm lòng, sự quan tâm, chung tay chia sẻ của xã hội, cộng đồng, gửi theo ước mong các em luôn hạnh phúc, được yêu thương và có một mùa trăng tròn ý nghĩa.Anh NGÔ MINH HẢI (bí thư Thành Đoàn TP.HCM)Niềm vui từ bước đi chập chữngHơn 850 bạn nhỏ TP.HCM...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Bài đọc nhiều

Trường học ở châu Âu cấm điện thoại di động

Sáu năm trước, khi các viên chức tại Cao đẳng Calvijn của Hà Lan bắt đầu cân nhắc liệu có nên cấm điện thoại trong khuôn viên trường hay không, ý tưởng này đã...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Chưa dạy học ở những trường không an toàn

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản hoả tốc đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học. Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, các đơn vị, trường học khẩn trương rà...

Cùng chuyên mục

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

5 nguyên nhân tạo nên sức hút cho ngành Giới và phát triển

Học viện Phụ nữ Việt Nam (TƯ Hội LHPN Việt Nam) là cơ sở đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân ngành Giới và phát triển. PGS.TS Dương Kim Anh - Phó Giám...

Giảm phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPTNăm 2025 là thời điểm những học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có...

Khai giảng lớp học ‘đặc biệt’ ở Hải Phòng

Với sự chuẩn bị chu đáo và tâm huyết của các cô giáo tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, trường tiểu học Nguyễn Huệ và Giáo xứ chính toà Hải Phòng, lễ khai giảng đã diễn ra...

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Mới nhất

Việt Nam mời các đạo diễn Mỹ nổi tiếng dự sự kiện xúc tiến du lịch điện ảnh

Tại họp báo sáng 16/9, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong đánh giá, đây là sự kiện xúc tiến du lịch trọng tâm diễn ra cuối tháng 9/2024 tại San Francisco và Hollywood, California, Hoa Kỳ, với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới”. Sự kiện nhằm mở ra những cơ hội...

Mẫu nhí Như Đình hóa thân cá Koi cực đẹp trên đường phố Trung Quốc

Vừa qua, mẫu teen Như Đình và gia đình đã có chuyến du lịch, kết hợp chụp ảnh tại Trùng Khánh, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công nghệ và Du lịch Thuận Phong (Thuận Phong Travel). Biết Như Đình là người mẫu, phía Thuận Phong Travel đã gợi ý về việc chụp một...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp...

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa...

Thuê thợ lặn kiểm tra móng cầu Bến Thủy 1 và cầu Linh Cảm

Cầu Bến Thủy 1 bắc qua dòng sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh. Cầu Linh Cảm nằm trên quốc lộ 8A, bắc qua sông Ngàn Sâu, nối 2 huyện Đức Thọ và Hương Sơn (Hà Tĩnh).  Cầu Bến Thủy 1 được đưa vào sử dụng ngày 19/5/1990 và cầu Linh Cảm được đưa vào sử dụng tháng...

Mới nhất