Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGiáo dục di sản góp phần khơi dậy tình yêu với âm...

Giáo dục di sản góp phần khơi dậy tình yêu với âm nhạc truyền thống


Âm nhạc truyền thống Huế có giá trị đặc sắc riêng

+ Huế là kinh đô xưa, nơi đang sở hữu nhiều loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống đặc sắc, nổi tiếng như Nhã nhạc cung đình, tuồng cung đình, ca Huế, hò Huế, hát bài chòi… Vậy theo ông âm nhạc truyền thống Huế hiện nay có vai trò và ảnh hưởng như thế nào trong đời sống văn hóa, hội nhập của Huế?

– Vai trò của âm nhạc truyền thống Huế được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, từ vai trò của trấn Thuận Hóa (1306 – 1557), thủ phủ xứ Đàng Trong (1558 – 1787), kinh đô triều Tây Sơn (1788 – 1801) và kinh đô triều Nguyễn (1082 – 1945) đã tạo nên sức hút và sự lan tỏa đặc biệt quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử, làm nên hệ giá trị di sản văn hóa cung đình đặc trưng, trong đó có âm nhạc truyền thống Huế.

giao duc di san gop phan khoi day tinh yeu voi am nhac truyen thong hinh 1

NSƯT Hoàng Trọng Cương – Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Ảnh: Tư liệu

Từ lâu, âm nhạc truyền thống Huế được xem là viên ngọc quý nằm trong hệ thống những giá trị di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Trong suốt chiều dài của lịch sử, đặc biệt là dưới triều Nguyễn, cùng với các loại hình diễn xướng khác, âm nhạc truyền thống Huế là món ăn tinh thần không thể thiếu của vua, quan triều Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi triều Nguyễn cáo chung (1945), âm nhạc truyền thống Huế nói chung, Nhã nhạc cung đình nói riêng cũng mất dần môi trường diễn xướng nguyên thủy và đang có nguy cơ mai một.

Với Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị xác định “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế…”, thì âm nhạc truyền thống Huế cũng đã được đầu tư và đóng một vai trò ảnh hưởng nhất định trong quá trình hội nhập văn hóa Huế cùng bạn bè quốc tế thông qua các chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật với các nước trên thế giới.

+ Theo ông, sự ảnh hưởng của đời sống âm nhạc truyền thống Huế đối với giới trẻ Huế nói riêng và giới trẻ cả nước nói chung hiện nay như thế nào?

– Với mỗi quốc gia, dân tộc, văn hóa luôn là sự khẳng định những nét đặc trưng riêng của quốc gia, dân tộc đó. Văn hóa nói chung, âm nhạc truyền thống Huế nói riêng từ lâu đã khẳng định được những giá trị đặc sắc của riêng nó, điều này đã minh chứng một cách rõ ràng khi Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Đại diện của nhân loại”.

Có một thời gian khá dài, giới trẻ không mặn mà với các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có âm nhạc truyền thống Huế. Sau khi Nhã nhạc được thế giới công nhận thì giới trẻ đã quan tâm hơn đến loại hình nghệ thuật này, nhưng trên thực tế việc để âm nhạc truyền thống Huế nói chung, Nhã nhạc nói riêng ảnh hưởng một cách sâu rộng đến giới trẻ vẫn là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với các nhà quản lý, cũng như những người đang làm công tác nghiên cứu về thể loại này.

+ Người Huế nói chung và giới trẻ Huế nói riêng vốn có nền nếp gia phong, lễ giáo, giữ gìn truyền thống. Vậy liệu điều đó có giúp gì cho giới trẻ Huế hiện nay trong gìn giữ tình yêu với các loại hình âm nhạc truyền thống hay không, thưa ông?

– Gia giáo truyền thống Huế mang đậm dấu ấn của tư tưởng Nho giáo nên gia đình là hạt nhân căn bản của xã hội. Người lớn phải không ngừng phấn đấu để trở thành tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo, và ngược lại con cái cũng phải hết sức nỗ lực để không phụ công ơn cha mẹ.

Với những hệ giá trị đó, việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, âm nhạc truyền thống Huế nói riêng vẫn được những gia đình có truyền thống trong “nghề nhạc” gìn giữ và phát huy. Họ đã thổi hồn, khơi dậy lòng đam mê, truyền cảm hứng đến con em mình với mong muốn đào tạo ra được các thế hệ chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội ngày nay.

Đổi mới, sáng tạo, đa dạng trong cách tiếp cận để khơi dậy tình yêu với âm nhạc truyền thống

+ Ông có thể cho biết công tác bồi dưỡng, đào tạo âm nhạc truyền thống cho giới trẻ Huế hiện nay như thế nào? Theo ông đâu là giải pháp mang tính bền vững?

– Đối với âm nhạc truyền thống Huế nói chung, Nhã nhạc cung đình Huế nói riêng, hiện nay, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã duy trì và bảo tồn bền vững giá trị đích thực của Nhã nhạc.

Nhà hát có nhiều hoạt động phục hồi, truyền dạy và bao gồm cả việc mở khóa đào tạo cho các học viên trẻ có năng khiếu hoặc xuất thân từ gia đình nghệ nhân truyền thống, nhằm cung cấp lực lượng nhạc công Nhã nhạc trong tương lai có đủ kiến thức về văn hóa và kỹ năng nghề nghiệp; tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng biểu diễn cho nhạc công Nhã nhạc trẻ.

Nhà hát đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho tổng cộng 180 lượt nhạc công trẻ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế nhằm rèn luyện bồi dưỡng kỹ năng và chất lượng biểu diễn Nhã nhạc cho các nhạc công. Các đợt tập huấn này đều do nghệ nhân Nhã nhạc có kinh nghiệm truyền dạy, và các nhạc công là những người đã bổ túc lại phương pháp, kỹ năng biểu diễn, được huấn luyện, uốn nắn các ngón nghề theo đúng quy chuẩn truyền thống mà các nghệ nhân đang nắm giữ.

Để tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác bảo tồn và đưa âm nhạc truyền thống Huế đến với giới trẻ mang tính bền vững hơn, chúng ta cần có những giải pháp cơ bản sau: Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phi vật thể vùng Huế để tập trung được các nguồn lực trong tỉnh, nguồn đầu tư của Chính phủ và nguồn tài trợ của cộng đồng quốc tế cho công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể vùng Huế; Tiếp tục đào tạo nhạc công âm nhạc truyền thống cũng như nhạc công Nhã nhạc để tạo nguồn nhân lực kế cận; Tiếp tục quảng bá những giá trị của loại hình nghệ thuật này đến du khách trong và ngoài nước, đây cũng là kế hoạch nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của loại hình nghệ thuật này.

giao duc di san gop phan khoi day tinh yeu voi am nhac truyen thong hinh 2

Một buổi ngoại khóa tìm hiểu về văn hóa cung đình và âm nhạc truyền thống của học sinh tiểu học Huế. Ảnh: Thanh Hòa

+ Để âm nhạc truyền thống Huế đến được với giới trẻ, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã làm thế nào, kết quả tới nay ra sao, thưa ông?

– Để âm nhạc truyền thống Huế đến được với giới trẻ, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã tổ chức các chương trình học ngoại khóa cho các em học sinh từ bậc mầm non đến trung học cơ sở. Đây là chương trình giáo dục di sản do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Huế tổ chức cho học sinh đã từ hơn 2 năm nay.

Giáo dục di sản là một trong những chương trình quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cha ông, hỗ trợ hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử tại môi trường học đường, với mục tiêu luôn đổi mới, sáng tạo, đa dạng trong cách tiếp cận để khơi dậy tình yêu di sản nói chung, âm nhạc truyền thống Huế nói riêng đối với thế hệ trẻ.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Hòa (Thực hiện)



Nguồn: https://www.congluan.vn/giao-duc-di-san-gop-phan-khoi-day-tinh-yeu-voi-am-nhac-truyen-thong-post300111.html

Cùng chủ đề

Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia

Với hai sự kiện được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia trong năm 2024, chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện trên bản đồ thế giới.

Khởi động Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Ba

(Tổ Quốc) - Sáng ngày 2/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức Lễ Ký kết Biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á- Đà...

Nhà khách Chính phủ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan

(Tổ Quốc)- Chiều 30/10/2024, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội. ...

Show nghệ thuật đặc sắc, hướng tới sản phẩm du lịch mới của Huế

Huế Symphony là một đêm đối thoại âm nhạc độc đáo giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại. Đây là đêm nhạc tiếp theo trong chuỗi sự kiện BamBooConcerto, mang đến cho khán giả một trải nghiệm âm nhạc đầy cảm xúc. Khán giả và du khách...

30 đơn vị/đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc

Thực hiện Quyết định số 2836/QÐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức "Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024", Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay đổi này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. ...

Báo Giáo dục & Thời đại ra mắt văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Ngày 9/11, tại TP Cần Thơ, Báo Giáo dục & Thời đại (GD&TĐ) tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị...

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày 9/11. ...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Ca sĩ Ngọc Châm đã công bố liveshow nhân kỷ niệm chặng đường hơn 20 năm ca hát, 10 năm cô sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm Vàng son một thuở.Tổng đạo diễn chương trình, nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ, đã chọn những ca khúc hay, phù hợp giọng hát của nữ ca sĩ. Sẽ có khoảng 20 ca khúc, được chia thành ba chương, tương ứng với chặng đường hoạt động...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ...

Show diễn đặc biệt tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

“Sắc màu di sản” là show diễn đặc biệt, nhằm tôn vinh, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua thời trang, sẽ diễn ra vào 19 giờ, ngày 16/11, tại không gian nhà cổ 22 Hàng Buồm. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/show-dien-dac-biet-ton-vinh-va-quang-ba-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-viet-nam-post992294.vnp

Nam hành khách doạ mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay chỉ bởi tiếp viên không đồng ý một yêu cầu này

Trên chuyến bay của Korean Air từ Bangkok (Thái Lan) đến Seoul (Hàn Quốc), một hành khách nước ngoài gây ồn ào khi đòi ngồi ghế gần cửa thoát hiểm của tiếp viên. ...

Báo Nghệ An ra mắt chuyên trang ‘Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh’

Chiều 9/11, Báo Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức ra mắt chuyên trang điện tử đặc biệt về 'Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh'. Theo tư liệu, những năm 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, trở thành biểu tượng anh hùng, kiên trung, bất khuất của...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Mới nhất