Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo dục đại học được chấn hưng mạnh mẽ

Giáo dục đại học được chấn hưng mạnh mẽ


Đại học đã có bước tiến dài trong hội nhập quốc tế

Trước khi Nghị quyết 29 ra đời, các trường đại học Việt Nam vẫn sống dựa trên sự “hà hơi, tiếp sức” bằng nguồn ngân sách của Nhà nước. Giấc mơ tự chủ đại học, trường đại học vươn tới đẳng cấp quốc tế bị bó buộc níu chân bởi cơ chế cũ. Nhưng tất cả đã thay đổi, giáo dục đại học đã được chấn hưng mạnh mẽ trong 10 năm qua.

Cả đời gắn liền với sự nghiệp giáo dục đại học, thầy Nguyễn Đình Đức (Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam) hiểu một cách sâu sắc về những giá trị mà Nghị quyết 29 mang lại. Thầy Đức cho rằng, Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục của nước nhà.

“Nghị quyết ra đời trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa và thế giới bước sang kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Với 7 mục tiêu đã nêu ra trong Nghị quyết, có thể thấy đều là những mục tiêu và nội hàm quan trọng, cơ bản, cốt lõi, nền tảng – rất hiện đại và hội nhập, rất đúng, trúng và kịp thời” – Thầy Đình Đức nhận định.

Theo thầy Nguyễn Đình Đức, thành tựu đáng ghi nhận lớn nhất chính là việc giáo dục đại học Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. “Chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua. Minh chứng rõ nhất cho nhận định này là những kết quả trong việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học” – thầy Đức cho biết.

Thầy Đức minh chứng, nếu năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, nước ta có 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới. Thì nay, đại học Việt Nam có nhiều trường đã có tên trong nhiều bảng xếp hạng uy tín của quốc tế về xếp hạng đại học.

giao duc dai hoc duoc chan hung manh me hinh 1

Chất lượng đào tạo của các Trường Đại học đã được nâng cao trong 10 năm qua. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội.

Không những vậy, giáo dục đại học đã có những đột phá trong nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trong các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có khoảng hơn 1.000 nhóm nghiên cứu, trong đó có hàng trăm nhóm nghiên cứu mạnh, và từ các nhóm nghiên cứu mạnh đã tiến tới thành lập một số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, có vai trò dẫn dắt trong hoạt động khoa học công nghệ của quốc gia. Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, cho các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng mạnh. Từ vị trí 59 (số bài báo là 4.017) năm 2014 đã vươn lên thứ 46 thế giới (số lượng bài báo là 18.466) năm 2022. Tổng số lượng bài báo quốc tế của Việt Nam là 97.520 bài trong giai đoạn 2014 – 2022. Mấy năm gần đây, một số nhà khoa học Việt Nam cũng đã có tên trong bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng của thế giới được quốc tế đánh giá và bình chọn khách quan.

Thực hiện Nghị quyết 29, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Tính từ đầu năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2023, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học khoảng gần 300 ngành cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đang đi nhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0.

Điểm nhấn lớn nhất theo thầy Nguyễn Đình Đức có lẽ tự chủ đại học được triển khai nhanh chóng, sâu rộng và trên nhiều mặt, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Luật 34 năm 2018 về Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Thi hành Luật số 34, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. “Những chính sách về tự chủ đại học như luồng gió mới làm thay đổi hẳn diện mạo và cách thức quản trị đại học trong những năm gần đây” – thầy Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh. Cũng theo chuyên gia này, thành quả của quá trình đổi mới đó chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước trong giai đoạn mới. 

Để giáo dục đại học cất cánh

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều chuyên gia cũng cho rằng còn đó nhiều vấn đề đại học trong nước cần khắc phục. Trong đó, cần chấn chỉnh từ khâu tuyển sinh đầu vào; chương trình đào tạo; tổ chức giảng dạy và quản lý đào tạo, quản trị đại học (bao gồm các điều kiện đảm bảo chất lượng; đội ngũ, cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá); và chuẩn đầu ra. 

Một số nơi, chuẩn đầu ra của sinh viên như ngoại ngữ, tư duy và năng lực phản biện, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp. Nhiều chương trình đào tạo còn thiếu gắn kết với nghiên cứu và thực hành, thực tiễn. Chất lượng giảng viên trong một số trường, một số lĩnh vực còn yếu và thiếu” – thầy  Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh.

Vấn đề đầu tư cho giáo dục đại học được nhiều người cho rằng chưa thỏa đáng. Theo ông Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, con số thống kê năm 2020 đầu tư cho giáo dục đại học chiếm 0,27% GDP và khoảng 4% ngân sách dành cho giáo dục. Đây là con số khiêm tốn. Việc đầu tư cho giáo dục đại học hiện nay chỉ bằng 1/2 đến 1/6 so với một số nước trên thế giới nếu tính theo tỷ lệ trong GDP. Ví dụ như: Thái Lan 0,64%; Trung Quốc 0,87%; Hàn Quốc 1,0%, Phần Lan 1,89%…

Có thể thấy, Nghị quyết 29 đã vạch đường, chỉ lối, cởi trói khai mở, định hướng cho giáo dục đại học phát triển. Trong 10 năm qua khi thực hiện nghị quyết, giáo dục đại học đã được chấn hưng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn những điều chưa làm được như Nghị quyết 29 đã chỉ ra, trong đó có những vấn đề không thuộc trách nhiệm của các trường đại học, của ngành giáo dục.

Đội ngũ giảng viên đã có bước phát triển mới

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, bước tiến quan trọng nhất của giáo dục  đại học trong 10 năm qua là sự phát triển của đội ngũ giảng viên cả về số lượng, trình độ và năng lực – yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng đào tạo. Trong giai đoạn 2013 – 2022, số giảng viên đại học đã tăng tương ứng với quy mô đào tạo, giữ ổn định tỷ lệ trên dưới 25 sinh viên trên một giảng viên. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ dưới 15% lên trên 32%, trong đó tỷ lệ có trình độ đại học giảm từ 32% xuống còn 7%. Số công bố khoa học trên một giảng viên, tính theo các bài có trong danh mục Scopus tăng gấp 5 lần (từ 0,04 lên 0,2 bài). Năng lực đội ngũ giảng viên về phát triển chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao.

Trinh Phúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế.

Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. ...

Nguy cơ gánh nặng của trường ĐH

Luật Giáo dục ĐH năm 2012 quy định cơ sở giáo dục ĐH phải triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH, tự đánh giá chất lượng đào tạo...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Quốc gia có hơn 108 triệu người nói tiếng Anh nhưng trình độ vẫn thấp

PAKISTAN - Theo báo cáo gần đây, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực giáo dục khiến phần lớn học sinh Pakistan từ các trường 'trung bình' vẫn thiếu kỹ năng cần thiết để theo học bậc cao và phát triển sự nghiệp dù học tiếng Anh hơn 14 năm. Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng tại Pakistan với hơn 108.036.049 người sử dụng, đưa quốc gia này trở thành cộng đồng nói tiếng Anh lớn thứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát và người dân Haiti tiêu diệt 28 thành viên băng đảng

(CLO) Cảnh sát Quốc gia Haiti (PNH) thông báo 28 nghi phạm thuộc các băng đảng đã bị lực lượng an ninh và các nhóm dân quân tiêu diệt trong loạt đụng độ mới nhất tại thủ đô Port-au-Prince. ...

Hội Nhà báo Việt Nam phát động sáng tác mẫu logo 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà...

S-400 của Nga đánh chặn thành công, Ukraine nói tiếp tục tấn công

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tuyên bố rằng Ukraine có nhiều vũ khí tầm xa và sẽ sử dụng tất cả chúng, sau khi Kiev tiến hành cuộc tấn công vùng Bryansk của Nga bằng tên lửa ATACMS do Mỹ viện trợ. ...

Đà Nẵng tổ chức lễ hội Giáng sinh kéo dài 20 ngày

(CLO) Lễ hội Giáng sinh Chào năm mới 2025 lần đầu tiên được Đà Nẵng tổ chức với quy mô lớn, nhiều hoạt động hấp dẫn trải dài đến 20 ngày. ...

Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa

(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Cùng chuyên mục

Không nên biến giáo viên thành học sinh vì những quy định về bồi dưỡng, chứng chỉ

Một số đại biểu Quốc hội, cho rằng, thực tế đang đòi hỏi rất cao nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư...

Đại biểu Quốc hội đề nghị quản lý “dạy thêm, học thêm” thay vì cấm

(NLĐO)- Ngày 20-11, tham gia thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) quan tâm đến việc dạy thêm, học thêm ...

Cô giáo vượt hơn 70 km mỗi ngày để “gieo chữ” cho học trò vùng khó

Mỗi ngày của cô Trang bắt đầu từ 5 giờ sáng, vượt cung đường 36 km đến với học trò Tân Yên - một xã vùng III của Lạng Sơn, chiều lại vượt 35 km về với gia đình. Mỗi ngày của cô Trang bắt đầu từ 5 giờ sáng, vượt cung đường 36 km đến với học trò Tân Yên - một xã vùng III của Lạng Sơn, chiều lại vượt 35 km về với gia...

Những bóng hồng xinh đẹp ở ngôi trường đặc biệt nhất Nghệ An

Ngay buổi đầu cô giáo đến lớp đã bị học sinh làm cho hoảng sợ, bật khóc. Tình huống diễn ra khi một học sinh tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An bất ngờ phát bệnh...

Tri ân thầy cô ở Trường Sa

Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) vừa tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo đang công tác tại huyện đảo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11). Sáng 20-11, các xã, thị trấn của huyện Trường Sa đã tổ chức gặp mặt các thầy,...

Mới nhất

Liên kết thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác phát triển du lịch

Ngày 19/11, tại thành phố Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị đã giới thiệu, quảng bá về vùng đất, con người, tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm...

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục họp đợt 2, dự kiến kéo dài đến ngày 30/11, để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp. Buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Sau đó, Bộ...

Đại biểu Quốc hội: Dạy thêm học thêm cũng có mặt tích cực, cần xem xét thấu đáo khi cấm

Dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực, không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) - Ảnh: GIA HÂN Sáng 20-11, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Dự luật lần đầu...

Đại biểu Quốc hội đề nghị quản lý “dạy thêm, học thêm” thay vì cấm

(NLĐO)- Ngày 20-11, tham gia thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) quan tâm đến việc dạy thêm,...

Hòa Bình khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà lần thứ 2, năm 2024

NDO - Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội Cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2024. Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cắt băng khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà lần thứ 2. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân...

Mới nhất