Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGiám tuyển nghệ thuật Việt Nam

Giám tuyển nghệ thuật Việt Nam


Người kết nối

Là một trong số ít nghệ sĩ đầu tiên ở nước ta thành công với vai trò giám tuyển, tham gia vào nhiều dự án nghệ thuật trên thế giới, giám tuyển độc lập, nghệ sĩ Trần Lương cho biết: Ngành giám tuyển đã âm thầm hoạt động ở Việt Nam được gần 30 năm, đóng góp nhiều mặt cho phát triển nghệ thuật như tư vấn, giáo dục, tổ chức, kết nối… và đưa nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt nghệ thuật thị giác ra thế giới. Họ là những người xây dựng ý tưởng và tuyển chọn tác phẩm để cấu trúc thành một triển lãm hay sự kiện nghệ thuật.

Giám tuyển nghệ thuật Việt Nam: mới mẻ nhưng đầy thách thức - Ảnh 1.

Giám tuyển nghệ thuật là công việc ngày càng xuất hiện nhiều hơn cùng với các triển lãm, các sự kiện nghệ thuật (ảnh minh họa)

Cũng theo nghệ sĩ Trần Lương, giám tuyển nghệ thuật được chia làm 3 cấp độ. Loại thứ nhất là giám tuyển kiểu truyền thống, họ chỉ làm các công việc lựa chọn, chắp nối, xâu chuỗi các tác phẩm đơn lẻ thành một câu chuyện có chủ đề và cấu trúc thành một triển lãm theo đặt hàng. Loại thứ hai, giám tuyển không chờ đặt hàng mà họ chủ động nghiên cứu các vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội…, nghiên cứu các nhóm đối tượng, các cộng đồng nghệ thuật để tạo ra một định hướng và tuyển lựa những tác phẩm nghệ thuật phù hợp cho một show nghệ thuật.

Loại thứ ba, là những giám tuyển có tuổi nghề và nhiều kinh nghiệm, họ có tri thức uyên bác và tầm nhìn rộng. Sự kiện họ tổ chức không chỉ có quy mô lớn mà còn mang tới những thông điệp sâu sắc. Điều khác biệt là giám tuyển cấp độ này không chỉ lựa chọn những tác phẩm có sẵn mà còn đặt hàng tác phẩm. Lúc đó, giám tuyển có thể trở thành người tư vấn cho nghệ sĩ, hỗ trợ nghệ sĩ khả thi hóa thông điệp và cấu trúc phù hợp của tác phẩm, để xâu chuỗi thành một bộ phận trong tổng quan chung của cả triển lãm…

Giám tuyển nghệ thuật Việt Nam: mới mẻ nhưng đầy thách thức - Ảnh 2.

Giám tuyển nghệ thuật còn là kết nối ý nghĩa, giá trị và vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật với công chúng (ảnh minh họa)

Thực hiện giám tuyển nhiều bộ sưu tập, dự án nghệ thuật trong nước, Giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết: Ở các thiết chế văn hóa chuyên nghiệp trên thế giới, không có một triển lãm nào là không có giám tuyển, họ rất coi trọng công việc này. Công việc giám tuyển nghệ thuật được hiểu là người chăm sóc, diễn giải bộ sưu tập nghệ thuật và tạo ra câu chuyện cho triển lãm. Nhưng để làm được việc đó, giám tuyển phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cá nhân và sự thực hành nghệ thuật. Người làm giám tuyển phải rất hiểu nghệ sĩ, hiểu nghệ thuật, có khả năng kết nối nhiều lĩnh vực như cơ quan quản lý, nhà tổ chức, truyền thông, bảo tàng…

“Từ đó, có thể khẳng định, giám tuyển nghệ thuật là người tạo ra sự kết nối giữa các tác phẩm nghệ thuật với nhau, qua đó, tạo ra một bộ sưu tập có giá trị hơn nhiều so với sự kết hợp tự thân rời rạc của từng tác phẩm. Giám tuyển nghệ thuật còn là kết nối ý nghĩa, giá trị và vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật với công chúng. Và “giám tuyển nghệ thuật” hiện nay không chỉ bao gồm tranh hay các tác phẩm nghệ thuật mà còn thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như kiến trúc, điện ảnh… Tuy nhiên, ở Việt Nam, công việc này chưa có cái nhìn cụ thể, tầm quan trọng của người đứng ra dẫn dắt một cuộc triển lãm chưa được đề cao” – nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nói.

Vẫn còn tự phát, manh mún

Dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển nghệ thuật Việt Nam, nhưng sau gần 30 năm phát triển, dấu ấn của nghề giám tuyển nghệ thuật vẫn còn khá nhạt nhòa trong xã hội.

Giám tuyển nghệ thuật Việt Nam: mới mẻ nhưng đầy thách thức - Ảnh 3.

Dấu ấn của nghề giám tuyển nghệ thuật vẫn còn khá nhạt nhòa trong xã hội (ảnh minh họa)

Lý giải về vấn đề này, Giám đốc nghệ thuật Heritage Space, giám tuyển Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Việc nhìn nhận giám tuyển nghệ thuật như một vị trí có khả năng tạo ra những kết nối giữa nghệ thuật với xã hội, định vị thẩm mỹ cho nghệ sĩ, cho tác phẩm, tạo ra một hệ thống nhận thức về giá trị văn hóa nghệ thuật cho cộng đồng vẫn chưa xuất hiện trong môi trường Việt Nam.

Bởi đến nay, chúng ta chưa có sự đồng bộ từ chính sách về văn hóa hay vị trí công việc giám tuyển ở trong Nhà nước. Nên cá nhân những người giám tuyển như chúng tôi chỉ làm độc lập, tự phát, chủ yếu làm việc với các tổ chức tư nhân chưa có sự kết nối đồng bộ với Nhà nước để cùng nhau phát triển nghệ thuật đương đại nói riêng, nghệ thuật Việt Nam nói chung. Tôi cho rằng, đây là một sự rất lãng phí về nguồn nhân lực. Vì chúng tôi thường xuyên được các tổ chức nước ngoài đến hỏi thông tin và mời tham gia dự án nghệ thuật tổ chức ở nước ngoài. Họ cũng khai thác được năng lực của chúng tôi nhưng mà những kỹ năng đó lại không được dùng nhiều để đóng góp vào phát triển nghệ thuật cho quê hương mình đang sống”.

Theo nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, sở dĩ nghề giám tuyển còn mập mờ trong tâm trí nhiều người là bởi nghệ thuật đương đại – nơi vai trò của giám tuyển thể hiện rõ nét – vẫn chưa phát triển mạnh mẽ. Phần lớn công chúng chỉ biết đến các sự kiện nghệ thuật mang tính truyền thống.

Bên cạnh đó, khác với các nước trên thế giới, đến nay Việt Nam vẫn chưa có cơ sở nào đào tạo giám tuyển chuyên nghiệp. Đây là nguyên do thứ hai khiến nghề giám tuyển nghệ thuật chưa có một vị trí xứng tầm. Phần lớn giám tuyển nghệ thuật nước ta là những nghệ sĩ thực hành, sau một thời gian rẽ ngang làm giám tuyển vì muốn phụ giúp đồng nghiệp hay thực hiện chính những bộ sưu tập của mình. Bởi đã có hiện tượng các họa sĩ muốn làm triển lãm nhưng không biết đứng ra xin giấy phép, cách tổ chức, sắp đặt và truyền thông như thế nào. Trong khi đó, giám tuyển nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới gần như không có ai xuất thân từ nghệ sĩ thực hành.

Giám tuyển nghệ thuật Việt Nam: mới mẻ nhưng đầy thách thức - Ảnh 4.

Nhìn chung ngành giám tuyển ở Việt Nam vẫn phát triển tự phát, manh mún, vẫn chưa được nhìn nhận đúng vai trò như một ngành nghề thực thụ (ảnh minh họa)

Đồng quan điểm trên, nghệ sĩ Trần Lương cho rằng: Nhìn chung ngành giám tuyển nghệ thuật ở Việt Nam vẫn phát triển tự phát, manh mún, vẫn chưa được nhìn nhận đúng vai trò như một ngành nghề thực thụ. Danh xưng “giám tuyển” thường chỉ xuất hiện trong các không gian nghệ thuật tư nhân, các triển lãm mang tính thương mại mà chưa hề xuất hiện trong danh mục nghề nghiệp cũng như không có tên chính thức trong các đơn vị nghệ thuật công lập.

“Điều đáng buồn nhất là chúng ta đã có giám tuyển tầm quốc tế nhưng đó chỉ là những cá nhân, nhỏ lẻ mà thiếu đi một nền tảng vững chắc. Nên dẫn đến việc giám tuyển nghệ thuật có quốc tịch Việt Nam xuất hiện ở những show tầm cỡ thế giới là khá hiếm. Nếu so với mặt bằng khu vực ASEAN thì giám tuyển Việt Nam đứng sau hầu hết các quốc gia, ngang với Campuchia và chỉ hơn Lào và Myanmar” – nghệ sĩ Trần Lương nói./.



Nguồn: https://toquoc.vn/giam-tuyen-nghe-thuat-viet-nam-con-nhieu-thach-thuc-20240626154156998.htm

Cùng chủ đề

Giỗ 8 năm “sầu nữ” Út Bạch Lan, Thanh Hằng, Phương Hồng Thủy ăn chay nhớ mẹ

(NLĐO) - Các nghệ sĩ: Tô Châu, Thanh Hằng, Hồng Yến, Phương Huệ… đã ca những bài vọng cổ ca ngợi tình mẹ, tưởng nhớ đến "sầu nữ" Út Bạch Lan. ...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc của các dân tộc vùng Đông Bắc

(Tổ Quốc) - Sáng 2/11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động...

Vang mãi bài ca kết đoàn

(NLĐO) - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Vang mãi bài ca kết đoàn", diễn ra vào tối nay, 1-11 tại Nhà hát Thành phố. ...

Đấu giá mỹ thuật nền tảng vẫn là sự uy tín minh bạch

(NB&CL) Đấu giá là một mắt xích quan trọng trong thị trường nghệ thuật, nó đem lại nhiều lợi ích và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động đấu giá mỹ thuật cũng bộc lộ những yếu kém, bất cập, do...

Nhà khách Chính phủ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan

(Tổ Quốc)- Chiều 30/10/2024, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định Thủ đô năng động sáng tạo của châu Á

(Tổ Quốc) - Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tưng bừng khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, mở màn chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng và khơi dậy tinh thần sáng tạo của người dân Hà Nội. Sự kiện do UBND thành...

Khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Tối 9-11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội. ...

Những thách thức khi làm phim lịch sử

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Cùng chuyên mục

Khi sống chung trong gia đình 3 thế hệ mà vẫn cô đơn

Những gia đình có 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) ngày càng có khoảng cách lớn. Trong một nhà, có khi ông bà nấu cơm ăn riêng, ba mẹ ăn cơm với các con ngoài quán. Sống cùng con cháu nhưng...

‘Người nổi tiếng’ Trần Hùng Huy mở cơ hội tín dụng xanh cho các start-up xanh

Tại talkshow Xây dựng thương hiệu từ điểm xuất phát, 'banker' Trần Hùng Huy - chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), đã có một cuộc trò chuyện ngắn với các start-up trẻ về xây dựng thương hiệu cũng như cơ hội tiếp cận tín dụng xanh. ...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Thưởng lãm vẻ đẹp đỉnh nóc kịch trần của Trường Đại học Tổng hợp

(CLO) Mở cửa đón khách trong dịp Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, toà nhà Đại học Tự nhiên (trước kia là Đại học Tổng Hợp) thu hút số đông người dân Thủ đô bởi không gian kiến trúc độc đáo cùng sự kết hợp tinh tế giữa ánh sáng...

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Mới nhất

NTK Minh Châu tự hào giới thiệu áo dài và văn hóa Nam bộ đến bạn bè quốc tế

(Dân trí) - NTK Minh Châu cho biết trong suốt sự nghiệp của mình, anh luôn mong muốn giới thiệu vẻ đẹp của chiếc áo dài và những cảnh sắc quê hương đến bạn bè quốc tế. Trong chương trình Vietnam Beauty Fashion Fest 9 diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 9/11, NTK Minh Châu mang đến...

Kiến nghị áp dụng bảng giá đất cũ cho người mua nhà ở công

Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng (HMCIC) thuộc Sở Xây dựng TP.HCM vừa gửi tờ trình đến Sở Xây dựng về việc áp dụng quy định chuyển tiếp bảng giá đất để tính nghĩa vụ tài chính theo Quyết định số 79.Cụ thể, Quyết định số 79 về điều chỉnh bảng giá đất trên...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát việc bất động sản tăng giá bất thường

(Dân trí) - Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên Huế... đã yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn. UBND tỉnh Hòa Bình mới đây ban hành Công văn số 1938 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT: “Không có trường công

"Suy cho cùng, khát vọng lớn cho cộng đồng không có công có tư, những điều thiện lương tốt lành cũng không có công có tư, chỉ có tầm nhìn và...

Nga phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Triều Tiên

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên, trong đó bao gồm điều khoản phòng...

Mới nhất