Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở mức thấp nhất.Những năm gần đây, từ tổ chức và phát huy hiệu quả thực hiện Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi cuộc sống, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên địa bàn huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận).Sáng 04/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa để phòng tránh, ứng phó thiên tai, cần có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi.Thuốc là mặt hàng đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Vì vậy, việc luật hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử là rất cần thiết .Sáng nay, ngày 4/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Hội giảng năm nay với chủ đề “Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Gương mẫu, sáng tạo, số hóa, hội nhập – Động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, bao trùm”.Những năm gần đây, từ tổ chức và phát huy hiệu quả thực hiện Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi cuộc sống, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên địa bàn huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận).Từ 1/1/2025, người điều khiển mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.Mới đây, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức “Hội chợ Ấn Độ – Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ” năm 2024. Hội chợ đã mang đến một không gian nhiều sắc màu, phản ánh những nét truyền thống văn hóa phong phú của Ấn Độ.Bản trôi, nhà mất, nhiều phận đời chìm nổi, trắng tay sau cơn cuồng nộ của thiên tai. Cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn. Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sau thiên tai để có cái nhìn toàn diện, có giải pháp khả quan, sát thực tế đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề – Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở mức thấp nhất.Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng buôn trẻ. Với lợi thế về trình độ, hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, công nghệ thông tin và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã có nhiều đóng góp cho cho sự phát triển của buôn làng.Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với nội dung “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN”, các cấp ngành từ tỉnh xuống cơ sở đã vào cuộc thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.
Cụ thể, căn cứ kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh; những nội dung được thiết kế trong Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức lồng ghép việc quán triệt trong các hội nghị tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác Dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn vùng DTTS&MN.
Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức triển khai tập huấn, tuyên truyền; cấp phát tờ rơi tại các huyện trọng điểm là Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Con Cuông.
Theo đó, tranh thủ phát huy nguồn kinh phí được phân bổ, các cấp chính quyền từ tỉnh Nghệ An đến cơ sở, nhất là những địa phương nổi cộm về thực trạng này như Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Quế Phong, Con Cuông, Nghĩa Đàn… , đã lồng ghép, tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho các đối tượng vùng đồng bào DTTS, gắn với xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Lô Thanh Nhất cho hay: Với nguồn lực thực hiện từ chương trình MTQG 1719, huyện kỳ vọng sẽ giảm nhanh tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Chúng tôi đang đặt ra mục tiêu giảm bình quân 2%-3% mỗi năm số cặp tảo hôn và đến năm 2025 ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Theo ông Nhất, đó là nhiệm vụ, mục tiêu nặng nề đòi hỏi cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ các sở ban ngành cấp tỉnh để triển khai thực hiện.
Các trường học cũng đã không đứng ngoài cuộc trong việc góp sức kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Nhiều cuộc tuyên truyền, thi tìm hiểu, sân khấu hóa… cũng đã được các trường học tổ chức, để góp phần nâng cao nhận thức cho các em học sinh, đối tượng chính của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Thầy Lữ Thanh Hà,Trưởng phòng GD&ĐT Quế Phong cho hay: Việc tuyên truyền, vận động chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ngay từ trong trường học rất có ý nghĩa, và bước đầu có hiệu quả. Phòng đã chỉ đạo các trường, khéo léo tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức với phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
Cùng với các chủ trương, kế hoạch của tỉnh, nguồn hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động từ Chương trình MTQG 1719 về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào DTTS&MN, đã mang lại những kết quả bước đầu. Theo đó, tỷ lệ tảo hôn đã giảm qua từng năm. Nếu như năm 2021 là 309 trường hợp, thì đến năm 2022 còn 295 trường hợp và đến cuối 2023 còn 230 trường hợp.
Trong đó, một số địa phương từng có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao, nay đã giảm đáng kể. Cụ thể, huyện Tương Dương năm 2021 là 52 trường hợp, năm 2022 còn 27 trường hợp và năm 2023 còn 18 trường hợp; huyện Con Cuông năm 2022 là 25 trường hợp, năm 2023 còn 8 trường hợp; huyện Thanh Chương năm 2021, là 22 trường hợp, năm 2022, là 11 trường hợp và năm 2023 còn 6 trường hợp…
Thực tế cho thấy, vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An rộng lớn, địa hình giao thông đi lại phức tạp, khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, chưa đồng đều, đời sống đại bộ phận Nhân dân vẫn còn nghèo. Do vậy, việc tuyền truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt để đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong từng thôn, xóm, hộ gia đình.
Tuy nhiên, với những tín hiệu từ việc thực hiện các nội dung, hoạt động thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ của Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN”, thời gian qua, đang là giải pháp khả thi để các huyện miền núi Nghệ An tiếp tục thực hiện, qua đó từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Nguồn: https://baodantoc.vn/giam-thieu-tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-o-nghe-an-nhung-no-luc-cua-ca-he-thong-chinh-tri-bai-2-1730644591505.htm