Trang chủDi sảnGiảm thiểu tác động, phát triển du lịch bền vững ở vùng...

Giảm thiểu tác động, phát triển du lịch bền vững ở vùng lõi di sản ở Hội An

Năm 2024, thành phố Hội An (Quảng Nam) đón trên 4,5 triệu lượt du khách. Đây là một kết quả đáng mừng của địa phương.
Chú thích ảnh
Phố cổ Hội An luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN

Tuy nhiên, nơi đây cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là sự tác động của hoạt động du lịch lên vùng lõi di sản.

Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, toàn thành phố hiện có 1.439 di tích được xếp hạng, trong đó khu vực được xác định là vùng lõi của di sản chỉ có hơn 30ha nhưng có đến 1.175 di tích kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Những di tích này đã tạo thành “di sản sống” của phố cổ Hội An, là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tê mỗi khi tới Hội An. Tuy nhiên, mật độ du khách tham quan luôn ở mức cao đã gây áp lực lên chính di tích.

Ông Trần Minh Vương, cư dân phường Minh An chia sẻ: Từ sau đại dịch COVID-19, lượng du khách tham quan Hội An đã phục hồi và ngày càng tăng, đây là điều hết sức đáng mừng. Tuy nhiên do không gian du lịch Hội An chưa thực sự được mở rộng ra bên ngoài để kéo giảm lượng khách đến tham quan phố cổ. Vì vậy, lượng khách đến Hội An gia tăng đồng nghĩa với sức ép lên đô thị cổ, nhất là vùng lõi của đô thị cổ ngày càng lớn.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam Phan Xuân Thanh chia sẻ, điểm đến Hội An là đầu tàu, có vai trò dẫn dắt của ngành du lịch Quảng Nam. Mỗi điểm đến ở Hội An, nhất là trong khu vực phố cổ đều chứa đựng những giá trị riêng về văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Do vậy, du khách trong nước, khách quốc tế mỗi khi đến Hội An đều có nhu cầu tham quan phố cổ. Chính vì vậy, áp lực, nhất là ở vùng lõi của đô thị cổ Hội An là không thể tránh khỏi. Do đó, việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng khả năng liên kết với các vùng phụ cận nhằm tác động lên đô thị cổ, vùng lõi di sản là ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch và chính quyền nơi đây.

Ông Trần Thái Do, Tổng Giám đốc Silk Sense Hoi An Rirer Resort đề xuất, để Hội An mãi là “bảo tàng sống, bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, ngành du lịch và thành phố Hội An cần có định hướng rõ ràng, giải pháp cụ thể và khả thi nhằm mở rộng không gian phát triển. Đó là gắn kết các làng nghề truyền thống đã làm nên thương hiệu của Hội An như làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà), làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim), rừng dừa nước (xã Cẩm Thanh), làng sản xuất nông nghiệp An Mỹ (xã Cẩm Châu) với các điểm đến trong và ngoài khu vực như Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, làng nghề truyền thống, điểm đến của thị xã Điện Bàn, Duy Xuyên. Ngành du lịch và thành phố cũng cần phát triển mạnh mẽ các sản phẩm du lịch biển đảo Cù Lao Chàm – sản phẩm mới và giàu tiềm năng của Quảng Nam.

“Mở rộng quy mô liên kết giữa các điểm đến, phát triển không gian du lịch, khai thác có hiệu quả và bền vững các giá trị văn hóa, lịch sử, khai thác có trách nhiệm tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, phát triển mạnh du lịch cộng đồng, chia sẻ lợi ích với cộng đồng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điểm đến mới cho du khách, góp phần giảm thiểu tác động của du lịch lên vùng lõi của đô thị cổ Hội An”, ông Trần Thái Do nêu quan điểm.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Lanh thông tin, Hội An đã trở thành một điển hình thành công trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di sản văn hóa, thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bằng phát triển du lịch bền vững. Lượng khách đến đây liên tiếp gia tăng trong những năm qua, nhất là năm 2024 đã đạt đến trên 4,5 triệu lượt. Điều đó cho thấy Hội An luôn có sức hút mạnh mẽ với du khách, nhất là khách quốc tế, song đây cũng chính là nỗi lo của thành phố về áp lực lên đô thị cổ.

Ông Nguyễn Văn Lanh cho biết, Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 đã được UBND tỉnh Quảng Nam trình Thủ tướng xem xét phê duyệt đặt ra mục tiêu trọng tâm là bảo vệ tính toàn vẹn, tính chân xác, giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, trên cơ sở đó đảm bảo tính thống nhất, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo sự cân bằng giữa bảo tồn, phát triển tại khu vực vùng lõi, vùng đệm, khu vực xung quanh.

Trước mắt, trong năm 2025, dự báo lượng khách tham quan Hội An sẽ tăng đáng kể. Thành phố sẽ đầu tư phát triển thêm các điểm đến, đa dạng tour tuyến tham quan, mở rộng không gian du lịch ra vùng ngoại ô. Cùng với đó là mở rộng khả năng liên kết với các địa phương lân cận trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chia sẻ lợi ích giữa để vừa đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch lên vùng lõi di sản phố cổ Hội An, ông Nguyễn Văn Lanh chia sẻ.

Nguồn: https://baotintuc.vn/du-lich/giam-thieu-tac-dong-phat-trien-du-lich-ben-vung-o-vung-loi-di-san-o-hoi-an-20250102164003789.htm

Cùng chủ đề

Hoa Lư – Thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép

Ngày 1.1.2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Thành phố Hoa Lư - Đô thị đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Ảnh: Nguyễn Trường Theo Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH, thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và toàn bộ thành phố Ninh Bình. Nghị quyết này...

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhiều cơ hội mới thu hút đầu tư, phát triển kinh tế Cảm xúc của Chủ tịch như thế nào khi Huế trở thành thành phố...

TP HCM sẽ có thêm 5 thành phố

(NLĐO) - Theo quy hoạch, TP HCM có khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh (nâng cấp 5 huyện ngoại thành). ...

Những khoảnh khắc Xuân Son tỏa sáng trong chiến thắng trước Thái Lan

(Dân trí) - Nguyễn Xuân Son tiếp tục "nổ súng" và là nhân tố quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024 tối 2/1 trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Xuất phát trong đội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu chung kết lượt đi AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son với chuỗi phong độ rất tốt trong thời gian qua một lần nữa khiến...

Kiểm tra số căn cước có bị lợi dụng không siêu đơn giản

Việc kiểm tra số Căn Cước có bị lợi dụng hay không là điều rất quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra số Căn Cước của bạn có bị lợi dụng hay không hiệu quả nhất.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh. Vẻ đẹp “bất tử” của một kỳ quan thiên nhiên Với hàng ngàn đảo đá vôi nhấp...

Vinh danh Vịnh Hạ Long – Cát Bà là một trong 100 di sản địa chất quốc tế lần thứ 2

Ngày 11/9, tại Cao Bằng, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN) tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Dự buổi lễ có bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; Chủ tịch GGN Nikolas Zouros; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng cùng hơn 500 đại biểu trong nước và...

Thông tin chi tiết về Di sản Địa chất quốc tế Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản Địa chất quốc tế cuối tháng 8/2024. Di sản được công nhận nhờ 2 giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo karst (địa mạo của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất). Năm...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phấn đấu đến năm 2030 đón 3 triệu lượt khách

UBND tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, số lượng du khách đến đây đạt khoảng 3 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 1.500 tỷ đồng. Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, giai...

Độc đáo đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) là một quần thể gồm nhiều đền đài Chăm Pa, nằm trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km. Đây từng là nơi tổ chức nghi lễ cúng tế, là lăng mộ của các vị vua và hoàng thân, quốc thích Vương triều Chăm Pa trước đây. Tháng 12/1999, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phát hiện nhiều dấu tích cổ ở Thành Nhà Hồ

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ - Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả khai quật nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Các nhà khoa học, khảo cổ học công bố kết quả khai quật ở Thành Nhà Hồ ngày 14/12 Theo PGS.TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đây...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Cùng chuyên mục

Hoa Lư – Thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép

Ngày 1.1.2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Thành phố Hoa Lư - Đô thị đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Ảnh: Nguyễn Trường Theo Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH, thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và toàn bộ thành phố Ninh Bình. Nghị quyết này...

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhiều cơ hội mới thu hút đầu tư, phát triển kinh tế Cảm xúc của Chủ tịch như thế nào khi Huế trở thành thành phố...

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh. Vẻ đẹp “bất tử” của một kỳ quan thiên nhiên Với hàng ngàn đảo đá vôi nhấp...

Lập Ban Chỉ đạo Quản lý di sản Hạ Long – Cát Bà

UBND TP Hải Phòng vừa thành lập Ban Chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (khu vực thuộc phạm vi quản lý của thành phố) để tăng cường quản lý, bảo vệ và đề xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan di sản.  Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long...

Đánh thức giá trị địa chất, địa mạo của vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà vừa được Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế công nhận là Di sản địa chất quốc tế. Hai Di sản thiên nhiên thế giới này, đặc biệt là vịnh Hạ Long đã nhiều lần được công nhận ở tầm quốc tế về giá trị địa chất, địa mạo, nhưng đến nay giá trị này vẫn hầu như chưa được khai thác để phục vụ du lịch. Nâng cao giá trị cho điểm đến Trước khi...

Mới nhất

Hậu vệ tuyển Thái Lan ‘không biết Xuân Son là ai’ đã đăng lời xin lỗi sau trận chung kết

Hậu vệ Thái Lan Chalermsak từng tuyên bố "không biết Xuân Son là ai" đã viết thư xin lỗi trên trang cá nhân Instagram. Chalermsak xin lỗi vì mắc sai lầm dẫn đến bàn thắng của Xuân Son - Ảnh: Instagram Trước trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024, hậu vệ tuyển Thái Lan Chalermsak đã mạnh miệng tuyên bố "không biết...

Gần 12.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 4, tính đến ngày 31/12, qua 4 tháng triển khai đã có gần 12.000 người hưởng ứng Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Thống kê từ Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 4 (tháng 12) đã thu hút sự...

Phát hiện ‘xa lộ khủng long’ từ 166 triệu năm trước

Các nhà nghiên cứu tại Anh hôm 2.1 cho biết đã phát hiện 200 dấu chân khủng long tạo thành những đoạn đường...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1: Lúa gạo cùng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, giá gạo nguyên liệu giảm, lúa xu hướng quay đầu. Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa...

Cán bộ, công chức tài năng được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày

Chính phủ quy định cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày trong nước cùng gia đình. Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chính sách thu hút, trọng dụng cán bộ, công chức có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước. Ảnh minh họa: Tayninh.gov.vn Chính phủ...

Mới nhất