Giảm sâu vì gãy “trụ”
Trong những phiên giao dịch gần đây, thị trường rung lắc mạnh và phụ thuộc vào các trụ cột chính như VIC, VCB, VHM. Sức khỏe của VN-Index hoàn toàn “nằm trong tay” các blue-chips này. Phiên chứng khoán 19/5 cũng vậy. Khi “trụ cột” rung lắc, VN-Index giảm khá sâu.
Đóng cửa phiên chứng khoán 19/5, VN-Index giảm 1,24 điểm, tương đương 0,12% xuống 1.067,07 điểm; VN30-Index giảm 1,92 điểm, tương đương 0,18% xuống 1.068,84 điểm. Toàn sàn ghi nhận chỉ có 168 mã tăng giá, 50 mã đứng giá và 212 mã giảm giá.
Thanh khoản tăng mạnh và tiếp tục đứng ở mức cao trong phiên chứng khoán 19/5. Có tới 755 triệu cổ phiếu, tương đương 13.361 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công. Đáng chú ý, dòng tiền chủ yếu đổ vào cổ phiếu nhỏ và vừa và “tránh xa” blue-chips. Vì vậy, nhóm VN30 chỉ ghi nhận có 139 triệu cổ phiếu, tương đương 3.699 tỷ đồng được mua bán thành công. Đây là mức rất thấp.
Nhóm VN30 tiêu cực khi vừa bị dòng tiền “rời xa”, vừa phải chứng kiến các trụ cột chìm trong sắc đỏ.
Đóng cửa phiên chứng khoán 19/5, VCB giảm 800 đồng/CP, tương đương 0,8% xuống 94.200 đồng/CP, VHM giảm 900 đồng/CP, tương đương 1,6% xuống 54.100 đồng/CP, VIC giảm 700 đồng/CP, tương đương 1,3% xuống 52.500 đồng/CP,…
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn nỗ lực “giải cứu” thị trường chứng khoán 19/5 nhưng bất thành. Chốt phiên 19/5, STB tăng 650 đồng/CP, tương đương 2,4% lên 27.850 đồng/CP, CTG tăng 250 đồng/CP, tương đương 0,9% lên 28.000 đồng/CP,…
Trên sàn Hà Nội, các chỉ số vẫn giữ được sắc xanh khi phiên chứng khoán 19/5 khép lại. HNX-Index tăng 0,9 điểm, tương đương 0,4% lên 213,91 điểm; HNX30-Index tăng 5,53 điểm, tương đương 1,43% lên 391,88 điểm. Toàn sàn có 105 triệu cổ phiếu, tương đương 1.642 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất kể từ năm 1990
Trong khi VN-Index giảm điểm, các thị trường châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu tăng khi hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall đạt mức cao kỷ lục vào tối thứ Năm và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng ông tin tưởng có thể đạt được thỏa thuận về trần nợ của Hoa Kỳ vào tuần tới.
S&P 500 và Nasdaq Composite đã tăng vọt vào thứ Năm để đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8 năm 2022 khi các nhà giao dịch ở Phố Wall tiếp tục tập trung vào các cuộc đàm phán trần nợ.
Các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 sẽ tập trung tại Hiroshima, Nhật Bản cho hội nghị thượng đỉnh G-7 khai mạc hôm nay.
Chứng khoán Nhật Bản đánh dấu tuần tốt nhất kể từ tháng 10 với chỉ số Nikkei 225
tăng 0,77% và kết thúc ở mức 30.808,35, duy trì mức cao nhất kể từ năm 1990 và Topix tăng 0,18% lên 2.161,69— đánh dấu chuỗi chiến thắng thứ sáu của nó. Lạm phát cơ bản của Nhật Bản trong tháng 4 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, duy trì mức trên mục tiêu của ngân hàng trung ương.
S&P/ASX 200 của Úc nhích lên 0,59% để kết thúc ngày ở mức 7.279,5, trong khi Kospi của Hàn Quốc tăng 0,89% để đóng cửa ở mức 2.537,79 và Kosdaq đóng cửa cao hơn 0,27% ở mức 841,72
Trong khi đó, các thị trường Trung Quốc đại lục đi ngược xu hướng: chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,5% và Shanghai Composite giảm 0,42% tại Trung Quốc đại lục, kết thúc ở mức 3.283,54. Chỉ số Shenzhen Component tăng 0,12%, đóng cửa ở mức 11.091,36.
Qua đêm tại Hoa Kỳ, cả ba chỉ số chính đều tăng ngày thứ hai liên tiếp, với Nasdaq tăng 1,51% và đạt mức cao nhất trong 52 tuần, trong khi S&P tăng 0,94%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,34%