Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGiám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói gì về phản...

Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói gì về phản ánh thiếu thuốc?


Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, về cơ bản, các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế trong thời gian qua đã tháo gỡ một số khó khăn trước đó. Thậm chí, có những quy định là bước tiến vượt bậc, như không nhất thiết mua hàng với giá thấp nhất. Quy định mới đưa tiêu chí chất lượng, xuất xứ nguồn gốc vào đã giúp bệnh viện lựa chọn được hàng tốt, chính hãng, giá hợp lý và tuân thủ đúng pháp luật.

Theo ông Hùng, thời gian khó khăn nhất với bệnh viện đã qua rồi, các gói thầu có kết quả và bệnh viện cũng đã gọi đơn vị cung cấp.

Về thuốc điều trị, ông Hùng khẳng định không thiếu thuốc điều trị cho người bệnh, nhưng tình trạng chung của nhiều bệnh viện công đều đang thiếu là những thuốc không có thuốc thay thế (thuốc tương đương sinh học) và không mua sắm được.

“Albumin và Gamma Globulin là thí dụ vì khi đấu thầu không có một hãng hoặc nhà phân phối nào tham gia đấu thầu nên chúng tôi không mua sắm được. Trong khi đó, loại thuốc này lại rất cần trong lâm sàng, cho các bệnh nhân nặng. Ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, số bệnh nhân ghép tạng cần dùng loại thuốc này rất nhiều nhưng dược nội trú lại không có nên buộc phải mua ngoài. Trước kia, sự thiếu thốn của dược nội trú được khỏa lấp thông qua hệ thống nhà thuốc bệnh viện”, ông Hùng dẫn chứng.

Về phản ánh của nhiều người dân khi phải chờ thời gian dài mới được xếp lịch mổ, ông Hùng cho hay, những khó khăn khách quan của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng là khó khăn của nhiều đơn vị khám, chữa bệnh. Bệnh viện cũng đã phân tích các nguyên nhân chủ quan và chủ động tiến hành điều tiết.

“Chúng tôi là bệnh viện tuyến cuối, phải tiếp đón bệnh nhân từ khắp nơi đổ về nhưng số giường bệnh lại có hạn. Khi cung và cầu thay đổi thì thời gian chờ mổ phải kéo dài ra. Tất cả phòng mổ của bệnh viện đã phải hoạt động hết công suất, các thầy thuốc phải mổ tới 9-10 giờ tối. Tôi cho rằng, chất lượng khám chữa bệnh phải được tôn trọng, không thể vì chạy theo thời gian hay số lượng mà kéo giảm chất lượng xuống”, bác sĩ Hùng nói.

Để điều tiết việc sắp xếp lịch mổ cho người bệnh, Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng cho hay, đến tháng 5/2024, khi có thông tư hướng dẫn mua thuốc mới, các bệnh viện mới bắt đầu làm hồ sơ để mua sắm.

Ông Hùng dẫn chứng, với bệnh viện ngoại khoa như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, thuốc mê là loại thuốc quan trọng không thể thay thế. Mỗi ngày, bệnh viện có khoảng 300 ca mổ phiên (mổ theo kế hoạch) và 30-40 ca mổ cấp cứu, nghĩa là nhu cầu thuốc này rất lớn. Thuốc mê không có thì không chỉ mổ phiên mà cả cấp cứu cũng không thực hiện được.

Khi đã chậm tham gia thầu (chậm toàn hệ thống), bệnh viện không thể vay mượn thuốc mê các nơi khác được. Vì thế, song song với việc làm ngày làm đêm để có hồ sơ thầu, bệnh viện buộc phải điều tiết để không gián đoạn thuốc trong thời gian chờ gọi được thuốc.

Do đó, đối với bệnh nhân cần phải mổ ngay, bệnh viện vẫn bảo đảm duy trì. Còn một số cuộc phẫu thuật khác như tháo nẹp vít, phẫu thuật thẩm mỹ… có thể trì hoãn.

Về thực trạng khó khăn của các nhà thuốc trong bệnh viện công do các quy định mới về đấu thầu, mua sắm, ông Dương Đức Hùng cho hay: “Hiện tại, nhà thuốc của tất cả bệnh viện công đều rất khó khăn”.

Nhà thuốc không chỉ bán thuốc mà còn bán vật tư liên quan đến khám chữa bệnh. Thí dụ, khi bệnh nhân ra viện cần có cái nạng gỗ nhưng việc xây dựng tiêu chí kỹ thuật cho vật tư này để đấu thầu rất khó.

Thêm nữa, bông băng, gạc sát khuẩn, sữa dinh dưỡng cho người bệnh phải được quản lý bởi hệ thống dược, đều bán ở nhà thuốc chứ không được bán ở căng-tin.

Quan điểm của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là không ủng hộ việc mua thuốc từ ngoài mang vào để dùng trong hệ thống nội trú, vì bệnh viện không kiểm soát được chất lượng thuốc. Nếu thuốc đã đấu thầu, mua nhập vào qua hệ thống dược của bệnh viện; nhà thuốc là một phần của hệ thống dược thì chất lượng của thuốc đó bệnh viện chịu trách nhiệm.

Vậy nên những quy định mua sắm hiện nay đang gây ra khó khăn trong vấn đề đáp ứng nhu cầu mua sắm của người bệnh không phải nội trú hoặc nội trú một phần.

“Chúng tôi đã báo cáo khó khăn đó với cơ quan có thẩm quyền và mong rằng những ý kiến của cơ sở, không chỉ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mà còn rất nhiều bệnh viện công lập, sẽ nhanh chóng được giúp tháo gỡ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh”, ông Hùng nói.





Nguồn: https://nhandan.vn/giam-doc-benh-vien-huu-nghi-viet-duc-noi-gi-ve-phan-anh-thieu-thuoc-post822407.html

Cùng chủ đề

Thiếu thuốc, cơ sở khám chữa bệnh phải hoàn trả tiền cho người bệnh

Kinhtedothi - Đây là một trong những nội dung đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan soạn thảo bổ sung vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được Quốc hội thảo luận tại phiên làm việc ngày 31/10 của Kỳ họp thứ 8. Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, đại biểu Quốc hội Đinh Văn Thê...

Giải pháp tình thế hay giải pháp bền vững?

Theo Thông tư số 22/2024/TT-BYT, từ ngày 1/1/2025, nếu các bệnh viện không cung cấp đủ thuốc, vật tư y tế thì người bệnh sẽ được kê đơn và được Bảo hiểm Y tế thanh toán. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định đây chỉ là giải pháp tình thế để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người bệnh phải tự bỏ tiền túi mua thuốc ngoài để điều trị. Ngày 30/10, Bộ Y tế...

Bộ Y tế làm gì để giải quyết vấn nạn thiếu thuốc?

Vấn nạn thiếu thuốc là một thách thức lớn đối với ngành Y tế và để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ với kỳ vọng việc này sớm chấm dứt. Vấn nạn thiếu thuốc là một thách thức lớn đối với ngành Y tế và để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ với kỳ vọng việc...

Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu? Thiếu từ thuốc đến bông gạc, kim truyền Mặc dù đã cải thiện nhiều nhưng đến nay tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn diễn ra cục bộ tại một số cơ sở y tế công lập....

Tình trạng thiếu thuốc đã được khắc phục đến đâu?

Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này. Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lượng khách Việt Nam du lịch Australia tăng vọt

NDO - Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia, số lượng khách du lịch từ Việt Nam đến Australia đã tăng đáng kể từ sau dịch Covid-19. Tính đến tháng 8/2024, có gần 178.000 lượt khách Việt Nam đã đến thăm Australia trong 12 tháng vừa qua.   Nhà hát "con sò" Sydney Opera House là một trong những điểm đến thu hút nhiều khách quốc tế ghé thăm. (Ảnh: REUTERS) Du lịch...

Cứu sống người đàn ông bị nhồi máu cơ tim khi đang đi đường

NDO - Một người đang đi trên đường bị đột quỵ đã may mắn được đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng tại trung tâm chuyên về tiêm chủng nhanh chóng sơ cứu và chuyển đến bệnh viện để điều trị chuyên sâu. Ông P.V.T, 62 tuổi, đang đi trên đường gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã đã được đưa vào Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu gần...

Lâm Đồng quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới

NDO - Ngày 2/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước chủ động triển khai rộng rãi, sâu sắc nội dung bài giảng của đồng chí Tổng Bí thư. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại hội trường...

Thúc đẩy quản trị rủi ro định lượng trong ngành tài chính

NDO - Quản trị rủi ro định lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành tài chính và bảo hiểm, để giảm thiểu các loại rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động đồng thời cảnh báo sớm tác động trong các tình huống khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Ngày 2/11, tại Đại học Kinh tế Quốc dân,...

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm (Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên,...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 xây mãi, 10 năm vẫn chưa xong

Cùng khởi công từ cuối năm 2014, sau 10 năm, cả hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại TP Phủ Lý (Hà Nam) vẫn chưa biết khi nào mới đi vào hoạt động, trong khi những hạng mục xây dựng xong đã dần xuống cấp. ...

Cùng chuyên mục

Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư

Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác. Thống kê cho thấy, năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư. Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thưGánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh...

Chuyên gia tiết lộ chế độ ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường

Chế độ ăn theo phong cách Địa Trung Hải được chỉ ra là có thể giúp giảm nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý tim mạch, chuyển hóa như đau tim và đột quỵ. ...

Loại lá mọc đầy vườn không ai hái lại là kho canxi, tốt cho gan

Bổ sung canxi tự nhiênĐể có hệ xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương, chúng ta thường nghĩ ngay đến sữa. Tuy nhiên, lá ớt lại là lựa chọn bất ngờ không kém. Với hàm lượng canxi lên đến 233mg/100g, lá ớt vượt xa sữa tươi (chỉ chứa khoảng 118mg/100g), biến chúng trở thành một nguồn bổ sung canxi tự nhiên vô cùng quý giá. Không chỉ vậy, lá ớt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất...

Chân xuất hiện 5 dấu hiệu này có thể thận đang ‘kêu cứu’

Dưới đây là 5 dấu hiện cảnh báo thận đang “kêu cứu” tuyệt đối không được coi nhẹ.Màu sắc da bất thườngDa là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là một trong những bộ phận đầu tiên báo hiệu những vấn đề bên trong. Khi thận suy yếu, da trở thành “người phát ngôn” cho những thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể.Sự tích tụ chất thải trong máu do thận không thể lọc...

Mới nhất

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ...

Tạm dừng vận hành tổ hợp hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD, cả ngàn lao động sẽ ra sao?

Sau một thời gian vận hành thương mại, tổ hợp hóa dầu 5 tỉ USD Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu của Tập đoàn SCG đã tạm ngưng vận hành, người lao động của tổ hợp này sẽ ra sao? ...

Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư

Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác. Thống kê cho thấy, năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư. Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho...

Mới nhất