Trang chủKinh tếNông nghiệpGiảm diện tích, tăng tái canh và định vị vùng trồng cà...

Giảm diện tích, tăng tái canh và định vị vùng trồng cà phê


Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), về giải pháp để thích ứng với quy định mới này.

Giảm diện tích, tăng tái canh và định vị vùng trồng cà phê ảnh 1
Ông Nguyễn Như Cường

* Phóng viên: Thưa ông, sau IUU (chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) đối với thủy sản thì chính sách mới của châu Âu đối với cà phê Việt Nam như thế nào?

– Ông NGUYỄN NHƯ CƯỜNG: Ngày 16-5-2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua Quy định chống phá rừng châu Âu, còn gọi là Quy định nông sản không gây mất rừng (EUDR). Ngày 29-6 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị sản xuất và cung ứng nông sản không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu.

Theo quy định mới này, một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như gỗ và lâm sản, cao su, đặc biệt là cà phê, khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu sẽ phải đáp ứng yêu cầu 100% có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó để xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám.

* Ông đánh giá thế nào về tác động của chính sách này?

– Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, cao su là những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, có thể sẽ bị ảnh hưởng khi quy định này được áp dụng. Trong đó, EUDR là một thách thức với ngành cà phê Việt Nam, nhưng theo tôi cũng không phải lớn. Chúng ta hoàn toàn có những cơ chế, chính sách và giải pháp kỹ thuật để đáp ứng và thích ứng với quy định này.

Ngược lại, tôi đánh giá đây cũng chính là cơ hội để cà phê Việt Nam phát triển bền vững, thích ứng với các quy định của thị trường thế giới. Về chất lượng, hiện cà phê Việt Nam đã đáp ứng được. Trong thời gian tới, không chỉ cà phê mà với nhiều loại nông sản khác sẽ phải đáp ứng thêm các yêu cầu mới, nhất là về môi trường (xanh hóa, bảo vệ rừng) và phát triển bền vững. Theo đánh giá của tôi, những quốc gia phát triển mạnh cà phê và là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có thể còn chịu ảnh hưởng lớn hơn Việt Nam.

Giảm diện tích, tăng tái canh và định vị vùng trồng cà phê ảnh 2
Người dân ở huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk) thu hoạch cà phê. Ảnh: MAI CƯỜNG

* Vậy làm sao để chứng minh cà phê của chúng ta đảm bảo tiêu chí “không làm mất rừng”?

– Theo quy định, châu Âu chỉ quan tâm những diện tích trồng sau năm 2020. Hiện diện tích cà phê mà chúng ta trồng sau năm 2020 có rất ít, có thể nói là không đáng kể. Tới đây, khi thực hiện quy định EUDR, sẽ không có tình trạng phá rừng để trồng cà phê. Diện tích hiện có, chủ yếu là chúng ta tái canh trên diện tích đã có trước năm 2020, thậm chí trước năm 2000 từ rất lâu, nên cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng gì.

* Theo quy định thì từng vườn cà phê xuất khẩu phải được “định vị” để xác nhận là không trồng trên đất rừng. Việc này liệu có thực hiện được không, thưa ông?

– Cây cà phê có lợi thế là cây dài ngày, đã được cố định ở một diện tích, vị trí cụ thể. Do đó, với công nghệ như hiện nay, chỉ cần dùng điện thoại di động cũng có thể định vị được, chúng ta hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc của lô cà phê xuất khẩu.

* Nhưng, nếu không mở rộng được diện tích, chúng ta sẽ không đủ cà phê để xuất khẩu?

– Hiện nay, chúng ta đang thay đổi tư duy trồng trọt, chuyển từ chú trọng diện tích sang chú trọng năng suất gắn với chất lượng, áp dụng quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn được nhà nhập khẩu chấp nhận, ví dụ như tiêu chuẩn RainForest, 4C…

Từ chủ trương đó, diện tích cà phê những năm gần đây đã có xu hướng giảm. Năm 2021, cả nước có hơn 710.000ha, đến cuối năm 2022 đã giảm 110.000ha, còn khoảng 600.000ha. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ sản lượng cà phê xuất khẩu, Bộ NN-PTNT cùng các địa phương rà soát, giữ diện tích ở những vùng có lợi thế, năng suất tốt; trên cơ sở đó, áp dụng các giải pháp canh tác kỹ thuật, giảm chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

Đồng thời, Bộ NN-PTNT đã ban hành chương trình tái canh cà phê (thay thế giống già cỗi, chất lượng không cao bằng giống tốt hơn). Giai đoạn trước, kế hoạch tái canh là 120.000ha; đến năm 2021 (kết thúc giai đoạn), diện tích tái canh đạt 170.000ha (trên tổng số 710.000ha, vượt kế hoạch 50.000ha). Kế hoạch giai đoạn 2022-2025, tiếp tục tái canh khoảng 107.000ha. Nhờ chủ trương tái canh cà phê mà chúng ta không cần tăng diện tích mà vẫn đảm bảo được sản lượng và chất lượng.

Để đảm bảo nguồn gốc cà phê hợp pháp, Bộ NN-PTNT sẽ có hướng dẫn cấp và quản lý mã số vùng trồng cho từng vườn. Đây là cơ sở để xác định và định vị được lô cà phê đó ở đâu, cũng như có thể giám sát được toàn bộ quá trình lẫn quy trình sản xuất có hợp pháp, đúng tiêu chuẩn không?

Ông Nguyễn Như Cường





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá nông sản ngày 23/3/2024: Cà phê tiếp tục tăng giá, hồ tiêu đứng im trên diện rộng

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 23/3/2024, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đồng loạt chững lại, dao động từ 92.500 - 95.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định như hôm qua. Cụ thể, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) tiếp tục được thu mua ở mức 92.500 đồng/kg, bằng so với giá hôm qua; Giá tiêu Đắk Lắk và giá tiêu Đắk Nông được...

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Theo tờ Reuters, các chuyên gia dự báo sản lượng cà phê tại Brazil sẽ tăng liên tục từ giờ đến năm 2025, với mặt hàng chủ lực là sản lượng cà phê Robusta. Với một quốc gia vốn có có lịch sử là nhà sản xuất dòng cà phê cao cấp và được ưa chuộng Arabica, đây là điều chưa từng xảy ra. Nông dân tại Brazil sàng lọc cà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đắk Nông đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Tối 23-3, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1-1-2004; 1-1-2024). Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương... Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho biết, sau 20 năm tái lập, Đắk Nông đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo chưa phát...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Chương trình “Kiến thức sâu sắc – Văn hóa, âm nhạc và kiến thức vượt thời gian”

Sáng 23-3, tại Nhà hát Hòa Bình, The Art of Living và Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM tổ chức chương trình "Kiến thức sâu sắc - Văn hóa, âm nhạc và kiến thức vượt thời gian" cùng với Thầy Gurudev Sri Sri Ravi Shankar (Ấn Độ). THÚY BÌNH Nguồn

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I

Quý I/2024 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả kỳ vọng bứt phá ...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế - xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày...

51,5 triệu USD cho mục tiêu giảm phát thải qua bảo tồn rừng

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 21/3 thông tin, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh ("tín chỉ Carbon") do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng (thường được gọi là REDD+) và tăng cường lưu trữ Carbon thông qua trồng và tái tạo rừng. Cách tiếp cận mới trong đầu tư phát triển rừng...

Mới nhất

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

Mới nhất