Powered by Techcity

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên

Tại hội nghị, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông trình bày báo cáo tình hình triển khai các hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên. Trong đó có nội dung quan trọng là rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của vùng Tây Nguyên.

Đề xuất 10 chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao và kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong vùng xây dựng báo cáo rà soát, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 1

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông và Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học chủ trì hội nghị.

Trên cơ sở 5 nguyên tắc rà soát xây dựng chính sách và 5 quan điểm, định hướng rà soát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, kiến nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi tích hợp, lồng ghép các cơ chế, chính sách và tập trung bố trí nguồn lực thực hiện để bảo đảm tính nhất quán và hiệu lực, hiệu quả của chính sách, nhằm phát triển kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Sau khi tổng hợp ý kiến của 12 bộ và 5 tỉnh Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 2

Quang cảnh hội nghị.

Cụ thể, dự thảo có 10 chính sách đặc thù. Cụ thể là:

Chính sách 1 là nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án giao thông đường bộ của vùng Tây Nguyên theo phương thức đối tác công tư từ mức 50% theo quy định hiện nay lên không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án, đồng thời đáp ứng các điều kiện liên quan.

Chính sách 2 là về cơ quan chủ quản đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc.

Chính sách 3 về quản lý quy hoạch.

Chính sách 4: Các địa phương trong vùng Tây Nguyên được hỗ trợ phân bổ thêm một tỷ lệ nhất định số vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định giai đoạn 2026-2030, để đầu tư cho các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên.

Chính sách 5 là thu hút đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; chính sách quy định danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 3

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông báo cáo tình hình triển khai các hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên.

Chính sách 6 là hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở. Chính sách này nhằm hỗ trợ nhà ở cho những hộ nghèo khu vực nông thôn (chưa được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở), bảo đảm có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Chính sách 7 là thí điểm thị trường carbon.

Chính sách 8 là giao đủ biên chế ngành giáo dục và y tế theo định mức của cấp thẩm quyền; phân bổ bổ sung biên chế, tính toán định mức giáo viên/lớp theo từng vùng, miền, nhất là vùng núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Chính sách 9: Cơ chế riêng về điều chỉnh mức học bổng học sinh, chế độ nhân viên cấp dưỡng cho Trường Phổ thông dân tộc nội trú và đầu tư cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn vùng Tây Nguyên.

Chính sách 10 là điều chỉnh định mức bảo vệ, phát triển rừng.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 4

Đại biểu tham dự hội nghị.

Để Tây Nguyên phát triển bền vững

Tại hội nghị, Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã sơ kết hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên; dự kiến kế hoạch năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng…

Theo đánh giá, tại Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 20 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường, 23 nhiệm vụ và 9 dự án quan trọng, liên kết vùng cần thực hiện đến năm 2030. Đến nay, đã hoàn thành 10/23 nhiệm vụ; các nhiệm vụ còn lại là các đề án lớn đang được các bộ, địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan triển khai theo tiến độ.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 5

Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Về danh mục dự án quan trọng, liên kết vùng, đã khởi công và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ 1 dự án quan trọng quốc gia (tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột) và 5 dự án trọng điểm, liên kết vùng; đang hoàn thiện thủ tục đầu tư 2 dự án và nghiên cứu phương thức đầu tư 4 dự án để triển khai đầu tư các dự án còn lại.

Hội nghị cũng đánh giá những khó khăn, thách thức của vùng Tây Nguyên, điển hình như tăng trưởng kinh tế của vùng năm 2023 thuộc nhóm thấp của cả nước và chưa đạt mức bình quân mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 6

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và bộ, ngành Trung ương đã thảo luận, làm rõ những nội dung liên quan việc thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên; về quy hoạch vùng Tây Nguyên; rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù vùng Tây Nguyên… Đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực đối với sự phát triển của vùng Tây Nguyên.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 7

Đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên ghi nhận những chuyển biến tích cực của vùng Tây Nguyên, thể hiện qua các số liệu tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải ngân đầu tư công…

Phó Thủ tướng cho rằng, Trung ương nhìn nhận Tây Nguyên không chỉ qua các con số nói trên, mà còn với góc nhìn vùng đất này đang giữ “lá phổi” cho cả nước, là vùng phên dậu phía tây của Tổ quốc.

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh với bản sắc văn hoá đặc sắc, tình đoàn kết, đồng lòng kết hợp các điều kiện về tự nhiên, nhiều mô hình kinh tế phát triển tốt, sẽ tạo ra sự bứt phá rất cao trong tương lai.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 8

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Về quy hoạch, Phó Thủ tướng yêu cầu, phải xác định khung pháp lý để các tỉnh Tây Nguyên cùng phát triển trên tinh thần hợp tác, đây là định hướng để phát triển bền vững. Với sự liên kết chặt chẽ, bài bản, khoa học, các tỉnh Tây Nguyên có thể thực hiện ngay 3 nội dung, gồm phát triển hệ thống giao thông kết nối; phát triển du lịch theo chuỗi, theo tuyến, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa độc đáo; chia sẻ thu hút đầu tư trong và ngoài nước sẽ tạo được động lực, niềm tin và tạo đà để Tây Nguyên phát triển bền vững. “Có một dự án lớn thì chia sẻ thơm thảo này, dưới góc độ từng địa phương thì có nơi được, có nơi thiệt một chút, nhưng trong bình diện chung phát triển của cả khu vực là chúng ta có lợi lớn”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, hiện nay, Tây Nguyên cũng như nhiều vùng khác, đang vướng về thể chế rất lớn, điển hình là quy hoạch bauxit ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn là công tác cán bộ, công tác chuyển đổi số… Các tỉnh cũng cần lưu ý triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm chất lượng và tiến độ; xác định rõ nhiệm vụ trong thực hiện Nghị quyết 23 và Chương trình hành động của Chính phủ.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các địa phương, bộ, ngành và nghiên cứu hướng xử lý; lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên phối hợp cùng các bộ, ngành để rà soát, sớm phát hiện những bất cập trong thể chế, chính sách, quy hoạch để có hướng tháo gỡ, bảo đảm sự phát triển.

Các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội và môi trường của vùng Tây Nguyên năm 2023 đạt kết quả còn khiêm tốn so với cả nước. Tuy nhiên, các chỉ tiêu quan trọng đều tăng so với các năm trước, như quy mô kinh tế đạt 416,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,01% GDP cả nước (tăng so với năm 2022, bằng 3,82% cả nước); GRDP bình quân đầu người đạt 67,58 triệu đồng, tăng 15,7% so với năm 2022; cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng của 3 khu vực năm 2023 lần lượt là 34,09%; 22,54%; 38,76%3, tập trung vào phát triển dịch vụ và các thế mạnh của vùng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 3,5% dự toán thu ngân sách nhà nước do Trung ương giao. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 1,912 tỷ USD, tăng 11,9% so cùng kỳ 2022. Quý I/2024, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 977 doanh nghiệp, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Nguồn: https://nhandan.vn/xay-dung-co-che-chinh-sach-dac-thu-phat-trien-vung-tay-nguyen-post815729.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Muốn giữ vững an ninh-trật tự, người dân phải có cuộc sống ấm no

Sáng 25/8, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chủ trì Hội nghị đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cốt lõi của bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ...

Mùa hoa Ngô Đồng ở thác K50

Là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên, thác Hang Én (hay thác K50) nằm sâu trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai được ví như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ. Thác Hang Én nằm ở thượng nguồn sông Côn, chảy từ Gia Lai xuống Bình Định, đằng sau dòng nước là hang có nhiều én cỏ sinh sống. Tên gọi K50 có để chỉ độ...

Mưa giảm, chất lượng và giá bán sầu riêng được kỳ vọng sẽ tăng

Giá trị xuất khẩu của sầu riêng năm nay có thể không đạt như kỳ vọng – Ảnh: N.TRÍ Diện tích sầu riêng vùng Tây Nguyên chiếm phân nửa cả nước, trong đó Đắk Lắk (được xem là thủ phủ sầu riêng Tây Nguyên) hiện chỉ mới thu hoạch được khoảng 30% sản lượng. Mưa ít, cơm sầu riêng sẽ bớt sượng Với hơn 3ha sầu riêng Thái, ông Nguyễn Anh Sơn (huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) cho biết nhờ xử lý...

Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa

Sáng 1/8, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc đã phối hợp cùng Sở Công Thương các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum tổ chức Chương trình kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa giữa 29 doanh nghiệp Hàn Quốc và 73 doanh nghiệp, hợp tác...

70 năm sau chiến thắng Đak Pơ, vẫn đau đáu tìm mộ 147 liệt sĩ

Chiến sĩ Đội K52 Tỉnh đội Gia Lai cần mẫn đào bới hết vạt đồi này tới vạt đồi khác mong tìm thấy hài cốt liệt sĩ – Ảnh: TẤN LỰC Hàng loạt cuộc tìm kiếm được tổ chức với hàng ngàn ngày công, hàng chục ngàn mét vuông đất đá được đào bới nhưng tung tích nấm mộ tập thể năm xưa vẫn chưa phát lộ. Trận chiến anh hùng Trưa 24-6-1954 trên quốc lộ 19 (nay thuộc huyện Đak Pơ,...

Cùng tác giả

Thời tiết không lạc quan, dự kiến sẽ cản trở quá trình thu hoạch cà phê

​​​​​​ Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê 19/9: Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới ​​​​​​Dự báo giá cà phê ngày 20/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội...

Thiếu hụt nguồn cung sẽ được thị trường tiếp tục cho đến khi giáp hạt

Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu 19/9/2024: Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm Dự báo giá tiêu ngày 20/9/2024 bật tăng trở lại. Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, 15 ngày đầu tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 6.917 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt...

Chư Sê: Hơn 200 đại biểu được tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024

Tham gia hội nghị tập huấn có hơn 200 đại biểu là các Phó Chủ tịch UBND, cán bộ, công chức Địa chính-Nông nghiệp; Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư Đoàn thanh niên; Thôn trưởng các thôn, làng; chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh; chủ thể OCOP và đại diện tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp địa phương tại 15 xã, thị...

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân – Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bước...

Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh học: Nhiều lợi ích

Tư duy thay đổi, hiệu quả tăng lên Ia Grai là một trong những địa phương có diện tích cây trồng lớn nhất tỉnh với gần 50.000 ha. Nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, huyện tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, bà con nông dân đã từng bước hạn chế sử dụng phân bón,...

Cùng chuyên mục

Thời tiết không lạc quan, dự kiến sẽ cản trở quá trình thu hoạch cà phê

​​​​​​ Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê 19/9: Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới ​​​​​​Dự báo giá cà phê ngày 20/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội...

Thiếu hụt nguồn cung sẽ được thị trường tiếp tục cho đến khi giáp hạt

Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu 19/9/2024: Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm Dự báo giá tiêu ngày 20/9/2024 bật tăng trở lại. Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, 15 ngày đầu tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 6.917 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt...

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân – Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bước...

Chư Păh khám sàng lọc bệnh lao miễn phí trong cộng đồng

​Chương trình với mục tiêu phát hiện bệnh lao chủ động bằng phương pháp chụp X-quang phổi miễn phí cho toàn bộ người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại huyện Chư Păh. Ảnh: Như NguyệnChương trình với mục tiêu phát hiện bệnh lao chủ động bằng phương pháp chụp X-quang phổi miễn phí cho toàn bộ người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại huyện Chư Păh; lấy mẫu đờm xét nghiệm Xpert hoặc trunat, phát hiện...

Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm

Dự báo giá tiêu 17/9/2024: Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu ngày 19/9/2024 tiếp đà giảm mạnh. So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu nội địa đang cao hơn rất nhiều, đây là tiền đề cho nông dân các địa phương tự tin mở rộng diện tích, nhằm giúp...

Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới

Dự báo giá cà phê 17/9: Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê ngày 19/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ. Số liệu được công bố bởi Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 76.214 tấn, trị...

Gia Lai hướng đến mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Theo ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh: Năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 322.736 HSSV tham gia BHYT, đạt 96,85%, tăng 6,67% so với năm học trước đó. Cũng trong năm học 2023-2024, tổng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu chi cho các cơ sở giáo dục toàn tỉnh là 12 tỷ đồng.Toàn tỉnh đã thanh toán chi phí khám-chữa bệnh BHYT cho HSSV với số tiền 24 tỷ đồng. Nhiều...

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho 4 đại biểu của tỉnh Gia Lai tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương (thứ 3 từ trái sang) cùng các đại biểu tặng quà 4 thiếu nhi tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em". Ảnh: P.LTham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, tỉnh Gia Lai gồm có 4 đại biểu: Vũ Hoàng Nam (lớp 6.10, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku); Ngô Thị Ánh Dương (lớp 9A5, Trường THCS Hùng Vương,...

Thêm 30 tấn hàng của Gia Lai hướng về Bắc ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Các tình nguyện viên tại điểm tiếp nhận Công viên Đồng Xanh vận chuyển hàng hóa lên xe chuyển về miền Bắc. Ảnh: P.DĐược biết, sau 10 “Chuyến xe nghĩa tình” do Nhà xe Phi Hổ, Công ty cổ phần Hoàng Kim Tây Nguyên và Chủ nhà hàng Đồng Xanh Thuận Sơn tổ chức, chở gần 200 tấn hàng cứu trợ hướng về đồng bào miền Bắc bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 thì tại điểm tiếp nhận...

593 đội viên được công nhận danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

Anh Thái Giang Nam (bìa trái)-Bí thư Thành Đoàn Pleiku trao cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu cụm thi đua công tác Đội năm học 2023-2024. Ảnh: M.NTheo đó, Hội đồng Đội các cấp trên địa bàn TP. Pleiku đã tổ chức 847 buổi sinh hoạt chuyên đề “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng” thu hút hơn 49.000 đội viên thiếu nhi tham gia; tổ chức sinh hoạt theo chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất