Powered by Techcity

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa – Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023 – Giấc mơ đại ngàn” và Ngày hội Văn hóa Du lịch thành phố Pleiku… hứa hẹn sẽ là một hành trình kết nối giàu cảm xúc như một đại tiệc phong phú, đặc sắc và hấp dẫn.

Gia Lai với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và với các nước trong khu vực, đặc biệt là Campuchia và Lào. Địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa đã tạo cho Gia Lai những thắng cảnh thiên nhiên hùng vỹ giữa đại ngàn như: Biển Hồ, hồ Ia Ly, hồ Ayun Hạ, thác Phú Cường, thác 50, núi lửa Chư Đang Ya, di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng – Gò Đá khu di tích khảo cổ học chứng minh nơi có dấu vết con người đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam – từ thời sơ kỳ Đá cũ, niên đại khoảng 80 vạn năm… và hệ sinh thái động thực vật phong phú mang đặc điểm chuyên biệt của rừng Tây Nguyên tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng.

Tái hiện Lễ bỏ mả tại Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2022. (Ảnh: CTTĐT Gia Lai)

Sự kiện mở đầu cho Tuần văn hóa – Du lịch Gia Lai 2023 là Festival Văn hóa cồng chiêng với chủ đề “Gia Lai – Những sắc màu văn hóa”, festival là sự kiện tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng và tinh thần kế thừa, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên – những chủ nhân của di sản. Đây sẽ là cuộc hội tụ và trở về của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại phố núi Pleiku – nơi 18 năm trước đã diễn ra lễ đón nhận bằng công nhận của UNESCO trao cho không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Người dân và du khách sẽ được sống trong không khí hội hè với sắc màu lấp lánh của di sản văn hóa thế giới.

Bên cạnh lợi thế nổi bật về tự nhiên, văn hóa của hai dân tộc thiểu số chiếm số đông tại Gia Lai là Jrai và Bahnar thực sự độc đáo, thể hiện rõ nét qua phong tục, tập quán, kiến trúc, lễ hội, âm nhạc, điêu khắc, văn học dân gian, ẩm thực, trang phục… Không gian văn hóa cồng chiêng – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, kết hợp cùng chuỗi di tích lịch sử và các địa điểm tâm linh tôn giáo đặc sắc đã tạo nên những thế mạnh riêng có để Gia Lai phát triển các loại hình: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, 3 du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hội đua thuyền độc mộc trên dòng sông Pô Cô Ảnh: Báo Gia Lai

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động phong phú như: Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; Tuần lễ Hoa Dã Quỳ – Núi lửa Chư Đang tại Làng Ia Gri, khu vực núi lửa xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh; Ngày hội Văn hóa Du lịch thành phố Pleiku tại Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ, xã Biển Hồ; Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai tại Làng Dăng, xã Ia O, huyện Ia Grai; Trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên; ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai; Không gian cà phê Gia Lai: Farm to Cup và Không gian thổ cẩm Gia Lai; Chương trình trải nghiệm các tour du lịch Gia Lai – Tour như tham quan núi lửa Chư Đang Ya, danh thắng Biển Hồ T’Nueng, Biển Hồ chè, hàng thông trăm tuổi, chùa Bửu Minh, tham quan Thủy điện Ia Ly, tìm hiểu văn hóa người Jrai tại làng Kép, tham quan suối đá cổ, huyện Chư Păh, tham quan thác Mơ, lòng hồ Sê San, Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, chùa Minh Thành.

"Gia Lai-Những sắc màu văn hóa" là chủ đề của Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023. Ảnh: H.N

“Gia Lai – Những sắc màu văn hóa”. Ảnh: H.N

Đặc biệt từ ngày 16/11 đến 19/11 sẽ diễn ra loạt các sự kiện như đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Trình diễn trang phục truyền thống, thi dân vũ Trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng địa phương,; Ngày hội văn hóa du lịch Pleiku; Hội chợ trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu và sản phẩm OCOP; Biểu diễn cồng chiêng… So với các tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai vẫn giữ được sự nguyên sơ, chưa bị tác động nhiều bởi sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội. Văn hóa truyền thống còn tồn tại rất nhiều ở các làng người thiểu số. Điều này đã tạo nên một Gia Lai khó trộn lẫn và thật sự đặc biệt.

Festival văn hóa cồng chiêng sẽ có nhiều hoạt động tái hiện không gian văn hóa, sinh hoạt tại cộng đồng. Ảnh: H.N

Sẽ có nhiều hoạt động tái hiện không gian văn hóa, sinh hoạt tại cộng đồng. Ảnh: H.N

Với những thành công từ các mùa lễ hội trước, tin tưởng rằng chuỗi sự kiện lớn về: Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc hấp dẫn sẽ tiếp tục phát huy được tinh thần đoàn kết dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn. Đồng thời, góp phần tôn vinh những giá trị đặc sắc, phát huy hiệu quả giá trị di sản danh thắng hình ảnh đẹp về cuộc sống, con người và các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên với mảnh đất bazan đầy nắng gió nhưng luôn mến khách, hy vọng Gia Lai sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn và luôn hướng tới du khách trong nước và quốc tế./.

Công Đảo

nguồn

Cùng chủ đề

Giá tiêu hôm nay 21/1/2025, trong nước ổn định ở mức cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 21/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục ổn định, ít biến động và đi ngang so với phiên giao dịch trước, hiện giá thu mua tiêu tại các thị trường trọng điểm dao động trong khoảng 145.000 – 146.000 đồng/kg; giá tiêu trung bình là 145.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai, Bình Phước ít biến...

Tặng quà Tết cho hộ nghèo thôn 5 xã Pờ Tó

Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và giúp hộ nghèo tại thôn 5 vui xuân đón Tết vui vẻ, đầm ấm…(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/tang-qua-tet-cho-ho-ngheo-thon-5-xa-po-to.81475.aspx

Giá tiêu hôm nay 18/1/2025, trong nước đi ngang

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 18/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước ít biến động và tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước, hiện giá thu mua tiêu tại các thị trường trọng điểm dao động trong khoảng 145.000 – 146.000 đồng/kg; giá tiêu trung bình là 145.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai, Bình Phước ít biến động so với phiên...

Tặng 30 suất quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo ở xã Đê Ar và Đăk Trôi

Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, chương trình tặng quà thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết đến, Xuân về.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id =...

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Cùng tác giả

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

48 giờ ở Gia Lai

Gia Lai có thác K50, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon, thích hợp trải nghiệm vào tháng 10 và 11 khi hoa dã quỳ bắt đầu nở. Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với thủ phủ là thành phố Pleiku. Đây là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thác K50 hùng vĩ, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon. Hành trình 48 giờ...

Cùng chuyên mục

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Làng Dung Rơ vang tiếng cồng chiêng

Làng vắng tiếng chiêng ngânChậm rãi chỉnh lại chiếc cồng cỡ lớn, già làng Alit hồi nhớ: Trước đây, làng nổi tiếng với chiêng hay, xoang đẹp. Đội cồng chiêng của làng vinh dự được trình diễn tại Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.Ngày đó, cùng với đoàn cồng chiêng của các dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên như: Ê Đê, Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Xê Đăng, Brâu… và đoàn cồng chiêng của...

Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku

Di tích Nhà lao Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, thành phố Pleiku. Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích Lịch sử quốc gia tại Quyết...

NHÀ LƯU NIỆM ANH HÙNG NÚP-LÀNG KHÁNG CHIẾN STƠR

Nhà lưu niệm Anh hùng Núp nằm tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, quê hương của Anh hùng Núp.  Công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được khởi công xây dựng ngày 26/03/2010. Ngày 06/05/2011 Nhà lưu niệm được khánh thành nhân...

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Tin nổi bật

Tin mới nhất