Powered by Techcity

Trang mới cho du lịch cộng đồng


Kể từ đó đến nay, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều chính sách với quyết tâm mở ra trang mới cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Nhìn từ 2 mô hình phía Đông và phía Tây

Sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp khi mới thành hình đã có những ngày sôi động phục vụ một số đoàn khách đầu tiên trong tour thử nghiệm. Câu chuyện làm du lịch được bà con nói đến mọi lúc, mọi nơi với sự háo hức, mong chờ về những đổi thay từ một loại hình hoàn toàn mới mẻ.

Những người nông dân cả đời chỉ biết đến nương rẫy lần đầu tiên bỡ ngỡ đón khách, giới thiệu các di sản văn hóa, phục vụ ẩm thực truyền thống trước khách lạ. Nhưng sau những ngày rộn ràng với các tour thử nghiệm, dự án hỗ trợ kết thúc, khó khăn mới dần được nhận diện khi bà con “tự lực cánh sinh”.

Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: M.C

Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: M.C

Theo chị Trần Thị Bích Ngọc-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng: Sau khi ra mắt, sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp còn nhận được nhiều chương trình hỗ trợ khác. Nhưng thực tế, hoạt động du lịch ngắt quãng liên tục do dịch Covid-19 và nhiều yếu tố khác. Khi du lịch mở cửa, đầu năm 2023, làng tiếp tục đón nhận dự án thí điểm theo Chương trình phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Chính phủ. Dự kiến đến cuối năm 2025, các hạng mục đầu tư mới hoàn thành.

“Là sản phẩm đầu tiên của tỉnh về DLCĐ, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là bà con vẫn nhận thức chưa đầy đủ về loại hình này dù đã được tập huấn rất nhiều. Nếu không có người đứng ra kết nối, hỗ trợ thì bà con vẫn chưa tự làm được, chưa biết cách quảng bá sản phẩm, thu hút du khách. Hơn nữa, do sự ngắt quãng liên tục trong hoạt động du lịch khiến một số bà con “bỏ quên” kỹ năng. Do đó, trước khi mở cửa tiếp tục đón khách, phải củng cố toàn bộ bộ khung của làng, kiện toàn hoạt động của các tổ, nhóm”-chị Ngọc cho hay.

Còn anh Đinh Văn Brech-Phó Trưởng ban Quản lý làng DLCĐ Mơ Hra-Đáp thì cho biết: “Bà con tham gia làm du lịch với mong muốn có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế. Nhưng nhiều thời điểm làng không có khách, không có thu nhập nên họ quay về với ruộng rẫy và không tha thiết tham gia nữa”.

Ở phía Tây của tỉnh, làng Kép, làng Phung (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) đã trở thành điểm DLCĐ yêu thích của những người yêu văn hóa Tây Nguyên, đặc biệt là giới nhiếp ảnh. Đây cũng là câu chuyện thành công từ thay đổi tư duy, cách làm của người dân, trong đó có sự đóng góp, truyền cảm hứng rất lớn của chị H’Uyên Niê-một cô gái dân tộc Ê Đê.

Người dân tham gia hoạt động trải nghiệm kéo sợi bông tại 1 phiên chợ ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Trần Hiền

Người dân tham gia hoạt động trải nghiệm kéo sợi bông tại 1 phiên chợ ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Trần Hiền

Với sự năng động, tháo vát, chị H’Uyên Niê đã dẫn dắt cộng đồng người Jrai làm du lịch với những trải nghiệm rất chân thực và dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp. Kể từ khi du lịch mở cửa, DLCĐ Ia Mơ Nông luôn nhộn nhịp du khách.

Trong đó, nhiều đoàn khách du lịch là giới nhiếp ảnh từ các tỉnh, thành trong cả nước và các đoàn khách quốc tế. Khách đến làng có thể tham quan nhà mồ, giọt nước, thưởng thức cồng chiêng, ẩm thực truyền thống bên bờ hồ, trải nghiệm nghề truyền thống đan lát, dệt vải cùng các nghệ nhân bên nhà sàn truyền thống, đồng thời mua luôn sản phẩm về làm quà.

Vào mùa hái cà phê, mùa thu hoạch lúa rẫy, khách có thể đeo gùi cùng bà con xuống đồng để trải nghiệm hoạt động nông nghiệp lâu đời. Đời sống văn hóa, lao động thường ngày của người dân như được “bê” nguyên xi vào hoạt động du lịch với sự phối hợp rất nhịp nhàng của từng bộ phận, mang đến những trải nghiệm chân thực cho du khách. Các hoạt động cũng luôn được cập nhật thường xuyên trên trang Facebook “Làng du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông” góp phần lan tỏa, quảng bá du lịch mạnh mẽ.

Trang mới cho DLCĐ

Những năm qua, mạng lưới buôn làng có tiềm năng phát triển DLCĐ đã có nhiều thay đổi. Có những làng từng rất hút khách trên bản đồ du lịch nhưng sau đó hoàn toàn bị “xóa sổ” khỏi các tour, tuyến của giới lữ hành do bê tông hóa, bản sắc mai một hoặc sản phẩm dịch vụ nghèo nàn. Nhưng cũng có làng nhờ vào sự năng động của cộng đồng lại có thể bứt phá trong phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, việc phát triển DLCĐ vẫn còn trở lực dù Gia Lai được đánh giá có nhiều tiềm năng cho loại hình này.

Người dân làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) tái hiện hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày phục vụ khách du lịch. Ảnh: M.C

Người dân làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) tái hiện hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày phục vụ khách du lịch. Ảnh: M.C

Nhiều chính sách về phát triển DLCĐ được tỉnh ban hành với quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu phát triển loại hình du lịch nhân văn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1103/KH-UBND về phát triển DLCĐ đến năm 2030. Kế hoạch nêu rõ ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các điểm du lịch đang khai thác nhưng chưa hoàn thiện dịch vụ như làng Mơ Hra-Đáp và làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang).

Ngoài ra, một số ngôi làng có tiềm năng cũng được đưa vào kế hoạch như: làng Ốp (phường Hoa Lư), Ia Nueng (xã Biển Hồ), Wâu (xã Chư Á), Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku), Kép, Al (xã Ia Mơ Nông), Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), Đê Kjiêng (xã Ayun), Pờ Yầu (xã Lơ Pang), Đê Kôn (xã Hra, huyện Mang Yang).

Là mô hình mẫu về DLCĐ, làng Mơ Hra-Đáp tiếp tục được đầu tư 14,5 tỷ đồng từ ngân sách của Nhà nước để triển khai mô hình thí điểm phát triển sản phẩm OCOP về DLCĐ. Một số hạng mục đang được triển khai như: làm nhà rông, trồng cây trong khuôn viên, mở rộng đường giao thông… Với nguồn lực đầu tư lớn, sản phẩm DLCĐ làng Mơ Hra-Đáp sẽ hoàn thiện trong năm 2025.

Làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh được xây dựng từ một dự án hỗ trợ, kết nối hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: M.C

Làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh được xây dựng từ một dự án hỗ trợ, kết nối hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: M.C

Theo các chuyên gia du lịch, việc lựa chọn thí điểm mô hình DLCĐ để tập trung đầu tư xây dựng chính là cách làm phù hợp. Nhưng quá trình triển khai cần hạn chế tác động đến môi trường, nhất là tối kỵ việc bê tông hóa. Đồng thời, tập trung đầu tư nguồn lực chính cho chủ thể của hoạt động du lịch là cộng đồng. Chủ tịch Hội DLCĐ Việt Nam Phạm Hải Quỳnh từng dẫn đoàn famtrip gần 100 doanh nghiệp lữ hành khảo sát DLCĐ Mơ Hra-Đáp.

Ông Quỳnh nhận định: “Chúng tôi đã khảo sát DLCĐ dọc khắp Việt Nam. Với mạng lưới các làng DLCĐ dày đặc ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, muốn cạnh tranh cần tạo sự khác biệt. Ở Mơ Hra-Đáp, các giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng được cộng đồng bảo tồn rất tốt. Có thể nói để xây dựng được sản phẩm DLCĐ cần khai thác được cả những giá trị vô hình lẫn hữu hình, hài hòa được các yếu tố đó là giữ gìn được bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên gắn với lợi ích kinh tế, sinh kế lâu dài cho người dân.

Như vậy, cần có cách làm chứ không phải nguồn lực lớn. Còn khi có nguồn lực đầu tư, cần đầu tư vào cả những giá trị hữu hình chứ không chỉ là cơ sở hạ tầng”.

Còn Thạc sĩ Huỳnh Công Hiếu-một trong những hướng dẫn viên của TP. Hồ Chí Minh thực hiện tour thử nghiệm DLCĐ tại làng Mơ Hra-Đáp khi sản phẩm ra mắt thì cho biết: “Dân làng Mơ Hra-Đáp lâu nay đã biết cách làm du lịch, đến giai đoạn này cần phát triển ở mức độ cao hơn, chú trọng yếu tố trải nghiệm nhiều hơn. Điều quan trọng nhất là xây dựng được sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp có sự khác biệt rõ rệt, không trùng lắp mới thôi thúc được du khách phải tìm đến để trải nghiệm”.

Chiều xuống ở giọt nước làng Ia Nueng (xã Biển Hồ)-ngôi làng được TP. Pleiku ban hành đề án xây dựng làng du lịch cộng đồng. Ảnh: M.C

Chiều xuống ở giọt nước làng Ia Nueng (xã Biển Hồ)-ngôi làng được TP. Pleiku ban hành đề án xây dựng làng du lịch cộng đồng. Ảnh: M.C

Là đô thị trung tâm với đặc trưng “làng trong phố”, TP. Pleiku cũng đã ban hành các đề án xây dựng sản phẩm DLCĐ tại làng Ốp (phường Hoa Lư) và làng Ia Nueng (xã Biển Hồ). Tuy nhiên, thành phố vẫn đang “đi chậm mà chắc”. Bởi lẽ, đặc trưng “làng trong phố” vừa là thế mạnh, vừa là thách thức trong phát triển DLCĐ bởi tốc độ đô thị hóa cao, khó giữ được bản sắc.

Tại hội nghị chuyên đề phát triển du lịch nông thôn do UBND tỉnh tổ chức, ông Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-chia sẻ: “Thành phố rất quyết tâm và dành nguồn lực lớn đầu tư để có thể xây dựng được các sản phẩm DLCĐ xứng tầm. Nhưng đây là loại hình du lịch khá mới mẻ, thành phố vẫn đang tìm hướng đi phù hợp.

Ngoài 6 giải pháp cụ thể đề ra phát triển loại hình này, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch lâu năm có kinh nghiệm đến các làng khảo sát, tham vấn cho thành phố nên làm gì, làm như thế nào để có thể xây dựng được sản phẩm DLCĐ thực sự hấp dẫn, khác biệt”.





Nguồn: https://baogialai.com.vn/trang-moi-cho-du-lich-cong-dong-post290935.html

Cùng chủ đề

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 77 cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở

Đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội. Ảnh: Minh ChâuTrong thời gian 12 ngày, học viên tập trung nghiên cứu các chuyên đề như: vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Hội cấp cơ sở; chức trách, nhiệm vụ của chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở. Học viên cũng được hướng dẫn các kỹ năng về kiểm tra, giám sát; trình bày trước cuộc họp; thu thập, phân...

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP TP. Pleiku tiến hành kiểm tra Tiệm bánh Tín Phát- 20B Đinh Tiên Hoàng, phường Diên Hồng, TP. Pleiku. Ảnh: Như NguyệnTừ ngày 5-9 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP TP. Pleiku đã tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; trong đó, tập trung vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết...

Bàn giao Ngôi nhà yêu thương cho hộ nghèo xã Đăk Pơ Pho

​Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào ngày 20-8 với quy mô nhà cấp 4, tổng diện tích xây dựng bao gồm cả sân là 60m². Sau gần một tháng thi công, ngôi nhà đã hoàn thành và bàn giao cho gia đình ông Đinh Mun đưa vào sử dụng.Đại diện Câu lạc bộ Ngôi nhà yêu thương, nhà tài trợ và chính quyền địa phương bàn giao nhà cho ông Đinh Mun. Ảnh: Câu lạc bộ cung cấpĐược...

Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ, 95 năm thành lập đô thị Pleiku tỉnh Gia Lai

Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hồ Văn Niên, các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đồng chí Trịnh Duy Thuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố PleiKu, các đồng chí...

Pleiku phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác BHYT học sinh, sinh viên năm học 2023-2024, phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025 trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Như NguyệnTheo BHXH tỉnh, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 61 cơ sở giáo dục, số học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là 59.361 em, chiếm 97,54% HSSV toàn thành phố, tăng 2.572 em (tỷ lệ 2,84%) so với năm học 2022-2023. Hiện còn khoảng 1.494 em chưa...

Cùng tác giả

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 77 cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở

Đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội. Ảnh: Minh ChâuTrong thời gian 12 ngày, học viên tập trung nghiên cứu các chuyên đề như: vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Hội cấp cơ sở; chức trách, nhiệm vụ của chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở. Học viên cũng được hướng dẫn các kỹ năng về kiểm tra, giám sát; trình bày trước cuộc họp; thu thập, phân...

Liệu có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại?

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 17/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay của ba sàn...

Đak Pơ: Đầu tư có trọng điểm để không xảy ra nợ đọng trong xây dựng cơ bản

Đầu tư có trọng điểm Dự án đầu tư xây mới phòng học, phòng chức năng Trường Mẫu giáo Sơn Ca (xã Tân An) là một trong những công trình trọng điểm của huyện Đak Pơ trong giai đoạn 2021-2025. Cô Lê Thị Minh Nguyệt-Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sơn Ca chia sẻ: “Trước khi được đầu tư, trường có 5 phòng học và thiếu phòng hiệu bộ. Do các phòng học được xây từ năm 1998 nên bị...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

  Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấp Một trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức mới đây là phiên livestream đặc biệt của MC-KOC Thùy Dung ngay tại khán phòng....

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần qua không có quốc gia nào báo cáo giảm giá hồ tiêu. Cùng với đó, lực mua tăng từ các thị trường, và mối lo nguồn...

Cùng chuyên mục

United Airlines sẽ cung cấp wifi miễn phí trên máy bay

Với tỷ lệ 18%, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các điểm đến du lịch được ưa thích du khách Hàn Quốc ưu tiên lựa chọn trong kỳ nghỉ lễ Chuseok (Tết Trung Thu) năm 2024. Từ 4 giờ sáng, nhiều bạn trẻ đã di chuyển đến các quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng (TP.Đà Nẵng) để kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông...

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Viện nghiên cứu Ứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (Sở KH-CN TP.HCM) trao chứng nhận điểm đến trung hòa carbon cho Suối Rao Ecolodge. Đây là điểm du lịch đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chứng nhận này. Hành khách đi chân trần trên máy bay ngày càng đông nhưng không phải tất cả các hãng hàng không đều chấp nhận, nhiều...

Khách quốc tế kéo nhau xem bảo vật quốc gia ở Đà Nẵng

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Với chiều cao 24m, hai...

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh

(GLO)- Sáng 5-9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC) lần thứ 18 năm 2024 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn. Hội chợ năm nay có chủ đề “Du lịch bền vững-Kiến tạo tương lai” được kênh tin tức hàng đầu thế giới CNN đưa tin trên chương trình Marketplace Asia. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk phối...

Những món ngon độc đáo của người Jrai làm từ cây lá giang

(GLO)- Người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gọi cây lá giang là hla dang. Loài thân leo này có đặc tính càng nắng nóng thì càng xanh tốt. Có lẽ vì vậy mà ở vùng đất “chảo lửa”, cây lá giang mọc hoang khắp mọi nơi và được người bản địa đưa vào ẩm thực với các món ngon độc đáo. ...

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Đối với những “tín đồ” yêu thích du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm và khám phá thì các homestay, farmstay là lựa chọn không thể bỏ qua. Chính vì vậy, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày, các homestay, farmstay trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút rất đông người dân, du khách đến trải nghiệm, khám phá thiên nhiên và nghỉ dưỡng. ...

Kỳ bí hòn đá chồng ở núi Chư Glap – Điểm du lịch hấp dẫn

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap. Núi Chư Glap cách trụ sở UBND xã Hbông khoảng 5 km theo hướng Tây Nam. Để đến ngọn núi này, từ làng Ring, chúng tôi men theo con đường mòn khúc khuỷu, lởm chởm sỏi đá...

Gia Lai rộn ràng trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9

(GLO)- Cao nguyên Gia Lai nhanh chóng ngập tràn không khí sôi động và phấn khởi trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay. Với tiết trời có nắng nhẹ, mát mẻ, người dân đã lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ lễ dài ngày. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024 đã chính thức bắt đầu, trong ngày 31-8 người dân phố núi Pleiku cùng du khách từ các tỉnh...

Di tích Huế mở cửa đón khách miễn phí dịp lễ Quốc khánh 2.9

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng. Bắt đầu xuất phát từ Quan Đế Miếu, đoàn Nghinh Ông diễu hành trên các con đường có đông người Hoa...

Bộ ảnh Việt Nam ‘xem là muốn đặt máy bay đi ngay’ trên báo Anh

Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này. Kéo dài tới hết 30.8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang trở thành thỏi nam châm hút khách tới đỉnh thiêng Fansipan mùa cuối hạ đầu thu, với biển hoa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất