Powered by Techcity

Tp Pleiku tạo bản sắc từ kiến trúc và không gian đô thị


Giữ nét kiến trúc đặc trưng

Thành phố Pleiku có nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính cộng đồng dân tộc thiểu số với tập quán sinh sống, lao động, tín ngưỡng của mình đã hình thành nên những nét đặc thù của TP. Pleiku, mà ở đó có các công trình kiến trúc truyền thống bao gồm: nhà rông, nhà sàn, kho thóc, cổng làng, nhà mồ…

Nhà thờ Plei Chuet (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) có kiến trúc độc đáo mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: H.D

Nhà thờ Plei Chuet (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) có kiến trúc độc đáo mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: H.D

Trong một lần trao đổi với P.V, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà chia sẻ: Đặc trưng khí hậu của Gia Lai là 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Mùa mưa kéo dài đòi hỏi kiến trúc các công trình xây dựng tại Gia Lai nói chung, TP. Pleiku nói riêng phải có đặc điểm phù hợp. Trong đó, bộ mái dốc cần được khai thác tối đa để tránh tụ nước khi mưa dầm. Đây cũng là kiến trúc đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên được thể hiện qua các mái nhà rông, nhà sàn…

Hiện trên địa bàn TP. Pleiku vẫn còn một số công trình kiến trúc có mái dốc, mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên như: nhà thờ Plei Chuet (phường Thắng Lợi), nhà gỗ trong khu vực Hội trường 2-9…

Đối với những công trình nhà ở, không ít người dân Pleiku cũng chọn kiến trúc mái dốc. Bà Đỗ Thị Kim Bắc (tổ 8, phường Yên Đỗ) cho hay: “Năm 2013, khi xây dựng nhà ở, gia đình tôi nghiên cứu khá kỹ về kiến trúc, kiểu dáng sao cho vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa có tính thẩm mỹ, đáp ứng được yêu cầu bền vững, hợp khí hậu. Từ đó, gia đình tôi chọn làm nhà mái dốc, lợp ngói đỏ. So với những căn nhà mái bằng thì nhà mái dốc không bị đọng nước, tường cũng ít bị thấm ẩm”.

Theo các kỹ sư xây dựng, bởi đặc thù khí hậu của Gia Lai mà các công trình kiến trúc phải đáp ứng được tiêu chí “3 chống” (chống thấm, chống gió và chống bụi). Cách chống gió, chống bụi hữu hiệu là xây dựng cửa 2 lớp (lớp cửa kính bên trong và lớp cửa sắt hoặc gỗ bên ngoài). Vấn đề nan giải hơn chính là chống thấm.

Để đối phó với tình trạng thấm nước, người dân đã ốp tôn bên ngoài tường. Song, các chuyên gia cho rằng, đây là cách chống thấm chưa được khoa học, bởi về lâu dài, nó sẽ phá vỡ kết cấu, gây ảnh hưởng đến độ bền của tường. Vì vậy, giải pháp tốt nhất vẫn là sử dụng sơn hoặc các vật liệu chống thấm khác.

Nói về kiến trúc xây dựng, Tiến sĩ Nguyễn Bá Thạch-Giám đốc Sở Xây dựng-cho biết: Bộ mái dốc là đặc trưng rõ nét của kiến trúc mà TP. Pleiku cần khai thác tối đa. Không gian nội thất có thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Vật liệu xây dựng thì khuyến khích sử dụng vật liệu nhân tạo thay thế vật liệu tự nhiên nhưng vẫn giữ được các đặc tính mô phỏng của vật liệu tự nhiên.

Tường bao che khuyến khích xây dựng kiên cố; không nên ốp các loại gạch men mà nên dùng các loại sơn chống thấm trang trí; mái lợp ngói, tôn hoặc bê tông có lợp ngói, vật liệu đặc trưng để chống nóng, chống ẩm do điều kiện khí hậu mưa và nắng kéo dài.

Kiến tạo khu vực quản lý đặc thù

Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm: Đối với các công trình hành chính, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ cấp tỉnh, TP. Pleiku dự kiến tập trung cải tạo, nâng cấp để tạo thành quần thể kiến trúc tiêu biểu cho đô thị, kiểm soát chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng chặt chẽ, tránh lấn chiếm nhằm bảo vệ cảnh quan khu vực.

Đồng thời, tăng cường hệ thống cây xanh, tiện ích đô thị, tuân thủ theo quy hoạch đô thị được duyệt. Một số khu vực như: ngã ba Phù Đổng, Biển Hồ, suối Hội Phú, núi Hàm Rồng… cũng sẽ được tạo dựng những đặc thù riêng và được quản lý chặt chẽ.

Ngày càng nhiều người dân chọn kiến trúc mái dốc cho ngôi nhà của mình. Ảnh: H.D

Ngày càng nhiều người dân chọn kiến trúc mái dốc cho ngôi nhà của mình. Ảnh: H.D

Cụ thể, ở khu vực ngã ba Phù Đổng, thành phố khuyến khích các loại hình công trình có kiến trúc hiện đại, kết hợp với các thủ pháp cảnh quan nghệ thuật tạo thêm sự năng động, linh hoạt. Khu vực Biển Hồ sẽ phát triển công viên cây xanh bảo tồn; tạo vành đai xanh cách ly, cấm mọi hoạt động khai thác tại hồ A (nguồn cấp nước mặt chính của thành phố) và thực hiện theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, tạo đường đi bộ kết hợp ngắm cảnh, thiết lập các điểm nghỉ chân, điểm ngắm cảnh kết hợp với các không gian làng, điểm dân cư xung quanh hồ. Tại hồ B sẽ đề xuất các hoạt động du lịch, dịch vụ, trên cơ sở đó hình thành điểm phát triển du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng kết hợp du lịch văn hóa.

Đặc biệt, lâu nay, các không gian buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số trong lòng TP. Pleiku vẫn được xem là điểm nhấn đặc trưng. Bởi vậy, quá trình xây dựng và phát triển, Pleiku vẫn xác định đây là không gian đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bản sắc riêng cho đô thị.

Hiện TP. Pleiku đang có các làng du lịch với những nét văn hóa đặc sắc còn lưu giữ hoặc có vị trí tại khu vực cảnh quan đẹp, phù hợp để khai thác du lịch như: làng Ốp (phường Hoa Lư); làng Kép (phường Đống Đa); làng Ia Nueng, làng Phung (xã Biển Hồ); làng Têng 1, Tiêng 2 (xã Tân Sơn), làng Wâu (xã Chư Á)…

“Ngoài ra, đối với làng đồng bào dân tộc thiểu số còn lại thuộc vành đai nông nghiệp, nông thôn, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo tồn thích ứng, giữ gìn không gian quy hoạch kiến trúc truyền thống, phát triển làng theo hướng truyền thống có bản sắc địa phương.

Cùng với đó là cải tạo và mở rộng làng cũng như các không gian công cộng, tăng mật độ xây dựng khu ở để đáp ứng nhu cầu phát triển dân số, xây dựng thêm công trình phục vụ mục đích sử dụng mới”-Giám đốc Sở Xây dựng cho hay.





Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/tp-pleiku-tao-ban-sac-tu-kien-truc-va-khong-gian-do-thi.79988.aspx

Cùng chủ đề

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Phát huy giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”

Huyện Krông Pa hiện có hơn 2.500 ha cây thuốc lá. Ảnh: M.KVụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Krông Pa có 1.535 hộ trồng thuốc lá với diện tích 2.522 ha. Toàn bộ diện tích thuốc lá được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đầu tư, thu mua với các hộ dân.Theo đó, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức hợp đồng liên kết, hợp tác với các công ty trồng thử nghiệm một...

Hội đồng nhân dân huyện Kbang thông qua 3 nghị quyết quan trọng

​(GLO)- Ngày 28-8, HĐND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền.​ ...

An Khê phấn đấu huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%

Năm học 2023-2024, thị xã An Khê có 24 trường công lập và 5 trường tư thục với 393 lớp/13.326 học sinh. Việc huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đi học đạt hơn 100%; chất lượng nuôi dạy trẻ ngày càng được chú trọng về chất lượng và số lượng. Duy trì sĩ số học sinh tiểu học đạt 100%, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. 11/11 xã, phường đạt...

Cùng tác giả

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Cùng chuyên mục

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Người mua Trung Quốc quay trở lại thị trường sau thời gian dài vắng bóng, giá tiếp tục neo ở mức cao?

Giá tiêu hôm nay 10/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 10/9/2024: Người mua Trung Quốc quay trở lại thị trường sau thời gian dài vắng bóng, giá tiếp tục neo ở mức cao? (Nguồn: MC) Giá tiêu hôm nay 10/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg. Cụ thể, giá...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng mạnh áp lực lên giá cà phê

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 9/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay của ba sàn...

Nhiều doanh nghiệp vẫn “bất động” chờ khơi thông pháp lý

Dù triển khai xây dựng, thậm chí thi công vượt tiến độ, song nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa thể bán hàng vì dự án chưa đủ điều kiện pháp lý. Dự án Mega City tại TP. Bến Cát của Kim Oanh Group đang mòn mỏi chờ cơ quan chức năng định giá đất. (Ảnh: V.D) Hồ hởi trở lại thị trường Thị trường bất động sản  bước vào giai đoạn cuối năm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang tăng tốc...

Mục tiêu ngành hàng xuất khẩu tỷ USD đã trong tầm tay

Dự báo giá tiêu 7/9/2024: Tiếp tục tăng mạnh và neo ở mức cao? Dự báo giá tiêu 8/9/2024: Sau một ngày tăng mạnh, giá tiêu lại quay đầu giảm? Dự báo giá hồ tiêu ngày 9/9/2024 đồng loạt đi ngang. Sau quãng thời gian duy trì ngưỡng 145.000 – 150.000 đồng/kg, nhiều bên tin rằng giá sẽ khó tăng mạnh như trước. Cho nên trong tuần ghi nhận khối lượng giao dịch lớn trên thị trường, nhiều bà con...

Khắc phục loạt sai phạm trong đấu giá đất ở huyện Chư Sê

Ngày 8/9, thông tin từ UBND tỉnh Gia Lai cho biết, Uỷ ban này đã xây dựng kế hoạch thực hiện khắc phục, xử lý các tồn tại, vi phạm mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra trước đó. Trong đó, có việc rà soát, xử lý thu tiền đặt cọc đối với các lô đất trúng đấu giá trên địa bàn tỉnh có vi phạm quy chế đấu giá, phương án đấu giá, chậm nộp tiền trúng đấu...

Gia Lai đầu tư nguồn lực giữ chân nhân tài cho ngành y tế

Ngày 8.9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 429/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030”. Đề án này nhằm huy động nguồn lực để phát triển y tế địa phương, đặc biệt là những năm khó khăn sau dịch COVID-19. Tại Gia Lai, việc tự chủ tài chính của các bệnh viện công lập gặp nhiều khó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất