Powered by Techcity

Tăng sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm

Định vị thương hiệu cho sản phẩm chủ lực

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là một trong những hướng đi trọng tâm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, theo chuỗi giá trị, nhất là trong thời điểm tỉnh đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đã hỗ trợ và chủ trì lập hồ sơ xác lập quyền SHTT cho 18 sản phẩm địa phương như: nhãn hiệu chứng nhận gạo Phú Thiện, rau An Khê, rau Đak Pơ, gạo Ia Lâu-Chư Prông, phở khô Gia Lai, bò Krông Pa-Gia Lai…; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Ba Chăm Mang Yang, hồ tiêu Chư Sê, cà phê Gia Lai. Vừa qua, Gia Lai có thêm sản phẩm “Mật ong hoa cà phê Gia Lai” và “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai” được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận từ Cục SHTT (Bộ KH-CN).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đón nhận văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm “Mật ong hoa cà phê Gia Lai” và “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”. Ảnh: Trần Dung

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đón nhận văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm “Mật ong hoa cà phê Gia Lai” và “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”. Ảnh: Trần Dung

Bà Trần Thị Hoàng Anh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Mật ong Phương Di (huyện Ia Grai) chia sẻ: “Hiện nay, sản phẩm mật ong hoa cà phê của chúng tôi đã được chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu mật ong hoa cà phê góp phần nâng cao danh tiếng, giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, giúp tăng thu nhập, ổn định sinh kế cho người nuôi ong, củng cố lại hệ thống sản xuất, ổn định và duy trì sự phát triển bền vững nghề nuôi ong lấy mật truyền thống của địa phương”.

Cùng quan điểm, ông Ksor Tin-Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-thông tin: Thuốc lá là sản phẩm chủ lực của địa phương. Đến năm 2023, tổng diện tích trồng cây thuốc lá của huyện là 2.200 ha. Tuy nhiên, quá trình tiêu thụ sản phẩm còn gặp một số khó khăn và chưa có sự định hướng cụ thể, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả kinh tế còn ở mức thấp, nhất là khi sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ SHTT. “Nhãn hiệu chứng nhận “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai” được cấp văn bằng bảo hộ là tín hiệu vui. Đây không chỉ đơn thuần là sự khẳng định một thương hiệu mà còn mở ra cơ hội nghiên cứu đánh giá chất lượng, thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Sản phẩm sẽ được cơ quan có thẩm quyền gắn nhãn hiệu, được bảo hộ và sử dụng trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm”-ông Ksor Tin khẳng định.

Sản phẩm mật ong hoa cà phê Gia Lai được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ảnh: T.D

Sản phẩm mật ong hoa cà phê Gia Lai được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ảnh: T.D

Được Cục SHTT trao chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”, bà Nguyễn Thị Thảo-Chủ cơ sở cà phê Thảo Hiên (huyện Ia Grai) chia sẻ: “Chứng nhận giúp chúng tôi quảng bá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển sản phẩm”. Chung nhận định, bà Trịnh Thị Lương-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dalasa Coffee (TP. Pleiku) phấn khởi cho hay: Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trở thành công cụ giúp nhận diện, truyền thông và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Với đơn vị kinh doanh sản phẩm cà phê như chúng tôi thì các chính sách về SHTT đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc tăng cường thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng SHTT, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các chủ sở hữu.

Thúc đẩy phát triển các nguồn lực địa phương

Thời gian qua, các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong quản lý nhà nước về SHTT. Trạm khai thác thông tin và dịch vụ sở hữu công nghiệp được đưa vào sử dụng phần nào giúp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ động hơn trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu, tạo dựng, phát triển tài sản trí tuệ cũng như khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ và đặc biệt là hỗ trợ sử dụng các dịch vụ SHTT có chất lượng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Cường-Phó Giám đốc Sở KH-CN, công tác tập huấn, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về SHTT đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ cơ sở kinh doanh về các quy định trong lĩnh vực SHTT, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương được quan tâm, đẩy mạnh, cụ thể như: Quảng bá các sản phẩm cà phê Gia Lai, hồ tiêu Chư Sê, gạo Ba Chăm Mang Yang, chanh dây Gia Lai, phở khô Gia Lai, bò Krông Pa… trên các trang thông tin điện tử và cuốn cẩm nang sản phẩm thế mạnh của tỉnh. “Có thể thấy, SHTT đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030 đang được đẩy mạnh triển khai toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực của địa phương. Từ đó, các sản phẩm địa phương đã có sẵn giá trị chất lượng, đạt được danh tiếng, tạo nhiều thuận lợi cho người dân trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, phát triển du lịch địa phương”-Phó Giám đốc Sở KH-CN nhấn mạnh.

Cà phê Tamba (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) vừa được trao chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Ảnh: Trần Dung

Cà phê Tamba (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) vừa được trao chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Gia Lai”. Ảnh: Trần Dung

Trong chiến lược và chương trình hoạt động những năm tiếp theo, Sở KH-CN tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm địa phương. Theo đó, tối thiểu 90% sản phẩm chủ lực tỉnh sẽ được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân tăng bình quân 10-15%/năm…

Ông Lưu Hoàng Long-Cục trưởng Cục SHTT-nhận định: “Cục SHTT luôn đồng hành phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc sản. Những kết quả mà Gia Lai đạt được thể hiện sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, người dân trong việc tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Tôi cho rằng đây là hướng đi phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Gia Lai trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”.

Cục trưởng Cục SHTT nhấn mạnh: “Tuy nhiên, việc bảo hộ chỉ là bước khởi đầu. Việc quản lý để gìn giữ chất lượng và danh tiếng của sản phẩm mới là bài toán đặt ra cho chủ sở hữu trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng. Việc quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh Gia Lai cần dựa trên lợi thế và đặc điểm tổ chức sản xuất thương mại phù hợp. Đặc biệt, cần dựa trên định hướng chính sách của Nhà nước và địa phương nhằm xây dựng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong bối cảnh sản xuất và kinh doanh cạnh tranh như hiện nay”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 77 cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở

Đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội. Ảnh: Minh ChâuTrong thời gian 12 ngày, học viên tập trung nghiên cứu các chuyên đề như: vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Hội cấp cơ sở; chức trách, nhiệm vụ của chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở. Học viên cũng được hướng dẫn các kỹ năng về kiểm tra, giám sát; trình bày trước cuộc họp; thu thập, phân...

Tặng 120 suất quà Trung thu cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn

​Bà Ksor H'Khuyên-Phó Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa tặng quà các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu. Ảnh: Vũ ChiVới tinh thần cả nước hướng về đồng bào miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ nên “Đêm hội trăng Rằm” năm nay, UBND thị xã Ayun Pa không tổ chức chương trình văn nghệ và múa lân. Tuy vậy, chương trình phá cỗ cùng các trò chơi đố vui có thưởng...

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP TP. Pleiku tiến hành kiểm tra Tiệm bánh Tín Phát- 20B Đinh Tiên Hoàng, phường Diên Hồng, TP. Pleiku. Ảnh: Như NguyệnTừ ngày 5-9 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP TP. Pleiku đã tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; trong đó, tập trung vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết...

Bàn giao Ngôi nhà yêu thương cho hộ nghèo xã Đăk Pơ Pho

​Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào ngày 20-8 với quy mô nhà cấp 4, tổng diện tích xây dựng bao gồm cả sân là 60m². Sau gần một tháng thi công, ngôi nhà đã hoàn thành và bàn giao cho gia đình ông Đinh Mun đưa vào sử dụng.Đại diện Câu lạc bộ Ngôi nhà yêu thương, nhà tài trợ và chính quyền địa phương bàn giao nhà cho ông Đinh Mun. Ảnh: Câu lạc bộ cung cấpĐược...

Pleiku phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác BHYT học sinh, sinh viên năm học 2023-2024, phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025 trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Như NguyệnTheo BHXH tỉnh, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 61 cơ sở giáo dục, số học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là 59.361 em, chiếm 97,54% HSSV toàn thành phố, tăng 2.572 em (tỷ lệ 2,84%) so với năm học 2022-2023. Hiện còn khoảng 1.494 em chưa...

Cùng tác giả

Giá tổ yến giảm sâu

Giá tổ yến thô giảm mạnh đã kéo theo các sản phẩm chế biến từ yến cũng giảm theo, mức giảm tùy theo dòng sản phẩm, thương hiệu, nguồn hàng, chất lượng. Cụ thể: sản phẩm tổ yến tinh chế có giá 3,5 triệu đồng/lạng nay giảm xuống còn gần 3,2 triệu đồng/lạng; chân yến rút lông có giá 3 triệu đồng/lạng giảm còn 2,9 triệu đồng/lạng... Bà Phạm Thị Sáu (tổ 1, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho...

Tác phẩm Vẻ đẹp như tranh của con đường thông trăm tuổi ở Gia Lai

- Tác giả: Đinh Tất Cảnh - Ngày tham dự: 17/09/2024 ...

Giá cà phê hôm nay (17-9): Tăng không điểm dừng, liên tục phá đỉnh

Ảnh minh họa: Internet Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng được thu mua với mức 123.500 đồng/kg. window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleMiddle != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleMiddle, 'sdaWeb_SdaArticleMiddle');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleMiddle').style.display = "none";} }); Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Nông giảm 200...

Cục An toàn thực phẩm vào cuộc vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Gia Lai đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Cụ thể, đề nghị Sở Y tế tỉnh Gia Lai tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm. Tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung...

Tặng 120 suất quà Trung thu cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn

​Bà Ksor H'Khuyên-Phó Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa tặng quà các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu. Ảnh: Vũ ChiVới tinh thần cả nước hướng về đồng bào miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ nên “Đêm hội trăng Rằm” năm nay, UBND thị xã Ayun Pa không tổ chức chương trình văn nghệ và múa lân. Tuy vậy, chương trình phá cỗ cùng các trò chơi đố vui có thưởng...

Cùng chuyên mục

Giá tổ yến giảm sâu

Giá tổ yến thô giảm mạnh đã kéo theo các sản phẩm chế biến từ yến cũng giảm theo, mức giảm tùy theo dòng sản phẩm, thương hiệu, nguồn hàng, chất lượng. Cụ thể: sản phẩm tổ yến tinh chế có giá 3,5 triệu đồng/lạng nay giảm xuống còn gần 3,2 triệu đồng/lạng; chân yến rút lông có giá 3 triệu đồng/lạng giảm còn 2,9 triệu đồng/lạng... Bà Phạm Thị Sáu (tổ 1, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho...

Giá cà phê hôm nay (17-9): Tăng không điểm dừng, liên tục phá đỉnh

Ảnh minh họa: Internet Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng được thu mua với mức 123.500 đồng/kg. window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleMiddle != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleMiddle, 'sdaWeb_SdaArticleMiddle');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleMiddle').style.display = "none";} }); Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Nông giảm 200...

Đak Pơ: Đầu tư có trọng điểm để không xảy ra nợ đọng trong xây dựng cơ bản

Đầu tư có trọng điểm Dự án đầu tư xây mới phòng học, phòng chức năng Trường Mẫu giáo Sơn Ca (xã Tân An) là một trong những công trình trọng điểm của huyện Đak Pơ trong giai đoạn 2021-2025. Cô Lê Thị Minh Nguyệt-Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sơn Ca chia sẻ: “Trước khi được đầu tư, trường có 5 phòng học và thiếu phòng hiệu bộ. Do các phòng học được xây từ năm 1998 nên bị...

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Sản xuất hữu cơ để vươn tới thị trường khó tính USDA (United States Department of Agriculture) là chứng nhận hữu cơ do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp cho các sản phẩm nông nghiệp. So với nhiều loại chứng nhận hữu cơ (organic) khác thì USDA có độ tin cậy cao bởi quy trình đánh giá rất nghiêm ngặt. Chỉ những sản phẩm có trên 95% thành phần cấu tạo là chất hữu cơ mới được cấp chứng...

Ngày 15-9, giá hồ tiêu tại Gia Lai ở mức 154.000 đồng/kg

Giá hồ tiêu tại Gia Lai ở mức 154.000 đồng/kg. Ảnh: Phạm Ngọc Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay (15-9) tại Gia Lai ở mức 154.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đồng Nai giá hồ tiêu quanh mức 154.000 đồng/kg; giá hồ tiêu tại Đắk Lắk ở mức 156.000 đồng/kg. ...

Gia Lai: Thị trường Trung thu vào mùa cao điểm

Giá bánh tầm trung bán chạy Năm nay, các thương hiệu bánh Trung thu nổi tiếng như Kinh Đô, Kido, Yến sào Khánh Hoà, Bibica, Hữu Nghị, Mesa… đã tung ra thị trường nhiều vị bánh mới của các dòng bánh truyền thống, bánh hiện đại, bánh ăn kiêng, ăn chay. Bên cạnh sự đổi mới về khẩu vị theo xu hướng giảm ăn ngọt, các hãng cũng sản xuất nhiều hương vị bánh khác nhau để tạo sự...

An Khê: Phê duyệt quyết toán đầu tư công giai đoạn 2021-2025 hơn 141 tỷ đồng

Quang cảnh buổi giám sát tại thị xã An Khê. Ảnh: Hà Duy Từ năm 2021 đến 2024, UBND thị xã An Khê đã ban hành 7 văn bản triển khai các hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công cho các...

Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2023-2024

Ông Dương Mah Tiệp-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai trao giấy khen của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho các nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Gia Lai có thành tích xuất sắc trong niên vụ mía đường 2023-2024. Ảnh: Ngọc Minh Dự hội nghị tổng kết...

Kông Chro hội thi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Đại diện Ban tổ chức trao đồng giải nhất cho sản phẩm nhãn T6 của Hội Nông dân xã Yang Trung và sản phẩm mắc ca của Hội Nông dân xã Chư Krey. Ảnh: Ngô Chiến Tham gia hội thi có 140 hội viên nông dân thuộc 14 đội đến từ các xã, thị...

Tái canh để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê

Vườn cà phê tái canh của gia đình bà Nguyễn Thị Hưởng (thôn 5, xã Ia Pal). Ảnh: Q.T Qua khảo sát, huyện Chư Sê có hơn 11.000 ha cà phê, phần lớn được trồng từ những năm cuối thế kỷ trước nên đã già cỗi, phát triển kém, sâu bệnh gây hại nặng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất