Powered by Techcity

Những “hạt giống” quý của du lịch nông thôn


Theo dõi Báo Gia Lai trên
Google News



  • Nam miền Bắc


  • Nữ miền Bắc


  • Nữ miền Nam


  • Nam miền Nam


(GLO)- Đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, là bước chuẩn bị đường dài cho du lịch nông nghiệp thời gian tới. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng luôn gắn liền với tri thức bản địa và giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.

“Từ những nghệ nhân trước đây chỉ biết đan lát, dệt vải, những người nông dân chân chất, thật thà, họ đã trở thành hướng dẫn viên có thể thuyết minh trước du khách bằng niềm tự hào dân tộc, bằng tình yêu tha thiết với buôn làng, yêu văn hóa bản địa và khát khao bảo tồn văn hóa giữa dòng xoáy của thời gian”. Đó là cảm nhận của chị Nguyễn Thị Thúy An-Giảng viên Khoa Nghiệp vụ du lịch (Trường Cao đẳng Gia Lai) khi ngồi ghế giám khảo Hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số năm 2024.

Nghệ nhân thử sức làm hướng dẫn viên

17 thí sinh đến từ các làng Bahnar, Jrai nằm trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh mang đến hội thi những màn trình diễn thú vị. Họ giới thiệu di tích văn hóa-lịch sử, di sản thiên nhiên nơi mình sinh sống như: danh thắng Biển Hồ, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Làng kháng chiến Stơr…

Những giá trị của di sản văn hóa thế giới “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống, nét đẹp kiến trúc nhà rông, nét đẹp người phụ nữ Jrai, tục cưới xin, lễ bỏ mả… được chắt lọc, giới thiệu bằng tất cả niềm tự hào và tình yêu văn hóa dân tộc.

Chị M'Lê (bìa phải, làng Wâu, xã Chư Á, TP. Pleiku) xuất sắc giành giải nhất Hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: H.N

Chị M’Lê (bìa phải, làng Wâu, xã Chư Á, TP. Pleiku) xuất sắc giành giải nhất Hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: H.N

Chị MLê (làng Wâu, xã Chư Á, TP. Pleiku) xuất sắc giành giải nhất hội thi với chủ đề “Làng Wâu trên con đường lưu truyền bản sắc văn hóa”. Cô gái Jrai 9X chia sẻ: “Một số thí sinh giới thiệu thắng cảnh nổi bật của địa phương. Còn làng mình không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh đẹp nổi bật, nhưng là ngôi làng giàu bản sắc văn hóa. Mình rất tự hào khi giới thiệu những gì đời thường nhất của một làng Jrai trong phố nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa giữa nhịp sống hối hả”.

Phần giới thiệu của chị MLê thêm một lần khẳng định: Hướng dẫn viên du lịch chính là linh hồn làm cho mỗi điểm đến hấp dẫn hơn với du khách.

Đến từ vùng đất Kông Chro, cô gái Bahnar Đinh Thị Bi (làng Hle Hlang, xã Yang Trung) giới thiệu ý nghĩa của tượng gỗ dân gian. Chị chia sẻ: “Mình nghĩ muốn trở thành hướng dẫn viên tại điểm du lịch, trước tiên phải có tình yêu với vùng đất mình đang sống, ý thức được những giá trị văn hóa đang sở hữu. Khi yêu rồi sẽ muốn tìm hiểu và giới thiệu sự hiểu biết của mình với du khách bằng sự tự hào và trân trọng”.

Đó cũng là lý do chị Ksor Dịu (làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) chọn danh thắng Biển Hồ để giới thiệu trong vai trò là hướng dẫn viên. Đối với chị Dịu, đây không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, mà còn gắn liền với đời sống văn hóa của cư dân Jrai trên cao nguyên Gia Lai từ ngàn đời.

“Biển Hồ gắn bó với bao thế hệ người Jrai ở vùng đất này, trong đó có tuổi thơ của tôi. Người già nào cũng có thể kể cho bạn nghe sự tích “Đôi mắt Pleiku”. Hội thi là cơ hội để tôi thử sức, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để trở thành một hướng dẫn viên tại điểm, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua con đường du lịch”-chị tâm sự.

Hướng dẫn viên du lịch người dân tộc thiểu số giới thiệu du lịch cộng đồng Mơ H'ra-Đáp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hướng dẫn viên du lịch người dân tộc thiểu số giới thiệu du lịch cộng đồng Mơ H’ra-Đáp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Anh Si (làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang) là nghệ nhân đan lát. Lần đầu tiên thử sức trong vai trò hướng dẫn viên, anh không khỏi bỡ ngỡ. Anh cho hay: “Làng Đê Kjiêng cách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh 4 km, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng. Mình muốn thử sức để học hỏi kinh nghiệm, nghe ban giám khảo góp ý xem cần hoàn thiện những gì để trở thành hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu vẻ đẹp và giá trị văn hóa cho du khách. Sau này, mình sẽ truyền đạt lại những gì học hỏi được cho bà con”.

Những “hạt nhân” của du lịch nông thôn

Hầu hết thí sinh tham gia hội thi đến từ các ngôi làng nằm trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh. Giảng viên Nguyễn Thị Thúy An chia sẻ: “Các thí sinh ít nhiều đều được đào tạo, tập huấn về du lịch cộng đồng. Từ những nghệ nhân trước đây chỉ biết đan lát, dệt vải, những người nông dân chân chất, thật thà, họ đã trở thành những hướng dẫn viên có thể thuyết minh trước khách du lịch bằng niềm tự hào dân tộc, bằng tình yêu tha thiết với buôn làng, yêu văn hóa bản địa và khát khao bảo tồn văn hóa giữa dòng xoáy của thời gian.

Chúng tôi chưa làm được gì to tát cho sự phát triển của các làng du lịch cộng đồng nhưng mỗi ngày đều đã và đang cố gắng gieo mầm cho sự phát triển ấy”.

Sự hiểu biết về văn hóa của hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số sẽ làm tăng sức hút cho các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Ảnh: H.N

Sự hiểu biết về văn hóa của hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số sẽ làm tăng sức hút cho các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Ảnh: H.N

Dưới góc độ của người làm du lịch chuyên nghiệp, anh Hoàng Phương-Giám đốc Công ty Truyền thông du lịch Le Pleiku (TP. Pleiku), thành viên Ban giám khảo-cho hay: “Điểm du lịch có hấp dẫn với du khách hay không phụ thuộc rất nhiều vào hướng dẫn viên, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số. Họ có sự chân chất, mộc mạc, hiểu biết về văn hóa của mình nên khiến câu chuyện tăng sức hút với du khách.

Để du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trở thành những sản phẩm hấp dẫn cần tạo cơ hội nhiều hơn để những người tham gia làm du lịch có cơ hội cọ xát thực tế, bổ sung tính chuyên nghiệp. Và không chỉ hướng dẫn viên mà nên mở rộng thêm nhiều đối tượng khác”.

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 với quyết tâm đưa du lịch vùng nông thôn phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong đó, chuẩn bị nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng để làm nên thành công cho loại hình du lịch mới mẻ này.

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức một số lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Sở cũng mời các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp, phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng lực lượng lao động tham gia làm du lịch cộng đồng.

Đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, là bước chuẩn bị đường dài cho du lịch nông nghiệp thời gian tới. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng luôn gắn liền với tri thức bản địa và giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.

Giảng viên Nguyễn Thị Mỹ Linh-Trưởng khoa Nghiệp vụ du lịch: “Đây là lần đầu tiên Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Các thí sinh đều thể hiện sự sáng tạo trong cách giới thiệu các điểm du lịch và truyền tải các giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai, Bahnar. Họ có kiến thức, có tình yêu với văn hóa, lịch sử nơi mình sinh sống, đồng thời thể hiện niềm đam mê và nhiệt tình trong công việc của hướng dẫn viên du lịch. Điều này giúp họ truyền đạt thông tin một cách chính xác và hấp dẫn. Họ là những “hạt giống” quý cho du lịch cộng đồng tại Gia Lai”.





Nguồn: https://baogialai.com.vn/nhung-hat-giong-quy-cua-du-lich-nong-thon-post284553.html

Cùng chủ đề

Khách quốc tế kéo nhau xem bảo vật quốc gia ở Đà Nẵng

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Với chiều cao 24m, hai...

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Kể từ đó đến nay, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều chính sách với quyết tâm mở ra trang mới cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Nhìn từ 2 mô hình phía Đông và phía Tây Sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp khi mới thành hình đã có những ngày sôi động phục vụ một số đoàn khách đầu tiên trong tour thử nghiệm. Câu chuyện làm du lịch được bà con nói đến...

Hơn 64 ngàn lượt người tham quan, trải nghiệm tại Ngày hội Du lịch huyện Kbang năm 2024

(GLO)- Chiều 3-8, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), UBND huyện Kbang đã bế mạc Ngày hội Du lịch năm 2024. Đại diện Ban tổ chức Ngày hội Du lịch huyện Kbang năm 2024 tặng giấy khen các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Ngọc...

Ngày hội Du lịch Kbang định vị thương hiệu trong lòng du khách

Đa dạng sản vật Nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Du lịch Kbang năm 2024 (diễn ra từ ngày 31-7 đến 3-8), Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 232 gian hàng của nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Trong đó, huyện Kbang tham gia 168 gian hàng của các xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các đơn vị mang tới...

Tham quan đất nước nhỏ thứ nhì thế giới với bến du thuyền xa hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Với diện tích chỉ 2km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ nhì thế giới nhưng có nhiều tỉ phú USD, du thuyền, sòng bạc hấp dẫn hàng đầu. Với diện tích 2km2 và dân số hơn 36.000 người, Monaco là quốc gia nhỏ thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Vatican nhưng nổi tiếng về sự giàu có như...

Cùng tác giả

Thời tiết không lạc quan, dự kiến sẽ cản trở quá trình thu hoạch cà phê

​​​​​​ Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê 19/9: Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới ​​​​​​Dự báo giá cà phê ngày 20/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội...

Thiếu hụt nguồn cung sẽ được thị trường tiếp tục cho đến khi giáp hạt

Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu 19/9/2024: Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm Dự báo giá tiêu ngày 20/9/2024 bật tăng trở lại. Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, 15 ngày đầu tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 6.917 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt...

Chư Sê: Hơn 200 đại biểu được tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024

Tham gia hội nghị tập huấn có hơn 200 đại biểu là các Phó Chủ tịch UBND, cán bộ, công chức Địa chính-Nông nghiệp; Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư Đoàn thanh niên; Thôn trưởng các thôn, làng; chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh; chủ thể OCOP và đại diện tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp địa phương tại 15 xã, thị...

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân – Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bước...

Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh học: Nhiều lợi ích

Tư duy thay đổi, hiệu quả tăng lên Ia Grai là một trong những địa phương có diện tích cây trồng lớn nhất tỉnh với gần 50.000 ha. Nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, huyện tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, bà con nông dân đã từng bước hạn chế sử dụng phân bón,...

Cùng chuyên mục

United Airlines sẽ cung cấp wifi miễn phí trên máy bay

Với tỷ lệ 18%, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các điểm đến du lịch được ưa thích du khách Hàn Quốc ưu tiên lựa chọn trong kỳ nghỉ lễ Chuseok (Tết Trung Thu) năm 2024. Từ 4 giờ sáng, nhiều bạn trẻ đã di chuyển đến các quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng (TP.Đà Nẵng) để kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông...

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Viện nghiên cứu Ứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (Sở KH-CN TP.HCM) trao chứng nhận điểm đến trung hòa carbon cho Suối Rao Ecolodge. Đây là điểm du lịch đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chứng nhận này. Hành khách đi chân trần trên máy bay ngày càng đông nhưng không phải tất cả các hãng hàng không đều chấp nhận, nhiều...

Khách quốc tế kéo nhau xem bảo vật quốc gia ở Đà Nẵng

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Với chiều cao 24m, hai...

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh

(GLO)- Sáng 5-9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC) lần thứ 18 năm 2024 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn. Hội chợ năm nay có chủ đề “Du lịch bền vững-Kiến tạo tương lai” được kênh tin tức hàng đầu thế giới CNN đưa tin trên chương trình Marketplace Asia. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk phối...

Những món ngon độc đáo của người Jrai làm từ cây lá giang

(GLO)- Người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gọi cây lá giang là hla dang. Loài thân leo này có đặc tính càng nắng nóng thì càng xanh tốt. Có lẽ vì vậy mà ở vùng đất “chảo lửa”, cây lá giang mọc hoang khắp mọi nơi và được người bản địa đưa vào ẩm thực với các món ngon độc đáo. ...

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Đối với những “tín đồ” yêu thích du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm và khám phá thì các homestay, farmstay là lựa chọn không thể bỏ qua. Chính vì vậy, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày, các homestay, farmstay trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút rất đông người dân, du khách đến trải nghiệm, khám phá thiên nhiên và nghỉ dưỡng. ...

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Kể từ đó đến nay, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều chính sách với quyết tâm mở ra trang mới cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Nhìn từ 2 mô hình phía Đông và phía Tây Sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp khi mới thành hình đã có những ngày sôi động phục vụ một số đoàn khách đầu tiên trong tour thử nghiệm. Câu chuyện làm du lịch được bà con nói đến...

Kỳ bí hòn đá chồng ở núi Chư Glap – Điểm du lịch hấp dẫn

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap. Núi Chư Glap cách trụ sở UBND xã Hbông khoảng 5 km theo hướng Tây Nam. Để đến ngọn núi này, từ làng Ring, chúng tôi men theo con đường mòn khúc khuỷu, lởm chởm sỏi đá...

Gia Lai rộn ràng trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9

(GLO)- Cao nguyên Gia Lai nhanh chóng ngập tràn không khí sôi động và phấn khởi trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay. Với tiết trời có nắng nhẹ, mát mẻ, người dân đã lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ lễ dài ngày. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024 đã chính thức bắt đầu, trong ngày 31-8 người dân phố núi Pleiku cùng du khách từ các tỉnh...

Di tích Huế mở cửa đón khách miễn phí dịp lễ Quốc khánh 2.9

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng. Bắt đầu xuất phát từ Quan Đế Miếu, đoàn Nghinh Ông diễu hành trên các con đường có đông người Hoa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất