Powered by Techcity

Nghi lễ cúng rừng của người J’rai

Khi thu hoạch lúa về kho cũng là lúc cộng đồng người J’rai ở Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn. Nghi lễ cúng rừng được duy trì hằng năm, nhằm tạ ơn thần Rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm, sản vật dưới tán rừng… nuôi sống bà con dân làng.

Già làng Siu Tơr cùng bà con thực hiện nghi lễ cúng thần Rừng.

Nghi lễ cúng rừng của người J’rai không chỉ là nét văn hóa gắn với triết lý đa thần mà còn khẳng định giá trị nhân văn của cộng đồng: Sống dựa vào rừng và cùng ý thức chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ mẹ thiên nhiên. Việc duy trì và phát triển nét văn hóa này còn góp phần gìn giữ, bảo vệ những cánh rừng thêm xanh, gắn với phát triển du lịch sinh thái; đồng thời qua đó giáo dục thế hệ trẻ tiếp bước nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ rừng.

Theo truyền thống của người J’rai, lễ cúng rừng được tổ chức rất đơn giản, không đánh cồng chiêng vì sợ động đến thần Núi, thần Rừng. Lễ vật cúng cũng tùy theo từng năm, nếu có điều kiện thì mổ lợn, mổ bò, còn không thì chỉ cần một con gà, ché rượu, chiếc nỏ cùng bó tên là đủ.

Ðã thành thông lệ, từ sáng sớm, người già, trai gái hai làng O Grang và De Chí, xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) men theo lối nhỏ vào rừng, đến địa điểm già làng chọn gần suối, dưới những tán rừng xanh để tổ chức lễ hội. Tại đây, dưới gốc dây leo đã xù xì theo thời gian, bên ché rượu cần và mâm lễ gồm lợn quay, gà nướng, thịt nướng, rượu cần, 1 bộ gan gà và 1 miếng thịt lợn sống được bày biện, chủ lễ là già Dơih trong bộ trang phục thổ cẩm dân tộc J’rai nghiêm trang đọc lời thề khấn mời và cảm tạ thần Rừng, thần Núi, thần Nước về chứng giám, năm qua cho làng mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, dân làng bình yên no đủ.

Ðồng thời, thay mặt dân làng, già Dơih hứa với các thần, bà con trong làng cùng chung tay giữ rừng, bảo vệ nguồn lợi từ rừng mang lại, ước mong rừng che chở cho dân làng trước thiên tai mưa lũ, cho một năm mới mọi loài phát triển, muông thú sinh sôi, mùa màng thuận lợi, người làng bình an, ấm cúng. Khi già Dơih cúng xong, lần lượt các già có vai vế trong làng tiếp tục các nghi thức cúng. Sau lời “xin phép” của các già làng, người dân đồng loạt tỏa vào rừng thu hoạch các lâm sản phụ dưới tán rừng như: măng, mật ong, cây dược liệu…

“Nhiều năm nay, dân làng hiểu nếu cây rừng mất thì lũ lụt từ trên rừng sẽ đổ xuống phá đồng ruộng, buôn làng. Nắng nóng sẽ làm cho cây lúa không phát triển. Từ đó, không ai dám chặt cây, phá rừng. Dân làng cũng có ý thức chung tay trồng rừng, phủ xanh đồi trọc”, già Siu Tơr bộc bạch.

Xã Ia Pếch hiện có gần 560 ha rừng, đều do cộng đồng hai làng O Grang và De Chí nhận khoán quản lý, bảo vệ. Những năm gần đây, được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền huyện, xã, người dân hai làng luân phiên tổ chức lễ cúng rừng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Theo ông Ngô Khôn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Pếch, trong nhiều năm qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng của người dân hai làng De Chí và O Grang được thực thi rất tốt. Xã thành lập Tổ quản lý bảo vệ rừng để cùng với người dân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. “Nhờ huy động được sức mạnh của toàn dân mà công tác bảo vệ rừng tại xã luôn đạt được kết quả cao. Bên cạnh bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, người dân ở đây cũng tích cực tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng”, ông Tuấn cho biết.

Góp mặt tại buổi lễ ý nghĩa này, ông Ðinh Ích Hiệp, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai cho hay, những năm qua, đơn vị luôn đồng hành cùng dân làng tổ chức lễ cúng rừng. Mỗi cán bộ, nhân viên bảo nhau đóng góp kinh phí hỗ trợ người dân tổ chức, động viên bà con giữ gìn bản sắc đi đôi với giữ rừng. Ngoài ra, tại buổi lễ, Hạt Kiểm lâm cũng lồng ghép tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của bà con về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ môi trường sinh thái, gắn kết trong cộng đồng dân cư với lực lượng bảo vệ rừng.

“Huyện rất quan tâm đến các hoạt động văn hóa tâm linh gắn với việc bảo vệ rừng. Huyện sẽ tiếp tục nhân rộng nghi thức cúng rừng đến các xã, đặc biệt là những vùng “nóng” về tình trạng xâm hại rừng; đồng thời, nhân rộng mô hình giao khoán rừng để người dân phối hợp phủ xanh đồi trọc, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ðiều mừng nhất là người dân trong làng đã dẫn đông đảo con cháu đến tham dự buổi lễ. Ðiều này thể hiện những sự tiếp nối các thế hệ trong việc bảo vệ rừng”. Ðào Lân Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai

Cùng chủ đề

Cúm mùa diễn biến phức tạp, người dân Gia Lai chủ động phòng bệnh

Tại Bệnh viện Nhi Gia Lai, trung bình 1 ngày bệnh viện tiếp nhận và thăm khám cho khoảng 400 bệnh nhi; trong số này trên 50% là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đưa con đến thăm khám, chị Nguyễn Hoài Thu (làng Nha Hyơn, xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: Con tôi sốt, ho, sau đó thì chuyển sang viêm phổi. Trước đó, cả nhà tôi đều bị bệnh cúm B vừa mới khỏi.“Hiện nay,...

Bảo tàng tỉnh Gia Lai đón khoảng 196.700 lượt khách tham quan trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Trong những ngày tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, bên cạnh các điểm du xuân như di tích thắng cảnh Biển Hồ, công viên Diên Hồng, công viên Đồng Xanh… Điểm nhấn trong hành trình du xuân ở Bảo tàng tỉnh Gia Lai thu hút rất đông...

Sôi nổi thi đua từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết

Tuân thủ nghiêm giờ giấc làm việcĐể chuẩn bị tốt cho ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngay từ sáng sớm ngày 3-2, các cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã có mặt ở nơi làm việc, khởi động máy tính và chuẩn bị các tài liệu cần thiết. 100% sở, ngành cũng bố trí cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục hành chính của...

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết

Dịp Tết, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ông Trần Văn Uông-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đức Đạt Thành (TP. Pleiku) cho biết: Bình thường, tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhà xe chạy 12 chuyến/ngày nhưng bắt đầu từ ngày 15-1 đã tăng lên 17 chuyến/ngày. Đặc biệt, từ ngày 21-1,...

Dự báo giá tiêu ngày mai 24/1/2025, trong nước tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 24/1/2025 tiếp tục tăng nhẹ và ổn định tuỳ từng địa phương. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 23/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục sôi động và có xu hướng tăng trở lại sau nhiều phiên đi ngang trước đó. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các thị trường trọng điểm là 147.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm...

Cùng tác giả

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

Cùng chuyên mục

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Làng Dung Rơ vang tiếng cồng chiêng

Làng vắng tiếng chiêng ngânChậm rãi chỉnh lại chiếc cồng cỡ lớn, già làng Alit hồi nhớ: Trước đây, làng nổi tiếng với chiêng hay, xoang đẹp. Đội cồng chiêng của làng vinh dự được trình diễn tại Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.Ngày đó, cùng với đoàn cồng chiêng của các dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên như: Ê Đê, Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Xê Đăng, Brâu… và đoàn cồng chiêng của...

Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku

Di tích Nhà lao Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, thành phố Pleiku. Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích Lịch sử quốc gia tại Quyết...

NHÀ LƯU NIỆM ANH HÙNG NÚP-LÀNG KHÁNG CHIẾN STƠR

Nhà lưu niệm Anh hùng Núp nằm tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, quê hương của Anh hùng Núp.  Công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được khởi công xây dựng ngày 26/03/2010. Ngày 06/05/2011 Nhà lưu niệm được khánh thành nhân...

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Tin nổi bật

Tin mới nhất