Powered by Techcity

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III: Sức sống cội nguồn

Sắc màu di sản

Gần 800 nghệ nhân đến từ 7 dân tộc Bahnar, Jrai, Kinh, Tày, Mường, Mông, Thái đã mang đến ngày hội những sắc màu độc đáo của di sản văn hóa. Nếu 2 dân tộc tại chỗ là người Bahnar, Jrai tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng với những lễ hội, lễ thức gắn với vòng đời từ khi sinh ra cho đến khi về cõi Atâu thì các dân tộc anh em như Mường, Mông, Tày, Thái lại phô diễn nét tinh túy trong di sản văn hóa được họ chắt lọc, gìn giữ trong suốt những năm tháng gắn bó với quê hương thứ hai.

Đoàn nghệ nhân Bahnar huyện Kbang tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: H.N

Đoàn nghệ nhân Bahnar huyện Kbang tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: H.N

Bà Trần Thị Loan (75 tuổi, đoàn nghệ nhân huyện Chư Prông) chia sẻ: “Tôi đến định cư tại vùng đất Ia Phìn hơn 40 năm trước. Từ đó đến nay, tôi luôn duy trì những làn điệu chèo như một sợi dây kết nối với cội nguồn của văn hóa dân tộc Việt. Đây là lần đầu tiên loại hình hát chèo được đưa vào nội dung của Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai, tạo cơ hội để chúng tôi được tham gia giao lưu nên rất nhiều cảm xúc. Mỗi khi cất lên một làn điệu chèo, một điệu múa là lại thấy yêu quê hương, đất nước hơn, sức sống văn hóa trong con người mình mạnh mẽ hơn”.

Từ một ngôi làng Bahnar xa xôi ở vùng Đông Trường Sơn, chị Đinh Thị Thúy Ngân (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang) chia sẻ, đây cũng là lần đầu tiên chị được tham gia một sự kiện văn hóa lớn và có nhiều dân tộc anh em như vậy. Chị bày tỏ: “Mình rất tự hào khi người Bahnar ở Kbang còn giữ được các giá trị văn hóa rất đặc sắc. Trang phục của phụ nữ đẹp nổi bật, thu hút rất đông nhiếp ảnh gia đến chụp ảnh. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có một nét đẹp riêng mình cần phải học hỏi”.

Tinh thần của ngày hội còn là sự tôn vinh bản sắc và chủ nhân của các di sản văn hóa. Nói về đoàn nghệ nhân nhiều thế hệ của huyện Ia Pa, chị Nay H’Gai-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Tul-cho biết: “Được tham gia ngày hội văn hóa lớn như vậy, bà con rất tự hào. Tôi muốn đưa người già đến ngày hội để tôn vinh những cống hiến của họ cho văn hóa. Còn đối với lớp trẻ, đến với ngày hội để tự hào về di sản văn hóa độc đáo của mình, học hỏi thêm để về làng tiếp tục kế cận lớp người già trong việc giữ gìn, phát triển văn hóa”.

Nghệ nhân trẻ đến từ huyện Phú Thiện trình diễn nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân trẻ đến từ huyện Phú Thiện trình diễn nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những điểm nhấn

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Trưởng ban tổ chức ngày hội-cho biết: “Đây là lần thứ ba tổ chức nên chúng tôi cố gắng đổi mới để có những điểm khác biệt, hấp dẫn hơn. Ngày hội không có khai mạc, bế mạc, thay vào đó là đêm hội “Sức sống cội nguồn” để đồng bào thể hiện các giá trị văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc mình trên sân khấu. Mục đích lớn nhất là khơi dậy trong mỗi người dân niềm tự hào, tinh thần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Chúng tôi cũng sẽ luôn tìm ra nét mới theo từng năm để làm sao thu hút được người dân và du khách đến với ngày hội một cách vui vẻ, hào hứng nhất, đem lại nhiều ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống”.

Đêm hội diễn ra vào tối 13-4 để lại những thanh âm đẹp về “sức sống cội nguồn”. Đứng chung một sân khấu, các đoàn nghệ nhân ghi dấu ấn văn hóa đặc sắc qua các tiết mục đặc trưng. Các nghệ nhân Bahnar, Jrai mang đến một Tây Nguyên huyền ảo, vừa hùng vĩ, vừa trữ tình với phần trình diễn cồng chiêng, dân ca, dân vũ “Mừng nhà rông mới”, “Lễ bỏ mả”, “Em đẹp như hoa pơ lang”, cà kheo nghệ thuật trên nền nhạc “Hoa rừng”, dân vũ “Dòng suối mênh mông”, tam ca nam “Những chàng trai dũng cảm”, dân ca “Theo dấu chân cha”… Trong khi đó, các dân tộc Kinh, Tày, Nùng… cũng góp sắc màu với tiết mục đặc trưng vùng miền như hát chèo “Tình mẹ cho con”, hát then và đàn tính “Sự nghiệp Hồ Chí Minh vĩ đại”. Cũng trong đêm hội, nghệ nhân 7 dân tộc cùng trình diễn trang phục truyền thống trên nền của hòa tấu tre nứa do nghệ nhân Pleiku hỗ trợ. Khán giả như được dẫn dụ vào một hành trình khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa qua từng bộ trang phục đặc trưng, đầy màu sắc được các dân tộc gìn giữ trong suốt chiều dài lịch sử.

Ngày hội cũng là dịp để các nhiếp ảnh gia, người yêu văn hóa truyền thống thỏa sức sáng tác. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội cũng là dịp để các nhiếp ảnh gia, người yêu văn hóa truyền thống thỏa sức sáng tác. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể nói, việc lựa chọn những nội dung mới đã mang đến thành công lớn cho ngày hội năm nay. Người dân và du khách không chỉ mãn nhãn với phần trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc, hào hứng cùng từng bước cà kheo nghệ thuật, hồi hộp trong từng nhịp chày thi giã gạo của các nữ nghệ nhân, mà còn bùng nổ cảm xúc với từng cú nhảy trên bao bố đầy sức mạnh và khéo léo của những đôi chân trần. Hai nữ nghệ nhân của huyện Đak Đoa hoàn thành phần thi giã gạo trong thời gian sớm nhất với thành phẩm là những hạt gạo đều đẹp, không nát vỡ-một tiêu chuẩn cho sự khéo léo của người giã gạo. Nghệ nhân Ayah cho biết: “Giã gạo là hoạt động thường ngày của phụ nữ. Khi giã ở ngày hội với sự reo hò, cổ vũ của đông đảo mọi người, mình rất hồi hộp, nhưng cũng vui lắm. Hy vọng những năm sau sẽ có thêm nhiều hoạt động của người dân tộc Tây Nguyên đưa vào ngày hội để thế hệ trẻ thấy sự phong phú trong văn hóa của dân tộc mình”.

Trong khi đó, cô gái Jrai Nay Thị Thu Hà (đoàn nghệ nhân Ia Pa) với chiều cao nổi bật đã thổi hồn vào bộ trang phục truyền thống của người Mường. Nói về lý do lựa chọn trang phục của dân tộc khác để trình diễn, chị chia sẻ: “Mình chọn trình diễn trang phục truyền thống của người Mường với mong muốn các dân tộc luôn đoàn kết, cùng chung tay bảo tồn các giá trị văn hóa. Dù là người dân tộc nào thì thế hệ trẻ cũng cần có ý thức gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Mình mong muốn qua các hoạt động của ngày hội sẽ góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc sinh sống trên vùng đất cao nguyên”.

Đoàn nghệ nhân TP. Pleiku là 1 trong 3 đơn vị đạt giải có hoạt động ấn tượng nhất tại Ngày hội, đồng thời đạt giải trình diễn cà kheo nghệ thuật xuất sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân TP. Pleiku là 1 trong 3 đơn vị đạt giải có hoạt động ấn tượng nhất tại Ngày hội, đồng thời đạt giải trình diễn cà kheo nghệ thuật xuất sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội tụ và lan tỏa

Đạo diễn Lê Đức Tiến cùng ê kíp của Hãng phim Giải Phóng (TP. Hồ Chí Minh) có mặt tại Pleiku trong những ngày vừa qua để thực hiện bộ phim tài liệu “Hoa văn Tây Nguyên”. Ông cho biết: “Bộ phim tài liệu “Hoa văn Tây Nguyên” mà chúng tôi đang thực hiện đề cao hoa văn, mỹ thuật của người Tây Nguyên, trong đó có hoa văn trên gốm sứ, đặc biệt trên thổ cẩm, tượng nhà mồ. Vì thế, chúng tôi đến ngày hội không khác gì gặp được “kho báu”. Có thể nói tinh túy văn hóa các dân tộc đều hội tụ về đây, nhất là nghề đan lát truyền thống, đẽo tượng nhà mồ, trang phục dân tộc. Mỗi làng buôn lại mang một sắc thái riêng, làm nên không khí hội hè đặc trưng trong văn hóa của họ. Quá trình thực hiện bộ phim tài liệu này, chúng tôi đã đi nhiều nơi thuộc các tỉnh Tây Nguyên, nhưng khi về đây cảm giác như về nhà, y như cách đây 29 năm, tôi cùng với bác Núp đi làm phim “Đất nước đứng lên” hay như những năm trước tôi về làm các phim về văn hóa Tây Nguyên. Có mặt ở ngày hội lần này, tôi cảm giác như được trở về ngôi nhà xưa, không khí xưa, những người bạn xưa, thấy rất xúc động và hạnh phúc”.

Du khách thích thú chụp ảnh kỷ niệm cùng 2 "nghệ nhân nhí". Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách thích thú chụp ảnh kỷ niệm cùng 2 “nghệ nhân nhí”. Ảnh: Hoàng Ngọc

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung: “Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III là dịp để đồng bào các dân tộc trong tỉnh gặp gỡ, giao lưu, tôn vinh và nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng. Qua đây, chúng ta một lần nữa khẳng định, văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng. Nhiệm vụ của chúng ta là hỗ trợ đồng bào gìn giữ, trao truyền những giá trị ấy, từng bước biến các giá trị văn hóa đặc sắc trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch”.

Đạo diễn phim “Đất nước đứng lên” cũng cho rằng, tổ chức ngày hội là sáng kiến rất hay của ngành Văn hóa Gia Lai. Hoạt động rất phù hợp với tâm lý, tính cách của đồng bào. “Người Tây Nguyên thích lễ hội và cực kỳ mến khách. Vì vậy, hoạt động như vậy sẽ tạo cơ hội để họ được chơi và sống hết mình, được phô diễn cái tinh túy của dân tộc mình, để giao lưu với nhau, tiếp thu những tinh hoa, đặc sắc các buôn làng khác. Có lẽ cũng bởi người Tây Nguyên sống hồn nhiên như vậy, tận hưởng cuộc sống như vậy nên họ cũng là dân tộc rất hạnh phúc. Tất cả những cái đó làm nên sự quyến rũ trong văn hóa của họ”-ông nói.

Trong 2 ngày diễn ra các hoạt động chính, ngày hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách trong nước, quốc tế. Điều đó minh chứng cho sức hút của văn hóa trong đời sống. Chị Rcom HNhung (hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi xa quê hương Phú Thiện từ nhỏ, nhưng trong lòng vẫn luôn thương nhớ tiếng cồng chiêng và không khí lễ hội. Dịp này, tôi đưa 2 con về trải nghiệm các hoạt động văn hóa, các con rất hào hứng. Còn tôi, sau rất nhiều năm mới lại được sống trong một ngày hội nhiều màu sắc như vậy, tôi thực sự choáng ngợp”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xã Ia Peng đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Trong đó, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự địa phương.Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho cán bộ và Nhân dân xã đã có thành tích...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Gia Lai tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng học liệu điện tử

​Tại tập huấn, cán bộ, giáo viên được chuyên gia chia sẻ về một số kỹ năng xây dựng học liệu điện tử như: Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và phát triển học liệu điện tử; xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng E-Learning; tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin.Thông qua tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng học liệu điện tử, nhằm trang bị và nâng...

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri

​Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên chủ trì phiên giám sát. Tham gia phiên giám sát còn có các đồng chí trong Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND TP. Pleiku, huyện Chư Pưh.Tại phiên giám sát, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và chính quyền các...

Đức Cơ thoát nghèo bền vững nhờ được đào tạo nghề

Từ năm 2022 đến nay, Phòng phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện mở 34 lớp dạy nghề cho hơn 1.000 lao động. Nhiều học viên sau khi được đào tạo nghề đã tìm được việc làm, có thu nhập ổn định. Chị Rơ Mah H’De (làng Tung, xã Ia Nan) chia sẻ: Cuối tháng 9-2024, khi xã mở lớp dạy nghề may, mình đã đăng ký tham...

Cùng tác giả

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ...

Tham dự đại hội còn có lãnh đạo UBND, HĐND tỉnh Quảng Ngãi và đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện một số lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk; và đặc biệt có sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho gần 200.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Phát biểu khai mạc, ông Võ Phiên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết:...

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai hiện có 13 cụm công nghiệp được thành lập và quy hoạch chi tiết trên diện tích gần 467ha, góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong đó có 8 cụm công nghiệp đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hút được 72 dự án đầu tư với tổng diện tích gần 120 ha, vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng....

Giá heo hơi tiếp tục tăng ở một số địa phương

Giá bạc hôm nay 30/11/2024: Bạc trong nước và thế giới tăng nhẹGiá bạc hôm nay (30/11), giá bạc đã ghi nhận mức tăng nhẹ khoảng 0,41%, lên 30,7 USD/ounce. ...

Giá cà phê hôm nay 30/11: Tăng dựng đứng, xô đổ kỷ lục vừa lập hôm qua

Giá cà phê thế giới Đầu giờ sáng 29/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 ở mức 5.565 USD/tấn, tăng 32 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 giao dịch ở mức 5.528 USD/tấn, tăng 32 USD/tấn. Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 3/2025 ở mức 323,05 cent/lb, tăng 14,2 cent, tương đương mức tăng 4,6%. Ở kỳ hạn giao tháng 5/2025, giao dịch ở mức 320,7 cent/lb,...

Giá cà phê vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay ngày 29/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm...

Cùng chuyên mục

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất