Powered by Techcity

Nét đẹp trong việc hiếu hỉ của người Jrai

Ngày hiếu, hỉ, phụ nữ người Jrai đảm nhận việc giã gạo, chế biến các món ăn truyền thống. Ảnh: R.H

Ngày hiếu, hỉ, phụ nữ người Jrai đảm nhận việc giã gạo, chế biến các món ăn truyền thống. Ảnh: R.H

Theo phong tục của người Jrai, trước ngày lễ, anh em, họ hàng tập trung lại để lên rừng kiếm củi. Tùy vào điều kiện kinh tế, mọi người sẽ mang các lễ vật như: heo, gà, lúa, gạo, rau, quả đến tặng gia chủ. Tiếp đó, gia chủ sẽ thông báo cho Tơ granh (người mai mối của vợ chồng gia chủ) đến quán xuyến công việc chế biến món ăn. Nhận nhiệm vụ, người này sẽ hướng dẫn đàn ông trong làng tập trung xẻ thịt heo, gà thành nhiều phần khác nhau; phần đùi heo được đặt trong một cái rổ riêng để biếu bố mẹ.

Còn chị em phụ nữ phụ giúp việc gùi nước, giã gạo, nấu nướng, chế biến các món ăn truyền thống của người Jrai. Tan tiệc, khách trực tiếp đến gặp gia chủ để gửi túi gạo cùng tiền mừng. Để đáp lễ, gia chủ sẽ trao lại cho từng người miếng thịt heo sống, canh bột lá mì, nước ngọt và vài ống cơm lam mang về làm quà.

Ông Rơmah Roi-Trưởng thôn De Chí (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cho hay: Thông thường, người Jrai tổ chức việc hiếu, hỉ khi mùa màng thu hoạch xong, nông sản đã cất vào kho. Trong ngày này, người Jrai thường giúp đỡ nhau để gắn kết tình anh em, họ hàng và cộng đồng.

Vào tháng 10-2023, ông Rmah Kling (xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) đã tổ chức lễ đính hôn cho con gái là chị R’Ô H’Lanh với anh Ksor Tai (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa). Vì theo chế độ mẫu hệ nên lễ đính hôn do nhà gái chủ động lo liệu các lễ vật. Để buổi lễ đính hôn diễn ra suôn sẻ, hai bên gia đình thông báo đầy đủ cho mọi người biết trước đó nhiều ngày. Vì vậy, khi mặt trời chưa ló rạng, đông đảo anh em, họ hàng và hàng xóm láng giềng nhà gái đã cùng tề tựu tại gia đình.

Tại đây, họ tự phân công công việc cho mỗi người. Đàn ông thì lo việc đốn củi, giết gà, mổ heo; còn chị em phụ nữ thì nấu các món ăn chính. Sau khi người làm mối thực hiện các nghi thức và trao vòng tay bằng đồng cho đôi trai gái, khách mời bên nhà gái mang bì gạo, con gà, tiền mừng cho gia đình. Tiếp đó, họ cùng nhau ăn uống, hát hò và chúc cho đôi trai gái sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.

Sau khi tan tiệc, người Jrai thường trao cho khách những món quà nhỏ mang về. Ảnh: R'Ô HOK

Sau khi tan tiệc, người Jrai thường trao cho khách những món quà nhỏ mang về. Ảnh: R’Ô HOK

Ông Rmah Kling chia sẻ: “Lâu nay, bà con làng xóm luôn giữ mối quan hệ thân thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau việc gia đình. Vì vậy, chúng tôi cử hành lễ đính hôn cho con gái vào thời điểm phù hợp để mọi người sắp xếp thời gian đến chung vui”.

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Rơ Châm Tih (làng Jut 1, xã Ia Dêr) cho biết: Từ xưa đến nay, người Jrai xem việc hiếu, hỉ là sự kiện lớn và có ý nghĩa trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, việc tổ chức cho mình, cho người thân trong gia đình đôi khi có thể tạo ra áp lực tài chính đối với gia chủ.

Bên cạnh đó, để hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Vì vậy, khi tiến hành tổ chức sự kiện thì anh em, họ hàng thường góp công, góp của nhằm giảm bớt gánh nặng cùng gia đình. Mặt khác, khách đến dự cũng đem theo bì gạo hoặc một gùi lúa cùng phong bì tiền tặng gia chủ. Đây là cách bày tỏ sự quan tâm, đoàn kết trong đời sống cộng đồng.

“Trước đây, ngày hiếu, hỉ của người Jrai thường được làm đơn giản. Ngày nay, cuộc sống đã khấm khá, việc này được tổ chức quy mô với đầy đủ phông rạp, âm thanh dàn nhạc cùng món ăn nhà hàng. Tuy nhiên, việc anh em, họ hàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống vẫn được người Jrai trân trọng lưu giữ”-nghệ nhân Rơ Châm Tih cho biết thêm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Gia Lai tăng cường về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh

​Việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, hướng tới phát triển hệ thống chợ hài hòa giữa định hướng hiện đại hóa với bảo vệ các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống. Nâng cao vai trò, chức năng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ trên địa bàn...

Huy động nguồn lực phủ xanh đất trống đồi trọc

Mới đây, 33 hộ dân làng Kdung và 17 hộ dân làng Kret Krot (xã Hra, huyện Mang Yang) đã tập trung trồng cây keo lai trên diện tích đất trống bạc màu tại tiểu khu 487B do UBND xã quản lý. Toàn bộ 152 ngàn cây giống để người dân trồng rừng do Công an xã Hra kêu gọi Công ty TNHH Tuệ Ái (phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hỗ trợ.Ông Nguyễn Văn...

Tập trung cải thiện chỉ số xanh

Chỉ số PGI lần đầu tiên được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào năm 2022 và trở thành khảo sát thường niên nhằm đánh giá, xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh. Theo đó, các nội dung khảo sát gồm: mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh...

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Từ năm 2021 đến nay, thông qua các nguồn vốn của Nhà nước, huyện Krông Pa đã hỗ trợ cho người dân 76,8 tấn lúa HT1; 135,2 tấn lúa BĐR57; 12,7 tấn lúa giống LH12; 12,6 tấn lúa giống BĐR 999; 14 tấn lúa giống HG12; triển khai mô hình 5 ha xoài Thái Lan, 17 ha xoài Đài Loan, 9 ha bưởi da xanh; mô hình 10 ha giống mì HN3, 28 ha giống mì HN1, 52 ha...

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Cùng tác giả

Bà Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan có hơn 30 năm quản lý và điều hành Quốc Cường Gia Lai, sau khi vướng phải sự cố vào tháng 7 vừa qua, đã quyết định chuyển giao vị trí tổng giám đốc cho con trai – Ảnh: BÔNG MAI Ông Nguyễn Quốc Cường – tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) – vừa gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông...

Vì sao dưa hấu trên Gia Lai rớt giá còn 1.000 – 2.000 đồng/kg?

Không ít vựa dưa hấu tại Gia Lai vất bỏ quả không đạt chất lượng, không đủ trọng lượng – Ảnh: BỒNG SƠN Những ngày này các ruộng dưa hấu trên cao nguyên Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã vào vụ thu hoạch. Nhưng thay cho tiếng nói cười hớn hở như những vụ trước, vụ dưa này nông dân nào cũng “méo xẹo” vì giá dưa giảm, thua lỗ nặng. Theo tìm hiểu, hiện giá mua dưa hấu tại ruộng...

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá nông sản hôm nay: Dưa hấu mất mùa, giá giảm hơn một nửa Giá dưa hấu hiện giảm sâu, chỉ còn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg tại ruộng, chưa bằng một nửa so với đầu năm, khiến nông dân ở các vùng trồng lớn như Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chịu thua lỗ nặng nề. Một nông dân ở Gia Lai, chia sẻ hồi đầu năm, giá dưa hấu đạt khoảng 8.000 đồng/kg, giúp ông thu về...

Gia Lai tăng cường về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh

​Việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, hướng tới phát triển hệ thống chợ hài hòa giữa định hướng hiện đại hóa với bảo vệ các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống. Nâng cao vai trò, chức năng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ trên địa bàn...

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Từ năm 2021 đến nay, thông qua các nguồn vốn của Nhà nước, huyện Krông Pa đã hỗ trợ cho người dân 76,8 tấn lúa HT1; 135,2 tấn lúa BĐR57; 12,7 tấn lúa giống LH12; 12,6 tấn lúa giống BĐR 999; 14 tấn lúa giống HG12; triển khai mô hình 5 ha xoài Thái Lan, 17 ha xoài Đài Loan, 9 ha bưởi da xanh; mô hình 10 ha giống mì HN3, 28 ha giống mì HN1, 52 ha...

Cùng chuyên mục

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất