Powered by Techcity

NÉT ĐẸP TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI BAHNAR, HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI

Trong khuôn khổ ngày Hội Văn hóa các Dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2024 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku. Trong 2 ngày, 13/4 – 14/4/2024, tôi có dịp tìm hiểu về trang phục truyền thống của người Bahnar, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
 
Kông Chro là huyện nằm phía Đông của tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 120 km, có 14 xã, thị trấn với 74 thôn, làng, tổ dân phố, gồm 14 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Bahnar chiếm 67,2% dân số toàn huyện.
 
Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Bahnar, huyện Kông Chro đến nay vẫn còn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng. Người Bahnar lấy bông để se thành sợi chỉ rồi nhuộm màu từ các loại cây lá, củ rừng, dệt tạo ra những tấm thổ cẩm làm trang phục cũng như một số vật dụng trong gia đình như tấm đắp, tấm địu con, khăn quấn đầu, túi xách… Trang phục truyền thống người Bahnar có hai loại: Trang phục mặc hàng ngày không có hoa văn hoặc rất ít hoa văn và trang phục dùng trong lễ hội với hoa văn, họa tiết làm nên sự độc đáo cho trang phục truyền thống của mình.
 
Hiện nay trên địa bàn huyện còn duy trì 83 mô hình, tổ, nhóm dệt thổ cẩm với 1.609 hội viên. Từ năm 2005 đến nay, bà Đinh Thị Drinh, ở làng Nghe, thị trấn Kông Chro đã truyền dạy nghề dệt cho hơn 500 học viên, năm 2022, bà được Chủ tịch nước công nhận là nghệ nhân ưu tú có những cống hiến trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
 
 
Hội thi Nét đẹp văn hóa gia đình dân tộc Bahnar tại xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro, năm 2022
 
Trong những năm qua, huyện Kông Chro luôn quan tâm chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có dệt thổ cẩm là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kông Chro. Ngoài ra, hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện tổ chức Hội thi “Nét đẹp văn hóa trong gia đình người Bahnar”, “Dệt thổ cẩm truyền thống”. Đây là sân chơi bổ ích giúp chị em phụ nữ Bahnar trên địa bàn có cơ hội giao lưu, học hỏi cách dệt thổ cẩm, thể hiện sự tinh tế, tài hoa, khéo léo và tính thẩm mỹ của người dệt, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
 
 
Trang phục tham gia lễ hội của đoàn nghệ nhân huyện Kông Chro
tại ngày Hội Văn hóa các Dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2024
 
Trang phục truyền thống của người Bahnar, huyện Kông Chro màu đen là màu chủ đạo, với điểm nhấn các hoa văn màu đỏ, vàng và trắng. Nét đặc trưng của trang phục người Bahnar không chỉ thể hiện trên các loại trang phục mà còn phối hợp cùng các loại trang sức: vòng đeo cổ, vòng đeo tay, chuỗi hạt cườm ngũ sắc…
 
Tham gia dệt thổ cẩm tại ngày Hội Văn hóa các Dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, nghệ nhân Đinh Thị Hlơr, sinh năm 1991, làng Hơn, xã Ya Ma, huyện Kông Chro chia sẻ: Ngay từ khi còn nhỏ phụ nữ Bahnar đã được học dệt thổ cẩm. Để có được tấm thổ cẩm đẹp phải trải qua nhiều công đoạn thủ công hết sức tỉ mỉ và cần sự khéo léo. Hiện giờ, người Bahnar vẫn dệt theo cách thức ngày xưa, nhưng chất liệu từ sợi công nghiệp, còn trang trí hoa văn, màu sắc vẫn theo lối truyền thống.
 
 
Nghệ nhân Đinh Thị Hlơr dệt thổ cẩm
tại ngày Hội Văn hóa các Dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2024
 
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời được lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thể hiện sự khéo léo, đồng thời chứa đựng những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Bahnar nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung. Được xem là nghề phụ trong hoạt động kinh tế, nhưng nghề dệt thổ cẩm đã có những vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của người Bahnar trong truyền thống cũng như hiện tại. Nghề dệt thổ cẩm đã góp phần tiết kiệm trong hoạt động chi tiêu cho việc mua sắm quà tặng vào các dịp lễ hội của gia đình, dòng họ và cộng đồng, góp phần vào đời sống văn hóa cộng đồng thông qua việc sử dụng các sản phẩm thổ cẩm làm quà tặng và trang phục trong các dịp lễ hội của cá nhân, cộng đồng.
 
 
Tiết mục trình diễn trang phục dân tộc của huyện Kông Chro
tại ngày Hội Văn hóa các Dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2024
 
Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị về mặt xã hội của tộc người, vì vậy cần khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là thế hệ trẻ tự hào về giá trị đặc sắc của bộ trang phục truyền thống dân tộc mình, có ý thức sử dụng trang phục truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng và trong cuộc sống hàng ngày./.
 
Khoa Thi

Nguồn

Cùng chủ đề

Thị trường đang đà xuống dốc, mua bán cầm chừng

Giá tiêu hôm nay ngày 5/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 146.000 – 147.000 đồng/kg. Trung bình tại các vùng trồng tiêu trọng điểm giảm 1.000 đồng/kg Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông...

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 5/10, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm chồng lên nhau, nghi là một hố chôn tập thể, khi một nhà dân san gạt đất để đào móng nhà. Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ – K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) vẫn đang tiếp tục công việc và mở...

Giá tiêu tiếp tục giảm nhẹ, dấu hiệu của thị trường chững lại?

Thị trường giá tiêu trong nước đang chứng kiến sự giảm nhẹ trong những ngày gần đây, với giá tiêu tại các khu vực trọng điểm như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 147.000 – 148.000 đồng/kg. Ngày 4/10/2024, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 147.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với...

Giá cà phê giảm mạnh liên tiếp, đầu cơ xả hàng ồ ạt; xuất khẩu hàng Việt trong 8 tháng bằng cả năm ngoái

Bình quân 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam ghi nhận mức tăng 54,3%, lên mức bình quân 3.800 USD/tấn. Trong bối cảnh giá cà phê đang duy trì ở mức cao và thị trường tiêu thụ có nhiều thuận lợi, xuất khẩu mặt hàng này dự kiến sẽ còn bứt phá trong thời gian tới. Giá cà phê hôm nay 4/10/2024 Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm rất mạnh phiên thứ hai liên tiếp...

Giám sát quyết toán các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 tại Đak Đoa

Trước đó, đoàn giám sát đã đi thực tế tại các công trình: Hội trường HĐND và UBND xã Ia Băng; đường liên xã A Dơk đi Ia Pết (đoạn từ làng Brong Goay đi làng Blo, xã A Dơk).(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script',...

Cùng tác giả

Thị trường đang đà xuống dốc, mua bán cầm chừng

Giá tiêu hôm nay ngày 5/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 146.000 – 147.000 đồng/kg. Trung bình tại các vùng trồng tiêu trọng điểm giảm 1.000 đồng/kg Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông...

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 5/10, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm chồng lên nhau, nghi là một hố chôn tập thể, khi một nhà dân san gạt đất để đào móng nhà. Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ – K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) vẫn đang tiếp tục công việc và mở...

Giá tiêu tiếp tục giảm nhẹ, dấu hiệu của thị trường chững lại?

Thị trường giá tiêu trong nước đang chứng kiến sự giảm nhẹ trong những ngày gần đây, với giá tiêu tại các khu vực trọng điểm như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 147.000 – 148.000 đồng/kg. Ngày 4/10/2024, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 147.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với...

Giá cà phê giảm mạnh liên tiếp, đầu cơ xả hàng ồ ạt; xuất khẩu hàng Việt trong 8 tháng bằng cả năm ngoái

Bình quân 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam ghi nhận mức tăng 54,3%, lên mức bình quân 3.800 USD/tấn. Trong bối cảnh giá cà phê đang duy trì ở mức cao và thị trường tiêu thụ có nhiều thuận lợi, xuất khẩu mặt hàng này dự kiến sẽ còn bứt phá trong thời gian tới. Giá cà phê hôm nay 4/10/2024 Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm rất mạnh phiên thứ hai liên tiếp...

Giám sát quyết toán các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 tại Đak Đoa

Trước đó, đoàn giám sát đã đi thực tế tại các công trình: Hội trường HĐND và UBND xã Ia Băng; đường liên xã A Dơk đi Ia Pết (đoạn từ làng Brong Goay đi làng Blo, xã A Dơk).(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script',...

Cùng chuyên mục

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Độc đáo nhà dài của người Jrai ở Krông Pa

Một trong những đặc điểm để nhận diện văn hoá đặc trưng của vùng đất Krông Pa là kiến trúc nhà dài. Đây là giá trị văn hoá độc đáo của người Jrai sống ở vùng Đông Nam của tỉnh được hình thành và gìn giữ, lưu...

Thành phố Pleiku: Hoàn thành điều tra thông tin về cồng chiêng

Trong thời gian qua, thành phố Pleiku luôn chú trọng công tác điều tra thông tin về cồng chiêng. Những thông tin về cồng chiêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào...

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar: Độc đáo, nhân văn

Niềm vui chiến thắngLễ mừng chiến thắng là dịp để cộng đồng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch bệnh, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để dân làng mạnh khỏe, cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu. Trước kia, lễ mừng chiến thắng còn mang ý nghĩa khi cộng đồng chiến thắng kẻ thù xâm phạm lãnh thổ của mình. Người Bahnar...

Tin nổi bật

Tin mới nhất