Powered by Techcity

Mang Yang hỗ trợ nông dân kết nối tiêu thụ nông sản


Phiên chợ do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Nông dân huyện Mang Yang tổ chức. Ảnh: V.T
Phiên chợ do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Nông dân huyện Mang Yang tổ chức.
Ảnh: V.T

Nông sản, đặc sản từ vườn ra phiên chợ

Phiên chợ nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Mang Yang năm 2024 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 3-8, tại Công viên 3-2 (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) với quy mô 30 gian hàng. Trong đó, có 8 gian hàng đến từ Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; 22 gian hàng của Hội Nông dân các xã, thị trấn, các hợp tác xã, hội sinh vật cảnh trên địa bàn huyện Mang Yang. Phiên chợ trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như cà phê, mật ong, yến, dược liệu, sầu riêng, bơ, chanh dây, mắc ca, gạo, bắp, các thực phẩm chế biến như bún, bánh, măng le muối chua… cùng một số sản phẩm đan lát mang nét đặc trưng do đồng bào dân tộc thiểu số làm ra.

Lần đầu tiên được tham gia phiên chợ tại đây, bà Phạm Thị Bích (xã Đak Ya, huyện Mang Yang) cho hay: “Tôi vừa là hội viên nông dân xã, vừa là người chuyên thu mua hàng nông sản nên sản phẩm mang đến phiên chợ khá đa dạng với các loại như sầu riêng, bơ, bưởi da xanh, na Thái, khổ qua rừng, bắp… Những sản phẩm này tôi đã kết nối được ở các chợ đầu mối Đà Nẵng, Thủ Đức, Long Biên. Vào mùa thu hoạch các loại trái cây, tôi đến tận nơi những nhà có sản lượng lớn đặt cọc và thu hái, nên bà con nông dân rất yên tâm. Việc được hỗ trợ tham gia phiên chợ lần này, tôi có cơ hội kết nối thêm những nhà vườn trong tỉnh để đa dạng sản phẩm, cũng như tìm kiếm thêm những mặt hàng đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số”.

Thổ cẩm là một trong những mặt hàng đặc trưng của huyện Ia Pa tham gia tại phiên chợ. Ảnh: V.T
Thổ cẩm là một trong những mặt hàng đặc trưng của huyện Ia Pa tham gia tại phiên chợ.
Ảnh: V.T

Từ huyện Ia Pa lên tham gia phiên chợ, ông Đỗ Văn Hùng-Chủ tịch Hội Nông huyện Ia Pa cho biết: Hội nông dân huyện đã phối hợp với Bưu điện huyện đưa các sản phẩm của hội viên lên sàn giao dịch thương mại điện tử, nhưng hiệu quả cũng còn hạn chế, do mẫu mã, bao bì của sản phẩm còn sơ sài nên tính quảng bá không cao. Vì vậy, thông qua các phiên chợ như thế này, bà con có cơ hội giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với sự góp mặt của nhiều địa phương, bà con nông dân được tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, cũng như định hướng tiêu thụ sản phẩm.

Ông Y Khâm-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Phiên chợ là một trong những hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; là nơi gặp gỡ giữa người sản xuất, người tiêu dùng; giữa nông dân với các tổ chức kinh tế; là điều kiện tốt để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng khác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sự phong phú của các gian hàng đã đem đến cho khách tham quan những trải nghiệm thú vị. Chị Trần Thị Thu (tổ dân phố 3, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) bày tỏ: “Tại đây, người tiêu dùng được tìm hiểu nhiều sản phẩm có chất lượng tốt đến từ các địa phương trong tỉnh, nhiều sản phẩm sạch được bà con trong vùng làm theo phương thức canh tác hoàn toàn tự nhiên. Rồi phiên chợ cũng có nhiều sản phẩm đan lát của đồng bào địa phương như gùi, túi xách, bàn trà làm từ vật liệu mây tre nên khá độc đáo. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội để sản của bà con được nhiều người biết đến hơn, là dịp để người dân tìm hiểu về nghề truyền thống”.

Mở ra cơ hội cho nông dân tiếp cận thị trường

Theo đánh giá của ông Lê Trọng-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, trên thực tế, những năm qua sản phẩm nông nghiệp của người dân huyện Mang Yang sản xuất với quy mô còn manh mún, nhỏ lẻ, giá trị đem lại chưa tương xứng với tiềm lực lợi thế về đất đai, cũng như nguồn lực lao động của huyện. Bên cạnh đó, đầu ra cho nông sản an toàn và cách tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua nông sản an toàn. Vì vậy, phiên chợ là một trong nhiều hình thức giúp người tiêu dùng tiếp cận được nông sản bảo đảm chất lượng, an toàn, nhận biết được nguồn gốc sản phẩm. Đây cũng là dịp để người nông dân trao đổi, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nhằm phục vụ cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản ở địa phương.

Phiên chợ trưng bày và bán các sản phẩm nông sản, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Ảnh: V.T
Phiên chợ trưng bày và bán các sản phẩm nông sản, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Ảnh: V.T

Phiên chợ cũng góp phần tuyên truyền, vận động bà con nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thay đổi nếp nghĩ cách làm, thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, hữu cơ, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 02 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Clip: Một số hình ảnh phiên chợ nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Mang Yang năm 2024. Thực hiện: V.T



Nguồn: https://baogialai.com.vn/mang-yang-ho-tro-nong-dan-ket-noi-tieu-thu-nong-san-post287744.html

Cùng chủ đề

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Cùng tác giả

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Cùng chuyên mục

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Chư Prông liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Ông Lê Viết Cảm-Giám đốc HTX bên diện tích bắp trồng thử nghiệm. Ảnh: N.H Ông Lê Văn Cảm-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Chư Prông-cho biết: Năm 2019, HTX được thành lập và triển khai mô hình trồng măng tây theo hướng hữu cơ. Sau...

Chư Prông ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết trên, ngành chức năng và các địa phương trong huyện Chư Prông đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân nâng cao kỹ thuật sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Huyện Chư Prông có trên 77 ngàn ha cây trồng gồm cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, mì, lúa, cây ăn quả và rau màu các loại. Trong đó, cà phê là cây trồng chủ lực với gần 14.750...

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo thuận lợi cho người nộp thuế

Cục Thuế tỉnh là đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thuế vào ngân sách nhà nước. Hệ thống khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế liên tục được nâng cấp, đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, bảo...

Thành lập hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ doanh nghiệp vươn xa

Theo ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, trong nền kinh tế thị trường, các hiệp hội ngành hàng có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp hội ngành hàng có chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hội viên, thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng và chia sẻ trách nhiệm xã hội....

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) Lê Hoàng Oanh và 200 đại biểu là lãnh đạo các Sở Công thương, trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hợp...

Hội nghị kết nối giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Gia Lai và gần 100 doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu của 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Quang cảnh hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Nguyên với...

Gia Lai quan tâm hỗ trợ các hợp tác xã mới thành lập

Thành lập cách đây 3 năm, HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên (xã An Trung, huyện Kông Chro) chuyên hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất rau an toàn, đan lát, chế biến thực phẩm... Bà Trần Thị Tầm-Giám đốc HTX-cho biết: Hợp tác xã có 36 thành viên, trong đó có đến 15 thành viên thuộc diện hộ nghèo người Bahnar. Do mới đi vào hoạt động nên HTX gặp rất nhiều khó...

Công ty CF Gia Lai thuê 106.000 m2 đất để xây dựng trang trại chăn nuôi heo

Theo quyết định, thời hạn sử dụng đất là 50 năm, hình thức thuê đất là trả tiền thuê đất hàng năm. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND huyện Kông Chro xác định cụ thể mốc giới và tổ chức bàn giao diện tích đất ngoài thực địa cho Công ty cổ phần CF Gia Lai để quản lý, xây dựng trang trại chăn nuôi heo CF Gia Lai. ...

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Gia Lai khẳng định vai trò trợ lực cho doanh nghiệp

Trong những tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý như: quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi trường, lao động. Đồng thời, tăng cường rà soát, tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản về quy trình đầu tư vào Gia Lai nói chung, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất