Powered by Techcity

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar: Độc đáo, nhân văn

Niềm vui chiến thắng

Lễ mừng chiến thắng là dịp để cộng đồng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch bệnh, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để dân làng mạnh khỏe, cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu. Trước kia, lễ mừng chiến thắng còn mang ý nghĩa khi cộng đồng chiến thắng kẻ thù xâm phạm lãnh thổ của mình. Người Bahnar tổ chức lễ mừng chiến thắng theo các nghi thức cổ truyền. Trong đó, đâm trâu là nghi lễ quan trọng nhất, biểu hiện cao nhất sự biết ơn của cộng đồng đối với các thần linh và phản ánh đậm nét tinh thần chiến thắng. Tuy nhiên, nét mới so với nghi lễ cổ truyền là con trâu tế thần được cột trước cây nêu ở sân nhà rông để thực hiện nghi lễ mô phỏng mà không đâm trâu tại chỗ.

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) được phục dựng với các nghi thức cổ truyền. Ảnh: H.N

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) được phục dựng với các nghi thức cổ truyền. Ảnh: H.N

Ông Ayo-Chủ lễ mừng chiến thắng-cho biết: Nếu lễ cầu mưa được tổ chức ở giọt nước, lễ mừng lúa mới được tổ chức trên nhà rẫy hay ở ngã ba, ngã tư thì lễ mừng chiến thắng bắt buộc diễn ra trước sân nhà rông và phải có nghi thức đâm trâu. Con trâu được xem là vật linh thiêng, quý giá nhất của mỗi gia đình, cộng đồng. Người Bahnar dâng lên các vị thần con vật mà họ yêu quý để tỏ lòng thành kính. Hội đồng già làng sẽ thực hiện nghi thức cúng trâu, cảm ơn trâu đã vì dân làng, trở thành vật tế thần.

Trong buổi lễ, những chàng trai dũng mãnh sẽ thực hiện các điệu múa khiên, múa lao “vờn trâu” theo nhịp của bài nhạc chiêng mừng chiến thắng. Điệu múa khiên còn biểu tượng cho tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ buôn làng của các chàng trai dũng cảm. Tinh thần này luôn được đề cao trong lối sống của người Tây Nguyên từ xưa cho tới nay. Ngoài ra, còn có một nghi thức quan trọng khác là rước lửa. Hội đồng già làng thực hiện nghi thức này từ bếp lửa trong nhà rông xuống tháp củi phía dưới, đốt lên ngọn lửa tượng trưng cho tinh thần chiến thắng. Lễ rước lửa còn là biểu tượng thiêng liêng truyền đời, có sức mạnh đoàn kết mọi người trong những đêm hội của cộng đồng.

Già làng Hmê (làng Klot) cho biết: “Suốt mấy chục năm qua, người Bahnar không tổ chức lễ mừng chiến thắng. Vì thế nhiều người, nhất là thế hệ trẻ không hiểu hết ý nghĩa của lễ hội này. Cảm ơn Nhà nước đã giúp người dân phục dựng nghi lễ để con cháu hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc”.

Là thế hệ trẻ của xã Kon Gang, anh Nhoi (làng Klot) cho hay: “Đây là lần đầu tiên mình được tham gia lễ hội truyền thống này. Làng mình hàng năm đều có các lễ cúng giọt nước, cúng lúa mới… nhưng lễ mừng chiến thắng có nhiều nghi thức độc đáo hơn. Mình thấy rất tự hào vì người Bahnar có nhiều lễ hội như vậy. Thế hệ trẻ như mình cần phải học hỏi để duy trì, không để bản sắc văn hóa bị mai một”.

Mô phỏng nghi thức đâm trâu trong lễ mừng chiến thắng của người Bahnar. Ảnh: H.N

Mô phỏng nghi thức đâm trâu trong lễ mừng chiến thắng của người Bahnar. Ảnh: H.N

Còn theo chị Hyang (làng Dung Rơ) thì điệu xoang trong bài nhạc chiêng mừng chiến thắng nhanh và dồn dập hơn, thể hiện tinh thần phấn khởi, vui tươi của cộng đồng. “Mình đã nhiều lần biểu diễn bài nhạc trong các dịp giao lưu với các làng. Nhưng khi tham gia biểu diễn trong lễ hội này, mình thấy như được khích lệ tinh thần hơn, cảm nhận rất rõ niềm vui chiến thắng”-chị Hyang bày tỏ.

Nối dài mạch nguồn văn hóa

Trong khi mọi người đánh cồng chiêng cùng những vũ điệu mừng chiến thắng quanh cây nêu và cột trâu, phía trên nhà rông, Hội đồng già làng và những người có uy tín quây quần cùng lớp trẻ quanh bếp lửa. Họ chỉ dạy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống cho những chủ nhân tương lai của di sản văn hóa.

Già Ayo nhắc đến những chiến công hiển hách của bok Núp, bok Wừu-hai người anh hùng của dân tộc Bahnar: “Trong lễ mừng chiến thắng hôm nay, chúng ta không quên công lao của bok Núp, bok Wừu đã có công lớn đánh đuổi giặc Pháp, giặc Mỹ để dân làng có cuộc sống no ấm. Các cháu phải noi gương những người anh hùng của dân tộc Bahnar, cố gắng học hành, không được quậy phá, đua xe hay gây gổ đánh nhau làm mất an ninh trật tự. Tất cả phải đoàn kết, cùng nhau xây dựng, bảo vệ buôn làng, để 3-5 năm 1 lần, cộng đồng lại tổ chức lễ mừng chiến thắng báo cáo với thần linh, với bok Núp, bok Wừu những thắng lợi mới” .

Điệu múa khiên độc đáo trong lễ mừng chiến thắng. Ảnh: H.N

Điệu múa khiên độc đáo trong lễ mừng chiến thắng. Ảnh: H.N

Thạc sĩ Y Phương-Trưởng phòng Dịch vụ (Bảo tàng tỉnh) cho biết: Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar mang giá trị văn hóa đặc trưng, độc đáo. Việc phục dựng nghi lễ cổ truyền này góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trong nghi thức phục dựng chỉ khác so với truyền thống chi tiết nhỏ là mô phỏng nghi thức đâm trâu chứ không phải làm thật. Đây không chỉ là lễ hội vô cùng đặc sắc mà còn tạo sự cố kết cộng đồng bền chặt. Dân làng có dịp ngồi lại với nhau bên ché rượu cần, giao lưu cồng chiêng, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề trong cuộc sống.

“Qua hoạt động này, chúng tôi hy vọng những chủ nhân của di sản văn hóa có ý thức gìn giữ và tiếp tục phát huy giá trị văn hóa độc đáo này. Đồng thời, chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa, tuyên truyền, định hướng để bà con nâng cao ý thức bảo vệ di sản độc đáo của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”-Thạc sĩ Y Phương nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Chư Păh tạo đột phá để thu hút đầu tư

Huyện đang tích cực triển khai các giải pháp mang tính đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Nguyên thông tin: Để biến các tiềm năng, lợi thế của địa phương thành lợi ích kinh tế, huyện ưu tiên hàng đầu cho việc kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhất là trong công tác...

1.227 đại biểu tham dự hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 11

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ báo cáo viên tập trung tuyên truyền về kết quả các hoạt động đối ngoại, ngoại giao quan trọng của Đảng, Nhà nước thời gian gần đây; tuyên truyền và lan tỏa các giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm và tuyên truyền các...

Gia Lai phấn đấu vượt chỉ tiêu phong trào “Tết Nhân ái” 2025

 Theo đó, các Hội CTĐ TP Pleiku, huyện Phú Thiện, huyện Mang Yang vận động 2.000 suất quà, trị giá 1 tỷ đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Prông, huyện Chư Sê, huyện Đak Pơ vận động 1.800 suất quà, trị giá 900 triệu đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Pưh, huyện Kbang, huyện Kông Chro vận động 1.600 suất quà, trị giá 800 triệu đồng/ đơn vị…Toàn tỉnh Gia Lai phấn đấu vận động...

Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Điểm mới mà lớp tập huấn mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng...

Cùng tác giả

Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB

Ở một số vụ đại án vừa qua, kiểm toán đã không phát hiện vấn đề hoặc bị nêu rõ chưa làm đúng hết nghĩa vụ của mình – Ảnh: T.T.D. Những kiểm toán viên nào làm tại Big4 vừa bị đình chỉ? Ủy ban Chứng khoán vừa có quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với Công ty TNHH...

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

.t1 { text-align: justify; }Chủ trì hội thảo gồm: PGS. TS Lưu Hồng Trường-Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam; Th.S Nguyễn Đức Tố Lưu-Trưởng phòng Quản trị Tài nguyên Trung Tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật tỉnh Gia Lai.Tham dự hội thảo còn có Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan Thường trực Ban Quản lý Khu DTSQ cao nguyên Kon...

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh

DNVN – Ngày 22/11/2024, giá nông sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể ở hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Cà phê tăng trở lại từ 1.700 – 1.800 đồng/kg, trong khi hồ tiêu nhích thêm 1.100 đồng/kg so với ngày 21/11. Diễn biến giá cà phê Phiên giao dịch khép lại với giá cà...

Cùng chuyên mục

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất