Powered by Techcity

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku


Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộc

Chiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để chuẩn bị cho phần trình diễn của mình.

Phần trình diễn của đội thi phường Hoa Lư (TP. Pleiku). Ảnh: M.N
Phần trình diễn của đội thi phường Hoa Lư (TP. Pleiku). Ảnh: M.N

Một cây nêu được dựng lên giữa khoảng sân của Nhà thiếu nhi TP. Pleiku. Theo thứ tự bốc thăm, các đội thi lần lượt trình diễn cồng chiêng (hoặc hòa tấu nhạc cụ dân tộc) và hát dân ca với nội dung phản ánh đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số; ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu đôi lứa…

Thường xuyên được lựa chọn tham gia các hội thi cấp tỉnh, cấp thành phố nên các thành viên Đội thi phường Yên Đỗ đã có nhiều kinh nghiệm trình diễn. Đến với Liên hoan lần này, đội thi của phường đã xuất sắc dẫn đầu ở nội dung hát dân ca và trình diễn cồng chiêng, góp phần tạo nên giải nhất toàn đoàn cho đội.

Theo đó, đội thi phường Yên Đỗ đã trình diễn tại liên hoan 2 bài chiêng: Mừng lúa mới và Mừng chiến thắng. 40 thành viên của đội dù ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phối hợp rất nhịp nhàng. Không chỉ tạo ấn tượng bởi phần trình diễn đặc sắc, mọi người còn tỏ ra thích thú khi thấy hình ảnh cậu bé Puih Thắng (3 tuổi) nhanh nhẹn, tự tin hòa tấu cồng chiêng cùng các anh, chị.

Phần trình diễn của đội thi phường Yên Đỗ (TP. Pleiku). Ảnh: M.N
Phần trình diễn của đội thi phường Yên Đỗ (TP. Pleiku). Ảnh: M.N

Trong phần hát dân ca, các thành viên nữ đã thể hiện giọng hát mượt mà, sâu lắng với bài Lời ru trên nương và Buổi sáng mặt trời lên. Em Rcom H’Yến-thành viên đội thi phường Yên Đỗ- bày tỏ: “Những bài dân ca này em đã thuộc từ lúc 10 tuổi. Em rất vui khi được giới thiệu nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai đến với mọi người. Em và các thành viên trong đội đều cảm thấy vui mừng khi đạt giải cao nhất tại liên hoan. Đây là kết quả của việc nỗ lực tập luyện của cả đội suốt thời gian qua”.

Anh Thịnh Thương Tín-Bí thư Đoàn phường Yên Đỗ-chia sẻ: “Các thành viên của đội thi đều đến từ làng Pleiku Roh. Việc tham gia và đạt giải cao tại Liên hoan đã tạo động lực để thanh thiếu nhi trên địa bàn tiếp tục tập luyện, chung tay gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc”.

Đội thi phường Thắng Lợi cũng tạo ấn tượng với Ban giám khảo và khán giả với 2 bài dân ca: Ru em (Đám mây thành kẹo bông), Đêm hội cồng chiêng cùng 2 bài chiêng: Mừng chiến thắng, Lễ pơthi. Mỗi tiết mục biểu diễn đều mang lại những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người thưởng thức.

Ở từng tiết mục biểu diễn, đội thi đã bố trí thêm các đạo cụ như: mô hình nhà mồ thu nhỏ, ghè rượu, con rối. Bên cạnh đó, một số thành viên còn đeo mặt nạ, mặc áo bằng lá chuối và biểu diễn những động tác ngộ nghĩnh để tạo điểm nhấn cho phần trình diễn.

Các em nhỏ được mặc trang phục làm bằng lá chuối, biểu diễn những động tác ngộ nghĩnh tạo điểm nhấn cho tiết mục biểu diễn. Ảnh: M.N
Các em nhỏ được mặc trang phục làm bằng lá chuối, biểu diễn những động tác ngộ nghĩnh tạo điểm nhấn cho tiết mục biểu diễn. Ảnh: M.N

Với sự nỗ lực tập luyện, đội thi phường Thắng Lợi đã giành 2 giải C ở cả phần trình diễn cồng chiêng và hát dân ca; đồng thời, giành giải B toàn đoàn. “35 thành viên của đội thi đều đến từ làng Chuét 2. Em rất tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Em hy vọng có nhiều chương trình ý nghĩa như thế này trong thời gian tới để chúng em có cơ hội giao lưu, học hỏi”-em Hi (16 tuổi; thành viên đội thi phường Thắng Lợi) vui vẻ nói.

Thắt chặt tình đoàn kết

6 đội thi đã mang đến Liên hoan những phần trình diễn hết sức ấn tượng, đặc sắc. Không gian Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku rộn rã thanh âm của những bài chiêng và dân ca giàu cảm xúc. Sau mỗi tiết mục biểu diễn, khán giả đều dành những tràng vỗ tay tán thưởng, động viên các “nghệ nhân nhí”. Nhiều người còn dùng điện thoại quay lại phần trình diễn của từng đội thi hay chụp hình lưu niệm cùng các em nhỏ.

Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đội thi. Ảnh: M.N
Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đội thi. Ảnh: M.N

Chị Nguyễn Thị Hằng (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku) bày tỏ: “Tôi chở con đến tham gia lớp học năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku nên có cơ hội theo dõi phần trình diễn của các đội thi. Trước hàng trăm người vây quanh nhưng các em đều tự tin trình diễn, nhịp xoang rất nhịp nhàng, uyển chuyển. Liên hoan rất thú vị, giúp tôi hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố”.

Ông Nguyễn Văn Hòa-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Thông tin TP. Pleiku, Phó Trưởng ban Tổ chức, Trưởng Ban Giám khảo-nhận xét: Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số được Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku phối hợp với Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức vào mỗi dịp hè. Đây cũng là hoạt động chào mừng thành công Đại hội Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029).

Năm nay, đội thi đến từ các xã, phường đã đầu tư khá tốt cho phần trình diễn của mình từ nội dung, chương trình đến trang phục, đạo cụ. Nhiều em chỉ mới 5-6 tuổi nhưng đã biết đánh cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc. Thông qua liên hoan, Ban Tổ chức mong muốn tạo sân chơi để các em giao lưu, kế thừa và tiếp nối các giá trị văn hóa của dân tộc cũng như thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết trong thanh thiếu nhi các tổ chức cơ sở Đoàn.

Hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku nắm tay nhau hát múa quanh ánh lửa hồng. Ảnh: M.N
Hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku nắm tay nhau hát múa quanh ánh lửa hồng. Ảnh: M.N

Sau lễ trao giải, khi lửa trại được thắp sáng giữa khoảng sân của Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku, hơn 200 thanh thiếu nhi tham gia Liên hoan đã cùng khán giả nắm tay nhau, nối thành một vòng tròn lớn. Những ca khúc về thanh niên bắt đầu vang lên, tạo nên bầu không khí kết đoàn, gắn bó.

Khép lại Liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A, 2 giải B, 2 giải C và 6 giải khuyến khích cho các đội thi (chia đều cho 2 nội dung: hát dân ca, trình diễn cồng chiêng). Cùng với đó, giải nhất toàn đoàn được trao cho đội thi phường Yên Đỗ, đội thi phường Thắng Lợi đạt giải nhì toàn đoàn, đội thi xã Chư Á giành giải ba toàn đoàn. 3 giải khuyến khích toàn đoàn thuộc về đội thi phường Đống Đa, phường Hoa Lư và xã Tân Sơn.





Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/lan-toa-tinh-yeu-van-hoa-truyen-thong-trong-thanh-thieu-thi-pleiku.80163.aspx

Cùng chủ đề

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Phát huy giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”

Huyện Krông Pa hiện có hơn 2.500 ha cây thuốc lá. Ảnh: M.KVụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Krông Pa có 1.535 hộ trồng thuốc lá với diện tích 2.522 ha. Toàn bộ diện tích thuốc lá được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đầu tư, thu mua với các hộ dân.Theo đó, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức hợp đồng liên kết, hợp tác với các công ty trồng thử nghiệm một...

Hội đồng nhân dân huyện Kbang thông qua 3 nghị quyết quan trọng

​(GLO)- Ngày 28-8, HĐND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền.​ ...

An Khê phấn đấu huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%

Năm học 2023-2024, thị xã An Khê có 24 trường công lập và 5 trường tư thục với 393 lớp/13.326 học sinh. Việc huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đi học đạt hơn 100%; chất lượng nuôi dạy trẻ ngày càng được chú trọng về chất lượng và số lượng. Duy trì sĩ số học sinh tiểu học đạt 100%, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. 11/11 xã, phường đạt...

Cùng tác giả

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Cùng chuyên mục

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Độc đáo nhà dài của người Jrai ở Krông Pa

Một trong những đặc điểm để nhận diện văn hoá đặc trưng của vùng đất Krông Pa là kiến trúc nhà dài. Đây là giá trị văn hoá độc đáo của người Jrai sống ở vùng Đông Nam của tỉnh được hình thành và gìn giữ, lưu...

Thành phố Pleiku: Hoàn thành điều tra thông tin về cồng chiêng

Trong thời gian qua, thành phố Pleiku luôn chú trọng công tác điều tra thông tin về cồng chiêng. Những thông tin về cồng chiêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào...

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar: Độc đáo, nhân văn

Niềm vui chiến thắngLễ mừng chiến thắng là dịp để cộng đồng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch bệnh, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để dân làng mạnh khỏe, cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu. Trước kia, lễ mừng chiến thắng còn mang ý nghĩa khi cộng đồng chiến thắng kẻ thù xâm phạm lãnh thổ của mình. Người Bahnar...

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn như: núi lửa Chư Đang Ya, hàng thông cổ thụ, núi Chư Nâm, thác Công Chúa, Biển Hồ chè, chùa Bửu Minh, tịnh xá Ngọc Như, thủy điện Ialy, suối đá cổ… Ngoài ra, theo ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện: Toàn huyện có 346 bộ cồng chiêng với 5.116 chiếc; 73 đội cồng chiêng, xoang; 71 nhà rông và 3.584 nhà sàn.Huyện Chư Păh tập...

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Bà Rah Lan H’Nir có chất giọng mềm mại và say mê với dân ca Jrai. Ảnh: R.HThấy bà H'Nir có chất giọng mềm mại và say mê với dân ca, mẹ bà đã tận tình hướng dẫn cách hát, cách lấy hơi sao cho nhuần nhuyễn. Đồng thời, giải thích tường tận về ý nghĩa sâu xa của những bài dân ca cho bà hiểu rõ. Nhờ sở hữu giọng ca ngọt ngào và thuộc nhiều bài dân ca...

Tin nổi bật

Tin mới nhất