Powered by Techcity

Huyện Kbang (Gia Lai): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín ở huyện Kbang tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, xây dựng thôn làng phát triển
Người có uy tín ở huyện Kbang tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, xây dựng thôn làng phát triển

Cánh chim đầu đàn của buôn làng

Là cánh chim đầu đàn làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, già làng, Người có uy tín Đinh Yin (SN 1952) luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, và cùng với con cháu tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình để dân làng noi theo.

Điển hình khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, già Yin đã vận động bà con trong làng chung sức, đồng lòng để thực hiện. Kết quả, dân làng đã hiến trên 600 mét vuông đất, hàng trăm ngày công lao động và đóng góp gần 200 triệu đồng để làm các công trình phúc lợi trong làng. Bên cạnh đó, dân làng Hà Nừng cũng tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập như trồng cà phê, lúa, mì… Năm 2019, Hà Nừng được công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới trong niềm tự hào, phấn khởi của bà con nơi đây.

Già làng, Người có uy tín Đinh Yin (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang) chia sẻ: Bản thân mình phải gương mẫu thì dân làng mới tin, nghe và làm theo mình. Mình hiến đất làm đường, dân làng cũng làm theo. Bên cạnh đó, tôi luôn vận động tuyên truyền bà con nói không với rượu và các tệ nạn xã hội, chấp hành các quy định của pháp luật, hương ước, quy ước của thôn làng, cùng nhau đoàn kết, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh.

Già làng, Người có uy tín Đinh Yin cùng bà con vui mừng vì làng Hà Nừng đạt chuẩn nông thôn mới
Già làng, Người có uy tín Đinh Yin cùng bà con vui mừng vì làng Hà Nừng đạt chuẩn nông thôn mới

Với vai trò Người có uy tín, ông Đinh Đuih (SN 1967, thôn 1, xã Đak Smar) đã tiên phong đổi mới tư duy, đi đầu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trên một đơn vị diện tích.

Theo ông Đinh Đuih, xây được cái nhà to, mua được chiếc máy cày khỏe sẽ không quá khó nếu mình chịu khó học hỏi, siêng năng làm việc. Nhận thấy trồng lúa rẫy không hiệu quả, ông chuyển sang lúa nước 2 vụ, trồng cao su, cà phê xen canh mắc ca, trồng mì cộng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm, ông thu về hơn 300 triệu đồng.

Cùng với đó, ông vận động người dân trong thôn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, hiện thôn chỉ còn 12 hộ nghèo, người dân đoàn kết, biết giúp nhau phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Là Người có uy tín của làng Brieng, xã Kông Bờ La, già làng Đinh Ponh luôn trau dồi kiến thức, chủ động phát huy vai trò, tiếng nói của mình trong những công việc chung của làng, của xã. Ngoài việc am hiểu tình hình thực tiễn tại địa phương, già Ponh còn thường xuyên tự cập nhật thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc đọc báo, xem ti vi.

Già làng, Người có uy tín Đinh Ponh (bên phải ảnh) luôn trau dồi kiến thức, phát huy vai trò của mình trong những công việc chung của làng, của xã
Già làng, Người có uy tín Đinh Ponh (bên phải ảnh) luôn trau dồi kiến thức, phát huy vai trò của mình trong những công việc chung của làng, của xã

Già Ponh cho biết: Hàng năm, mình được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin thời sự về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; các chương trình, chính sách dân tộc, kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động… do huyện tổ chức. Từ đó, mình đã hoà giải hơn 10 vụ mâu thuẫn, xích mích trong làng; vận động thanh thiếu niên trong làng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Kbang còn rất nhiều tấm gương Người có uy tín điển hình tiêu biểu khác như ông Đinh Chôi, Đinh Thai, Đinh Yem… đã và đang có nhiều đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh trật tự, vận động đồng bào Ba Na giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn nạn tảo hôn, đẩy lùi hủ tục…

Chăm lo cho Người có uy tín

Huyện Kbang có 21 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, DTTS chiếm tỷ lệ gần 50% dân số. Vì vậy, Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò rất quan trọng, gắn bó chặt chẽ với người dân, hiểu sâu sắc tâm tư tình cảm của người dân, là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với bà con; vận động bà con tích cực lao động sản xuất, tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Huyện Kbang thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho đội ngũ Người có uy tín
Huyện Kbang thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho đội ngũ Người có uy tín

Để đội ngũ Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình, từ năm 2021 đến nay, huyện Kbang đã tổ chức 5 lớp tập huấn, hội nghị cung cấp thông tin cho hàng trăm lượt Người có uy tín. Đồng thời, tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả tại các huyện trong và ngoài tỉnh. Qua đó, tạo cơ hội để đội ngũ Người có uy tín giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn trong sản xuất để về áp dụng tại địa phương.

Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang thông tin: Huyện Kbang thường xuyên quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với Người có uy tín; thường xuyên thăm hỏi, động viên tăng cường cập nhật thông tin, tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức cho Người có uy tín để phát huy hiệu quả vai trò của mình với cộng đồng.

 Đặc biệt, tích cực triển khai Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 nhằm chăm lo, tạo động lực để Người có uy tín tích cực đi đầu, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, là cầu nối quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với Nhân dân. 

Kbang: Thay đổi nếp nghĩ cách làm để cuộc sống tốt đẹp hơn

Nguồn: https://baodantoc.vn/huyen-kbang-gia-lai-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-trong-dong-bao-dtts-1730687649448.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Theo dự báo, giá tiêu ngày 5/11 có thể tiếp đà giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp tục tăng cao. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã liên tiếp giảm những tháng gần đây. Một trong những nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm mạnh là do dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường cà phê. Với việc vụ thu hoạch cà phê mới bắt đầu, nhiều đại lý đã tích...

Việt Nam xuất khẩu cà phê top đầu: Đã tới lúc tự định đoạt?

Nông dân Gia Lai xay xát cà phê nhân để bán cho các đại lý trong niên vụ 2023-2024 – Ảnh: TẤN LỰC Ngày 4-11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest tổ chức hội thảo “Phòng ngừa rủi ro giá cà phê và các phương thức giao dịch mua bán cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa”. Giá cà phê Việt Nam phụ thuộc sàn London Tại hội nghị,...

Xã Ia Bă giành cúp A Sanh hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Tại lễ bế mạc, Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý thưởng nóng 33 triệu đồng cho các đội tham gia. Trong đó, thưởng 2 triệu đồng/đội cho 13 đội tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng; thưởng 1 triệu đồng cho đội đua thuyền giành cúp A Sanh và khuyến khích, hỗ trợ cho các nội dung khác.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; ...

Trong nước giảm tuần thứ 5 liên tiếp lên tới 3.500 đồng/kg so với tuần trước

Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 4/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay trong khoảng 106.000-106.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 106.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk 106.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 106.400 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 106.300 đồng/kg; Tại...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Giá cà phê trong nước đầu tháng 11-2024 tiếp tục giảm hơn 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê trong nước ở mức hơn 106.000 đồng/kg. So với cuối tháng 10, tức khoảng 4 ngày trước, giảm đến hơn 3.000 đồng/kg. Cụ thể ở tỉnh Gia Lai, cà phê đang có giá 106.300 đồng/kg, tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 106.400 đồng/kg, tại Đắk Nông cà...

Cùng chuyên mục

Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Theo dự báo, giá tiêu ngày 5/11 có thể tiếp đà giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp tục tăng cao. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã liên tiếp giảm những tháng gần đây. Một trong những nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm mạnh là do dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường cà phê. Với việc vụ thu hoạch cà phê mới bắt đầu, nhiều đại lý đã tích...

Việt Nam xuất khẩu cà phê top đầu: Đã tới lúc tự định đoạt?

Nông dân Gia Lai xay xát cà phê nhân để bán cho các đại lý trong niên vụ 2023-2024 – Ảnh: TẤN LỰC Ngày 4-11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest tổ chức hội thảo “Phòng ngừa rủi ro giá cà phê và các phương thức giao dịch mua bán cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa”. Giá cà phê Việt Nam phụ thuộc sàn London Tại hội nghị,...

Xã Ia Bă giành cúp A Sanh hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Tại lễ bế mạc, Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý thưởng nóng 33 triệu đồng cho các đội tham gia. Trong đó, thưởng 2 triệu đồng/đội cho 13 đội tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng; thưởng 1 triệu đồng cho đội đua thuyền giành cúp A Sanh và khuyến khích, hỗ trợ cho các nội dung khác.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; ...

Trong nước giảm tuần thứ 5 liên tiếp lên tới 3.500 đồng/kg so với tuần trước

Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 4/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay trong khoảng 106.000-106.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 106.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk 106.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 106.400 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 106.300 đồng/kg; Tại...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Giá cà phê trong nước đầu tháng 11-2024 tiếp tục giảm hơn 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê trong nước ở mức hơn 106.000 đồng/kg. So với cuối tháng 10, tức khoảng 4 ngày trước, giảm đến hơn 3.000 đồng/kg. Cụ thể ở tỉnh Gia Lai, cà phê đang có giá 106.300 đồng/kg, tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 106.400 đồng/kg, tại Đắk Nông cà...

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 9 tháng năm 2024 Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị, tổng kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng mạnh 9,9% về kim ngạch. Các thị trường xuất khẩu chính của gừng, nghệ và gia vị của Việt Nam lần lượt là Ấn Độ, Bangladesh và...

Tiếp đà giảm do nguồn cung hạn chế

Theo dự báo, giá tiêu ngày 4/11 có thể tiếp đà giảm do nguồn cung hạn chế và nhu cầu chưa phục hồi. Áp lực từ việc các nhà đầu tư chuyển hướng sang cà phê cũng ảnh hưởng đến giá tiêu trong ngắn hạn. Tại thị trường trong nước, giá tiêu hôm nay ngày 3/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, riêng Đắk Nông giảm nhẹ...

Giá nội địa giảm tuần thứ 5 liên tiếp

Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 4/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm do ảnh hưởng của vụ thu hoạch tại Việt Nam và điều kiện thời tiết thuận lợi tại Brazil. Theo phân tích của giới kinh doanh, lượng hàng xuất khẩu cà phê conilon Robusta mạnh mẽ từ Brazil trong mùa này đã góp phần gây áp lực lên giá. Hơn nữa, tình hình thời tiết tốt hơn, các vùng trồng cà phê chính của...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò…), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún. Bún ép xong thì cho vào tô đã có sẵn rạm, cua, cá, thịt… xay nhuyễn, khi chế nước gạo từ bún ép ngay tại chỗ, nước làm bún...

Cuối năm kinh tế đón tin vui

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh (Bình Dương) xếp bao tiêu vào container để đưa ra cảng xuất khẩu – Ảnh: QUANG ĐỊNH Gạo, cà phê, rau quả, tiêu… năm nay được xuất khẩu với mức giá tăng vọt, đưa kim ngạch xuất khẩu ngành nông sản đạt mốc mới. Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp mang về gần 52 tỉ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất