Powered by Techcity

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn


Trình diễn và trải nghiệm

DI SAN.jpg
Các nghệ nhân hát then sẵn sàng giao lưu, hướng dẫn du khách trải nghiệm tại Ngày hội Di sản văn hóa 2024. Ảnh: L.N

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 là dịp phô diễn sắc màu văn hóa, trình diễn nghệ thuật dân gian xuyên suốt tại sân khấu chính. Đó là phần trình diễn “Thập trống khai hội” của Câu lạc bộ Lân sư rồng Ngọc Phú (TP. Pleiku); diễn tấu cồng chiêng của đoàn nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa); hòa tấu nhạc cụ dân tộc của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.

Các dân tộc phía Bắc di cư và sinh sống lâu năm tại Gia Lai cũng góp vào chương trình với phần trình diễn khèn, sáo của đồng bào Mông; múa xòe của người Mường; hát then, đàn tính của người Tày, Nùng; múa sạp của người Tày, Thái…

Những ai yêu nghệ thuật chèo, dân ca quan họ Bắc Ninh đến với ngày hội để được thưởng thức các tác phẩm: Mẹ quê, Hương sen tình Bác, Gia Lai nhớ Bác, Duyên quan họ, Gửi người quan họ, Vào chùa…

Thời gian gần đây, ban tổ chức các sự kiện văn hóa-du lịch trên địa bàn tỉnh quan tâm đến hoạt động trải nghiệm của du khách. Đây cũng là mục tiêu mà Bảo tàng tỉnh hướng tới khi phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa.

Lần đầu tiên góp mặt tại chương trình, ông Lê Xuân Lợi-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (tỉnh Ninh Thuận) cho biết: “Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm trong sự đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Tham gia Ngày hội Di sản văn hóa tại Gia Lai là vinh dự đối với chúng tôi”.

Theo ông Lợi, ngoài trình diễn trích đoạn lễ hội, dân ca, dân vũ dân tộc Chăm, đoàn còn tạo cơ hội cho người dân và du khách trực tiếp tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm cũng như cách làm gốm thông qua sự hướng dẫn của nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc.

DI SAN2.jpg
Các nghệ sĩ nhóm Tài tử Bông Sen Vàng (TP. Hồ Chí Minh) biểu diễn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023. Ảnh: Lam Nguyên

Tương tự, bên cạnh trình diễn áo dài di sản văn hóa Gia Lai-Kon Tum, Câu lạc bộ Áo dài Sống Xanh Pleiku cũng có nhiều ý tưởng nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới.

Nhà thiết kế Nguyễn Hạnh-Chủ nhiệm Câu lạc bộ-cho biết: Những ai yêu áo dài sẽ được mượn trang phục miễn phí để chụp ảnh check-in. Đây là những chiếc áo dài di sản độc đáo in hình các thắng cảnh nổi tiếng như: chùa Minh Thành, thác Phú Cường, Biển Hồ… Câu lạc bộ còn dành một gian riêng cho khách tham quan tự tay may một chiếc áo dài truyền thống cỡ nhỏ.

Ngày hội còn có dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống các dân tộc Bahnar, Jrai, Mông, Thái, Mường… để chụp ảnh, tham gia nhảy sạp, múa xòe, xoang. Khu trò chơi dân gian có màn đẩy gậy, thi giã gạo, đi cà kheo, ném còn, kéo co, bịt mắt bắt vịt, đi cầu khỉ dây, đánh mảng…

Ẩm thực truyền thống dịp này có: cơm lam, gà nướng, rượu cần (dân tộc Jrai, Bahnar); bánh cuốn, bánh ít, bún (dân tộc Kinh); thắng cố, mèn mén, xôi ngũ sắc, heo quay Lạng Sơn, các món bánh truyền thống (các dân tộc thiểu số phía Bắc).

Thêm chiều sâu cho sự kiện

Trong khuôn khổ ngày hội năm nay, ngoài chuỗi sự kiện sôi nổi kể trên, Bảo tàng tỉnh còn dành không gian trưng bày, triển lãm và tổ chức hội thảo khoa học. Chị Nguyễn Thị An-Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) thông tin: Chiều 15-11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam” tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng tỉnh. Triển lãm trưng bày 60 tác phẩm khắc họa vẻ đẹp của con người, thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên; đặc biệt hơn khi có một số tranh của họa sĩ tài danh Xu Man.

Cũng tại triển lãm, ngoài số tác phẩm chọn treo trực tiếp, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hướng dẫn khách tham quan cách thưởng tranh mới mẻ và hiện đại, đó là tranh trình chiếu kỹ thuật số, giới thiệu được nhiều hơn các tác phẩm về đề tài Tây Nguyên do đơn vị lưu trữ, bảo quản.

DI SAN3.jpg
Trò chơi đi cầu khỉ tiếp tục được đưa vào chương trình của Ngày hội năm nay nhờ sự vui nhộn. Ảnh: Lam Nguyên

Một sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.

Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề quan trọng trong sáng tạo, nghiên cứu nghệ thuật từ trước đến nay với chủ đề chính là di sản văn hóa; đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa phương trong thời gian tới.

Trao đổi với P.V, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) cho hay: Các chương trình tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 tiếp tục được xây dựng theo hướng đổi mới, đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của người dân và du khách trên tinh thần ý nghĩa, thiết thực; từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

Đây cũng là dịp tăng cường giao lưu giữa các địa phương, các bảo tàng trong việc tổ chức hoạt động trưng bày, trình diễn, quảng bá di sản văn hóa, góp phần phát triển du lịch.





Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/ngay-hoi-di-san-van-hoa-2024-hua-hen-nhieu-hoat-dong-moi-me-hap-dan.80939.aspx

Cùng chủ đề

Cúm mùa diễn biến phức tạp, người dân Gia Lai chủ động phòng bệnh

Tại Bệnh viện Nhi Gia Lai, trung bình 1 ngày bệnh viện tiếp nhận và thăm khám cho khoảng 400 bệnh nhi; trong số này trên 50% là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đưa con đến thăm khám, chị Nguyễn Hoài Thu (làng Nha Hyơn, xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: Con tôi sốt, ho, sau đó thì chuyển sang viêm phổi. Trước đó, cả nhà tôi đều bị bệnh cúm B vừa mới khỏi.“Hiện nay,...

Sôi nổi thi đua từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết

Tuân thủ nghiêm giờ giấc làm việcĐể chuẩn bị tốt cho ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngay từ sáng sớm ngày 3-2, các cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã có mặt ở nơi làm việc, khởi động máy tính và chuẩn bị các tài liệu cần thiết. 100% sở, ngành cũng bố trí cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục hành chính của...

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết

Dịp Tết, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ông Trần Văn Uông-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đức Đạt Thành (TP. Pleiku) cho biết: Bình thường, tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhà xe chạy 12 chuyến/ngày nhưng bắt đầu từ ngày 15-1 đã tăng lên 17 chuyến/ngày. Đặc biệt, từ ngày 21-1,...

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

Tại đây, Ban tổ chức trao tặng 1.143 phần quà với tổng trị giá trên 360 triệu đồng cho đồng bào nghèo, học sinh vùng khó xã Chư Krêy.Không khí tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krêy) đông vui như có hội. Trên từng gương mặt ngây thơ của các em học sinh hiện rõ sự mong chờ, háo hức. Vượt qua sự rụt rè, e ngại ban đầu,...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tặng quà Tết cho người uy tín và hộ nghèo

 Tại các nơi đến thăm, thay mặt đoàn công tác, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn đã ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, đời sống, phát triển sản xuất của gia đình.Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh mong muốn trong thời gian tới, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân...

Cùng tác giả

Cúm mùa diễn biến phức tạp, người dân Gia Lai chủ động phòng bệnh

Tại Bệnh viện Nhi Gia Lai, trung bình 1 ngày bệnh viện tiếp nhận và thăm khám cho khoảng 400 bệnh nhi; trong số này trên 50% là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đưa con đến thăm khám, chị Nguyễn Hoài Thu (làng Nha Hyơn, xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: Con tôi sốt, ho, sau đó thì chuyển sang viêm phổi. Trước đó, cả nhà tôi đều bị bệnh cúm B vừa mới khỏi.“Hiện nay,...

Bảo tàng tỉnh Gia Lai đón khoảng 196.700 lượt khách tham quan trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Trong những ngày tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, bên cạnh các điểm du xuân như di tích thắng cảnh Biển Hồ, công viên Diên Hồng, công viên Đồng Xanh… Điểm nhấn trong hành trình du xuân ở Bảo tàng tỉnh Gia Lai thu hút rất đông...

Sôi nổi thi đua từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết

Tuân thủ nghiêm giờ giấc làm việcĐể chuẩn bị tốt cho ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngay từ sáng sớm ngày 3-2, các cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã có mặt ở nơi làm việc, khởi động máy tính và chuẩn bị các tài liệu cần thiết. 100% sở, ngành cũng bố trí cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục hành chính của...

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết

Dịp Tết, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ông Trần Văn Uông-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đức Đạt Thành (TP. Pleiku) cho biết: Bình thường, tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhà xe chạy 12 chuyến/ngày nhưng bắt đầu từ ngày 15-1 đã tăng lên 17 chuyến/ngày. Đặc biệt, từ ngày 21-1,...

Dự báo giá tiêu ngày mai 24/1/2025, trong nước tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 24/1/2025 tiếp tục tăng nhẹ và ổn định tuỳ từng địa phương. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 23/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục sôi động và có xu hướng tăng trở lại sau nhiều phiên đi ngang trước đó. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các thị trường trọng điểm là 147.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm...

Cùng chuyên mục

Làng Dung Rơ vang tiếng cồng chiêng

Làng vắng tiếng chiêng ngânChậm rãi chỉnh lại chiếc cồng cỡ lớn, già làng Alit hồi nhớ: Trước đây, làng nổi tiếng với chiêng hay, xoang đẹp. Đội cồng chiêng của làng vinh dự được trình diễn tại Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.Ngày đó, cùng với đoàn cồng chiêng của các dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên như: Ê Đê, Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Xê Đăng, Brâu… và đoàn cồng chiêng của...

Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku

Di tích Nhà lao Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, thành phố Pleiku. Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích Lịch sử quốc gia tại Quyết...

NHÀ LƯU NIỆM ANH HÙNG NÚP-LÀNG KHÁNG CHIẾN STƠR

Nhà lưu niệm Anh hùng Núp nằm tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, quê hương của Anh hùng Núp.  Công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được khởi công xây dựng ngày 26/03/2010. Ngày 06/05/2011 Nhà lưu niệm được khánh thành nhân...

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất