Powered by Techcity

Hội thảo khoa học di tích lịch sử đình Tân Tạo và miếu An Xuyên

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Ngọc Minh

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Ngọc Minh

Đình Tân Tạo tọa lạc tại thôn 5 (xã Thành An) là trung tâm văn hoá, tín ngưỡng của người dân làng Tân Tạo xưa, đã được chính quyền Trung ương thời phong kiến công nhận từ năm 1911. Hàng năm, tại đình Tân Tạo diễn ra lễ cúng Quý Xuân vào 15-16 tháng 2 âm lịch.

Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, thay đổi địa điểm, cải cách văn hoá, điều kiện kinh tế khó khăn nhưng đình Tân Tạo còn giữ được 2 đạo sắc thần nguyên vẹn từ năm 1911 và một số câu đối ván gỗ từ năm 1914 và 1943. Điều đó cho thấy ý thức bảo vệ, gìn giữ lịch sử, văn hoá truyền thống của người dân tại đây rất đáng trân trọng.

Theo các nhà khoa học, đình Tân Tạo cũng là một cơ sở lưu trữ, kiến tạo di sản văn tự với các tài liệu có giá trị đặc biệt trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá địa phương. Nguồn tư liệu gốc quý giá này nếu được khai thác tốt sẽ là những bổ sung đáng kể vào sử sách An Khê cũng như Gia Lai.

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh)-đại diện đơn vị tư vấn trình bày nội dung hồ sơ di tích. Ảnh: Ngọc Minh

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh)-đại diện đơn vị tư vấn trình bày nội dung hồ sơ di tích. Ảnh: Ngọc Minh

Miếu An Xuyên hay còn gọi miếu Bà, vạn An Xuyên thuộc tổ 4, phường Tây Sơn. Theo ghi chép từ các bản văn tế hiện còn được lưu trữ tại miếu An Xuyên, gồm bản chép năm 1894 thời vua Thành Thái, bản chép năm 1915 thời vua Duy Tân và bản chép năm 1957, danh sách được thờ tự tại miếu gồm: Thủy long thần nữ nương nương, hà bá, lang lại đại tướng quân, bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, kim niên hành khiển hành binh, sơn thủy thạch thần, thổ công, táo quân, sơn lâm chúa xứ, ngũ kỳ thần tượng, tiền hiền, hậu hiền, tiêu diện đại lực sĩ, âm hồn, cô hồn. Ngoài ra, qua thu thập thông tin tại miếu còn thấy thờ hỏa hồng thần nữ tức nữ thần lửa được thờ trong dinh Cô ngoài sân đối diện với dinh ông Hổ (Sơn lâm chúa xứ).

Các bằng chứng tại miếu An Xuyên khẳng định rằng, vào bên bờ Đông sông Ba, thuộc trung tâm thị xã An Khê ngày nay, từng xuất hiện một làng chài và cư dân tại đây sống chủ yếu bằng nghề đánh cá ở sông Ba.

Kết quả so sánh, đối chiếu các tư liệu điền dã thu thập di sản Hán Nôm trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy, miếu An Xuyên là nơi duy nhất tại Gia Lai thờ thủy thần, bao gồm vị thần chính là bà thủy long cùng hà bá, lang lại đại tướng quân (rái cá được thần thánh hoá). Việc ra đời của miếu An Xuyên tại An Khê là một sự kiện quan trọng và đặc biệt trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Khê nói riêng và Gia Lai nói chung.

“Kết quả điều tra cũng cho thấy, miếu An Xuyên là nơi giữ được bài văn cúng có niên đại cổ xưa nhất, từ khi lập làng xây miếu (năm 1894), xét trên tổng thể toàn bộ hơn 280 cơ sở lưu trữ tư liệu Hán Nôm phân bố trong phạm vi toàn tỉnh. Đây là những giá trị lịch sử, văn hoá nổi trội của miếu An Xuyên so với các di tích khác thuộc Gia Lai. Cũng là những căn cứ khoa học vững chắc, có độ tin cậy cao về mặt tư liệu thông tin để đi đến những nhận định khác về lịch sử, văn hoá của di tích”-Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh)-đại diện đơn vị tư vấn cho biết.

Đại biểu tham gia ý kiến liên quan đến đình Tân Tạo (xã Thành An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Đại biểu tham gia ý kiến liên quan đến đình Tân Tạo (xã Thành An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến về lý lịch di tích, hình ảnh, bản đồ dự kiến khoanh vùng các di tích, cách trình bày hồ sơ di tích, phiên âm và dịch nghĩa Hán-Nôm, xem xét phục hồi lệ cúng cá trong đại lễ vía bà thủy long tại miếu An Xuyên…

Từ các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhân chứng, Ban quản lý đình Tân Tạo, miếu An Xuyên, UBND thị xã An Khê sẽ điều chỉnh, bổ sung thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhằm tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân; qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội, du lịch của thị xã.



Nguồn

Cùng chủ đề

Mang Yang phát huy vai trò người có uy tín

​Bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Toàn huyện có 60 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, huyện đã quan tâm hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Các chế độ chính sách đối với người có uy tín được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy...

Đak Pơ tặng 20 suất quà cho người có uy tín

Tại hội nghị, những người có uy tín và các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, tìm giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, giảm tỷ lệ tự tử trong vùng đồng bào DTTS; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; xây dựng làng nông thôn mới; ứng dụng công nghệ, giống cây trồng mới vào sản xuất để giúp bà con xóa đói giảm nghèo…Dịp này, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ đã...

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát của Đoàn

 Trong chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn, báo cáo viên Nguyễn Trung Tâm thông tin đến hội nghị các văn bản, quy định mới về công tác kiểm tra, giám sát, xử lý khiếu nại và thi hành kỷ luật Đoàn; các hình thức kỷ luật; thẩm quyền thi hành kỷ luật cán bộ Đoàn và đoàn viên; trình tự, yêu cầu khi xem xét thi hành kỷ luật…Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng...

5 năm, huy động gần 140 tỷ đồng cho công tác khuyến học

Tham dự có bà Phạm Thị Hòe-Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; đại diện một số sở, ban, ngành và gần 150 đại biểu đại diện các cấp Hội khuyến học trên địa bàn toàn tỉnh. Trung ương Hội trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó của tỉnh trị giá 100 triệu đồng. Trung tâm SEAMEO CELLL Việt Nam (Trung tâm Khu vực về Học tập suốt đời của Tổ chức...

Ngành Công thương cần phát huy vai trò tiên phong trong phát triển

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Thanh Sơn-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Tham dự hội nghị có đồng chí: Vũ Hồng Thanh-Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Hồng Diên-Bộ trưởng Bộ Công thương; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các địa phương; các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ Công thương; hệ thống Thương vụ Việt...

Cùng tác giả

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100

Giá cà phê thế giới bình ổn Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 dao động từ 4754 – 5041 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5041 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4858 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 4754 USD/tấn. Người dân Gia Lai chuẩn bị công cụ để thu hoạch cà phê....

Giá tiêu trong nước ngày mai có chu kỳ tăng mới

Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 27/12/2024 có chu kỳ tăng mới sau nhiều phiên giao dịch ổn định. Hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 146.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 26/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước hôm nay sau nhiều phiên ổn định đã bắt đầu tăng mạnh trở lại, mức tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu...

Tối nay lượt đi bán kết ASEAN Cup 2024, Xuân Son ghi bàn, Việt Nam thắng Singapore?

Đa số người trẻ dự đoán trong trận lượt đi bán kết ASEAN Cup 2024, giữa tuyển Việt Nam và Singapore, diễn ra lúc 20 giờ tối nay 26.12, “những chiến binh sao vàng” sẽ giành chiến thắng với sự tỏa sáng của chân sút Xuân Son. Xuân Son tiếp tục thăng hoa? Nguyễn Hoàng Tuyển, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết rất háo hức chờ xem trận bán kết lượt đi giữa tuyển Việt Nam và Singapore. Dù...

Mang Yang phát huy vai trò người có uy tín

​Bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Toàn huyện có 60 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, huyện đã quan tâm hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Các chế độ chính sách đối với người có uy tín được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy...

Đak Pơ tặng 20 suất quà cho người có uy tín

Tại hội nghị, những người có uy tín và các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, tìm giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, giảm tỷ lệ tự tử trong vùng đồng bào DTTS; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; xây dựng làng nông thôn mới; ứng dụng công nghệ, giống cây trồng mới vào sản xuất để giúp bà con xóa đói giảm nghèo…Dịp này, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ đã...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất