Powered by Techcity

Hình thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn

Qua tìm hiểu, anh Hồ Diên Quí (thôn 7, xã An Phú, TP. Pleiku) biết thông tin người dân tại các tỉnh như Đak Nông, Lâm Đồng sử dụng vỏ chanh dây làm thức ăn cho bò. Sau khi thử nghiệm, anh Quí vui mừng nhận thấy đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, giảm đáng kể chi phí mua thức ăn cho bò. Anh Quí phân tích: Trong 5 ngày, mỗi con bò ăn hết 6 cuộn rơm (khoảng 35-40 ngàn đồng/cuộn). Cũng trong khoảng thời gian này, mỗi con bò ăn hết 1 tấn vỏ chanh dây nhưng chỉ tốn 30 ngàn đồng.

Đáng chú ý, đàn bò ăn vỏ chanh dây lại mập mạp, tăng trưởng nhanh hơn so với ăn rơm, cỏ. Nhận thấy phụ phẩm nông nghiệp này thực sự là “mỏ vàng” để làm thức ăn thay thế nên anh Quí chuyển sang cho bò ăn thuần vỏ chanh dây từ năm 2020 đến nay.

Nhà máy sản xuất Quicornac hoạt động đã tạo công việc làm ổn định cho hơn 200 lao động, trong đó có nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Ảnh: M.N

Nhà máy sản xuất Quicornac hoạt động đã tạo công việc làm ổn định cho hơn 200 lao động, trong đó có nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Ảnh: M.N

Hiện bình quân mỗi ngày, anh Quí đặt mua khoảng 10 tấn vỏ chanh dây từ Công ty TNHH Quicornac để làm thức ăn cho đàn bò hơn 40 con của gia đình và cung cấp cho 10 hộ nuôi bò gần nhà (mỗi hộ nuôi 5-10 con). “Nếu không có nguồn vỏ quả chanh dây thì tôi chỉ nuôi khoảng 10 con bò vì nuôi nhiều không gánh nổi chi phí tiền thức ăn, đất đai để trồng cỏ. Từ ngày có nguồn cung ổn định của nhà máy, người nuôi bò bớt khó nhọc mà còn được lợi rất nhiều. Có người còn kết hợp vỏ chanh dây với cám để vỗ béo bò hoặc dùng vỏ chanh làm thức ăn nuôi heo rừng, ủ nuôi ruồi đen làm thức ăn cho gà, làm phân bón cho cỏ”-anh Quí nói về tính đa dụng của vỏ chanh dây.

Cũng như anh Quí, mỗi ngày, ông Võ Hùng (thôn 6, xã An Phú) có mặt trước cổng Công ty TNHH Quicornac từ rất sớm để mua vỏ chanh dây. Gia đình ông nuôi 10 con bò, mỗi ngày ăn 1 tấn vỏ chanh dây, hết 30 ngàn đồng. Theo ông Hùng, vỏ chanh dây mua về chỉ cần đổ đống cho bò ăn. Nếu nhiều thì dùng bạt ủ lại, 10 ngày hay nửa tháng sau lấy cho bò ăn còn tốt hơn thời gian đầu mới mua về. Do Công ty để nguyên trái ép lấy dịch, phải qua nhiều khâu xử lý từ rửa khô đến rửa nước nên vỏ chanh dây ở đây rất sạch, bò ăn cũng đảm bảo vệ sinh.

Ông Hùng phân tích: “Nuôi bò bằng vỏ chanh dây lợi gấp nhiều lần so với việc cho ăn cỏ, ăn rơm. Ngày trước, tôi nuôi chừng 3-4 con là cắt cỏ mỏi tay, giờ nuôi từ 10 đến 20 con là bình thường, có nhà nuôi 100 con mà thấy khỏe ru. Chính vì vậy, người nuôi bò ở Pleiku, An Khê, Mang Yang, Đak Đoa hay tận Kon Tum đều đăng ký thu mua vỏ chanh dây của Công ty TNHH Quicornac”.

Bình quân mỗi tháng, ông Nguyễn Văn Khiêm (làng Ngol, thị trấn Đak Đoa) mua khoảng 300 tấn, có lúc lên đến 450 tấn vỏ chanh dây để làm thức ăn cho bò. Ảnh: M.N

Bình quân mỗi tháng, ông Nguyễn Văn Khiêm (làng Ngol, thị trấn Đak Đoa) mua khoảng 300 tấn, có lúc lên đến 450 tấn vỏ chanh dây để làm thức ăn cho bò. Ảnh: M.N

Trong khi đó, trang trại nuôi bò của ông Nguyễn Văn Khiêm (làng Ngol, thị trấn Đak Đoa) luôn dao động từ 350 đến 400 con nên nhu cầu thức ăn hàng ngày rất lớn. Gần 2 năm nay, ông đăng ký mua vỏ chanh của Công ty TNHH Quicornac về làm thức ăn để nuôi bò vỗ béo, bò thịt. Mỗi tháng, ông mua khoảng 300 tấn, có lúc lên đến 450 tấn. So với rơm, cỏ thì sử dụng vỏ chanh dây làm thức ăn cho bò mang lại hiệu quả cao hơn. Không những chi phí thức ăn giảm xuống hơn một nửa mà bò còn tăng trưởng nhanh, thịt đỏ rất đẹp, chất lượng thịt cũng tăng.

Ông Khiêm cho biết: Trước đây, ông trồng 5 ha cỏ nhưng chỉ đủ thức ăn cho khoảng 70 con bò. Từ lúc sử dụng vỏ chanh làm thức ăn, ông mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi như hiện nay. Giờ bò chỉ ăn thuần vỏ chanh dây. Những con mới mua về để vỗ béo thì ông cho ăn dặm thêm cỏ, cám vài ngày cho quen rồi chuyển sang ăn vỏ chanh. Để giữ được nguồn thức ăn ổn định này, ngoài việc hợp đồng đăng ký thu mua, ông còn phải tuân thủ các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường của Công ty.

“Xe chở vỏ chanh dây từ nhà máy ra phải phủ bạt che kín, không để rỉ nước hoặc vỏ chanh rớt xuống đường; tài xế không vi phạm nồng độ cồn, bốc số lấy hàng theo thứ tự… Nếu vi phạm, Công ty sẽ cắt hợp đồng”-ông Khiêm nói.

Trang trại của anh Nguyễn Hoàng Gia Anh (thôn Bình Giang, xã Hneng, huyện Đak Đoa) cũng nuôi hơn 100 con bò cho ăn vỏ chanh dây. Anh Nguyễn Hoàng Gia Anh khẳng định: “Nguồn vỏ chanh dây đã giúp hộ chăn nuôi mạnh dạn mở rộng quy mô. Hơn 90% hộ chăn nuôi ở đây đều sử dụng vỏ chanh dây làm thức ăn cho bò. Giá chỉ 30 ngàn đồng/tấn mà nguồn hàng cung cấp cũng dồi dào. Nếu không có nguồn thức ăn này thì chẳng ai dám nuôi nhiều bò”.

Hướng đến nông nghiệp tuần hoàn

Theo ông Nguyễn Văn Linh-Trưởng bộ phận quản lý phụ phẩm Công ty TNHH Quicornac: Mục tiêu của Công ty là đạt được hiệu quả tối ưu trong chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt là không để hoạt động sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng tới môi trường. Thực tế sản xuất cho thấy, nhà máy phát sinh lượng phụ phẩm nông nghiệp là vỏ chanh dây với số lượng rất lớn. Trong khi đó, vỏ chanh dây có hàm lượng nước và dinh dưỡng rất cao, có khả năng sử dụng trong chế biến thức ăn gia súc và sản xuất phân vi sinh.

Để hiện thực hóa chuỗi nông nghiệp tuần hoàn, Công ty đã triển khai cung cấp phụ phẩm vỏ chanh dây cho các trang trại nuôi bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận; đồng thời, liên kết với các đơn vị để nghiên cứu ủ phân hữu cơ vi sinh. Việc Công ty chuyển giao phụ phẩm vỏ chanh dây cho các cơ sở sản xuất trực tiếp làm nguyên liệu chăn nuôi đáp ứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.

Các xe chở vỏ chanh dây từ nhà máy ra phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phủ bạt che kín, không để rỉ nước hoặc vỏ chanh rớt xuống đường. Ảnh: M.N

Các xe chở vỏ chanh dây từ nhà máy ra phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phủ bạt che kín, không để rỉ nước hoặc vỏ chanh rớt xuống đường. Ảnh: M.N

Ông Nguyễn Văn Linh-Trưởng bộ phận quản lý phụ phẩm Công ty TNHH Quicornac: “Để đảm bảo nguồn phụ phẩm vỏ chanh dây của nhà máy được sử dụng đúng mục đích, Công ty đã ký hợp đồng cung cấp và có cam kết từ các trang trại và hộ nông dân sử dụng vỏ chanh dây đúng mục đích. Trong quá trình vận hành, Công ty cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vỏ chanh dây của các đối tác liên kết. Mặt khác, Công ty tăng cường tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh, kiểm tra, giám sát thường xuyên các đối tác ủ phân vi sinh nhằm đảm bảo thực hành đúng kỹ thuật cho ra sản phẩm phân vi sinh đạt chất lượng và không gây tác động đến môi trường”.

Trưởng bộ phận quản lý phụ phẩm Công ty TNHH Quicornac cho biết: Từ giữa năm 2022, Công ty đã thực hiện truyền thông, tập huấn và ký các hợp đồng cung cấp vỏ chanh dây cho các trang trại chăn nuôi bò. Các trang trại đều thấy rõ lợi ích tuyệt đối khi sử dụng vỏ chanh dây làm thức ăn cho bò. Phương pháp chăn nuôi này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian cho bà con nông dân so với việc trồng, chăm sóc và thu hoạch cỏ. Ngoài ra, đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, giúp bò sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học công nghệ sinh học và môi trường, vỏ chanh dây còn sử dụng trong sản xuất phân vi sinh. Sau khi thử nghiệm ủ men và thành công với sản phẩm phân vi sinh chất lượng tốt, Công ty TNHH Quicornac đã tiến hành tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh, liên kết với các trang trại và hộ dân trên địa bàn để chuyển giao vỏ chanh dây ủ phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp giảm sử dụng chế phẩm hóa học, góp phần cải thiện môi trường đất.

Đáng chú ý, từ tháng 5-2023, Công ty phối hợp với Viện Khoa học công nghệ sinh học và môi trường triển khai thành công mô hình xử lý vỏ chanh dây thành nguyên liệu hữu cơ phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh theo công nghệ và thiết bị của Tiến sĩ Lê Văn Tri-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học-phân bón Fitohoocmon, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam.

Công nhân xử lý nguyên liệu chanh dây. Ảnh: M.N

Công nhân xử lý nguyên liệu chanh dây. Ảnh: M.N

Cũng theo ông Linh, Tiến sĩ Lê Văn Tri là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phân bón phức hợp hữu cơ vi sinh với hệ thống chuyển giao công nghệ rộng khắp đến hơn 50 tỉnh, thành trên toàn quốc. Các công nghệ chuyển giao và các chế phẩm sinh học của trên toàn quốc nghiên cứu đều nằm trong các đề án quy mô quốc gia. Đơn cử là các đề tài về phân bón sinh học nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, đề tài xử lý rơm rạ thành phân bón sinh học trong Chương trình xử lý rơm rạ quốc gia, đề tài mạ khay phục vụ cấy tay và cấy máy tiến đến cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp…

“Công ty phối hợp xử lý gần 3.500 tấn vỏ chanh dây, tạo ra 1.500 tấn mùn hữu cơ nguyên liệu có chất lượng tốt, hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cao, hàm lượng kim loại nặng và mật độ vi sinh vật ở dưới ngưỡng cho phép nên an toàn cho đất và cây trồng, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Chất lượng phân bón tạo ra bước đầu đã được khảo sát và đánh giá cao trên cây cà phê, cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak”-ông Linh thông tin.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giám sát quyết toán đầu tư công tại huyện Mang Yang

Kết luận buổi giám sát, ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách nhận định: Huyện Mang Yang là một trong những địa phương làm rất tốt công tác quyết toán các công trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên vẫn còn hồ sơ bị chậm. Vì có công trình chậm lập hồ sơ quyết toán, nghĩa là vi phạm theo quy định nên phải xử phạt, huyện nên chỉ đạo vấn đề này....

Giám sát quyết toán các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 tại Đak Đoa

Trước đó, đoàn giám sát đã đi thực tế tại các công trình: Hội trường HĐND và UBND xã Ia Băng; đường liên xã A Dơk đi Ia Pết (đoạn từ làng Brong Goay đi làng Blo, xã A Dơk).(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script',...

Hội nghị góp ý Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212

Đặc biệt, ở dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212 có bổ sung Điều 10 về Mối quan hệ công tác; trong đó nêu rõ mối quan hệ công tác cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, việc phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ của MTTQ...

Tập huấn Chuyên môn, nghiệp vụ cho 93 cán bộ Mặt trận cơ sở

Ngoài ra, các đại biểu còn nghe phổ biến về MTTQ Việt Nam và các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; các quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; giám sát và...

Hội thảo học và làm theo Bác để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Kim Sơn-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS Nguyễn Thị Doan-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Đinh Thị Mai- Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.Phát biểu tại hội thảo, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Cùng tác giả

Lội ngược dòng bất ngờ với sắc xanh ấn tượng

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 6/10/2024, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay của ba sàn...

Thị trường đang đà xuống dốc, mua bán cầm chừng

Giá tiêu hôm nay ngày 5/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 146.000 – 147.000 đồng/kg. Trung bình tại các vùng trồng tiêu trọng điểm giảm 1.000 đồng/kg Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông...

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 5/10, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm chồng lên nhau, nghi là một hố chôn tập thể, khi một nhà dân san gạt đất để đào móng nhà. Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ – K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) vẫn đang tiếp tục công việc và mở...

Giá tiêu tiếp tục giảm nhẹ, dấu hiệu của thị trường chững lại?

Thị trường giá tiêu trong nước đang chứng kiến sự giảm nhẹ trong những ngày gần đây, với giá tiêu tại các khu vực trọng điểm như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 147.000 – 148.000 đồng/kg. Ngày 4/10/2024, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 147.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với...

Giá cà phê giảm mạnh liên tiếp, đầu cơ xả hàng ồ ạt; xuất khẩu hàng Việt trong 8 tháng bằng cả năm ngoái

Bình quân 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam ghi nhận mức tăng 54,3%, lên mức bình quân 3.800 USD/tấn. Trong bối cảnh giá cà phê đang duy trì ở mức cao và thị trường tiêu thụ có nhiều thuận lợi, xuất khẩu mặt hàng này dự kiến sẽ còn bứt phá trong thời gian tới. Giá cà phê hôm nay 4/10/2024 Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm rất mạnh phiên thứ hai liên tiếp...

Cùng chuyên mục

Hôm nay (28-9), giá hồ tiêu tiếp tục giảm mạnh 1.000 đến 3.000 đồng/kg

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg....

9 tháng, cả nước giải ngân đầu tư công mới đạt 47% kế hoạch Thủ tướng giao

Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy dự kiến hết quý III-2024, cả nước ước giải ngân được 320.566,5 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 42,96% kế hoạch và đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng giao. Tỷ lệ này thấp hơn cùng kỳ khi năm 2023 đạt 47,75% kế hoạch và đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng giao. ...

UBND tỉnh Gia Lai phân cấp thẩm quyền lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng

Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng đối với các khu chức năng trong khu vực được UBND tỉnh giao quản lý. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý. ...

Gia Lai ban hành kế hoạch hành động thích ứng với quy định không gây mất rừng

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động để thích ứng với quy định, tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu các ngành hàng cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su... sang thị trường châu Âu nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. ...

Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Cục Địa chất Việt Nam. Ảnh: Lê Nam Về phía tỉnh Gia Lai có đồng chí Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Cùng làm việc với đoàn công tác Cục Địa...

Agribank Mang Yang ưu tiên nguồn vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh

Ông Trần Trọng Toàn-Giám đốc Agribank Mang Yang-cho biết: Chi nhánh phối hợp với Hội Nông dân huyện và hội nông dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, đơn vị duy trì 37 tổ vay vốn có ủy thác cho tổ trưởng thu lãi, giải quyết kịp thời nhu cầu vốn vay của khách...

Gia Lai: Chủ động ứng phó với mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Cẩn trọng khi qua các ngầm tràn trong mùa mưa lũ Ông Nguyễn Văn Huấn-Trưởng phòng Dự báo Khí tượng-Thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên) cho biết: Trong 7 ngày qua, tại khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng có lượng mưa dao động từ 200-300 mm, riêng tại Gia Lai lượng mưa từ 100-200 mm. Hiện nay, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy...

Đăng ký kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2025

Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại ngoại thương đã giúp các doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng nông sản, dược liệu chế biến. Ảnh: ĐVCC Căn cứ Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc...

Sản phẩm mật ong hoa cà phê vươn xa trên thị trường

Gia Lai có hơn 100 ngàn ha cà phê. Tận dụng lợi thế này, hàng trăm hộ nuôi ong đã đầu tư quy trình khép kín để chế biến các sản phẩm mật ong hoa cà phê đặc trưng của Gia Lai. Sản phẩm này có độ trong và tinh khiết, hương vị độc đáo, đậm đà hơn các loại mật ong khác và chỉ chiếm 10% sản lượng mật ong của Việt Nam. Đây là loại mật ong...

Chư Sê: Hơn 200 đại biểu được tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024

Tham gia hội nghị tập huấn có hơn 200 đại biểu là các Phó Chủ tịch UBND, cán bộ, công chức Địa chính-Nông nghiệp; Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư Đoàn thanh niên; Thôn trưởng các thôn, làng; chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh; chủ thể OCOP và đại diện tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp địa phương tại 15 xã, thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất