Powered by Techcity

Hệ di sản khảo cổ

Đây là nguồn sử liệu đáng tin cậy để phác thảo diễn trình lịch sử văn hóa của các cộng đồng cư dân trên đất Gia Lai, là điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các di tích khảo cổ này vẫn chưa được khai thác đầy đủ giá trị di sản vốn có của chúng.

Từ sơ kỳ Đá cũ An Khê đến các di tích văn hóa tiền sử kế tiếp

Nghiên cứu hệ thống 30 di tích với hàng ngàn di vật, các nhà khảo cổ học Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Nga đã xác nhận, An Khê là vùng đất cư trú của cộng đồng cư dân cổ cách nay khoảng 80 vạn năm. Đó là văn hóa của cộng đồng người đứng thẳng, tổ tiên trực tiếp của người hiện đại. Phát hiện này không chỉ là tư liệu xác nhận sự hiện diện các cộng đồng cư dân sớm trong bản đồ lịch sử nhân loại trên lãnh thổ Việt Nam mà còn là bằng chứng vật chất đánh dấu mốc mở đầu của lịch sử Việt Nam.

Các hố khai quật tại di tích Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê) được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các hố khai quật tại di tích Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê) được làm mái che để bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xung quanh An Khê, mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện một loạt các di tích văn hóa tiền sử, mang dấu ấn phát triển cao hơn và kế tiếp kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê. Đó là các di tích hậu kỳ Đá cũ, cách nay vài chục vạn năm, tìm thấy trên thềm cổ sông Ba, thuộc các huyện Kbang, Đak Pơ và thung lũng Phú Thiện. Trong hệ thống di tích hậu kỳ Đá cũ này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số công cụ đá ghè đẽo thô sơ, tiêu biểu như: công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi dọc, phần tư viên cuội. Riêng ở Phú Thiện còn tìm thấy những mũi nhọn tam diện, rìu tay kích thước nhỏ, công cụ làm từ gỗ hóa thạch. Tư liệu này cho thấy, tiền sử Gia Lai có sự phát triển liên tục từ kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê đến hàng loạt các di tích hậu kỳ Đá cũ dọc đôi bờ thượng lưu sông Ba. Có thể nói, một nền văn minh sông Ba đã nảy sinh từ rất sớm và phát triển liên tục, đại diện cho một cơ tầng văn hóa tiền sử cổ xưa của nhân loại, một chương mở đầu cho bình minh của lịch sử dân tộc.

Bước vào thời đại Đá mới, thời đại con người sống định cư, làm chủ kỹ thuật mài công cụ đá, chế tạo đồ gốm và bắt đầu sản xuất nông nghiệp sơ khai, có niên đại từ 7.000 năm đến 4.500 năm cách ngày nay. Những di tích văn hóa của thời kỳ này đã tìm thấy ở đôi bờ sông Ia Mơr, như các di tích Làng Gà 5, Làng Gà 6, Làng Gà 7 (huyện Chư Prông). Nét đặc thù của cư dân ở đây là sống định cư, vừa săn bắt, hái lượm, vừa canh tác nông nghiệp, nhưng bước đầu liên kết thành các nhóm chuyên chế tác công cụ dạng công xưởng sơ khai. Dấu tích các công xưởng ở đây cho thấy, người xưa đã sử dụng đá bazan, đá chert có độ cứng cao chế tác ra các công cụ có hình dáng ổn định, tiêu biểu như rìu hình bầu dục, rìu ngắn, nạo hình đĩa và rìu mài lưỡi. Những công cụ này gợi cảm về nguồn gốc bản địa, từ văn hóa Hòa Bình ở Bắc Việt Nam.

Cộng đồng cư dân giai đoạn hậu kỳ Đá mới-sơ kỳ Kim khí Tây Nguyên, từ 4.500 năm đến 3.000 năm cách ngày nay đã được xác lập trên đất Gia Lai, là nền văn hóa mang tên Biển Hồ ở TP. Pleiku. Cư dân giai đoạn này phân bố từ vùng núi cao Chư Prông đến cao nguyên Pleiku và vươn xuống thung lũng sông Ba vùng Kông Chro. Các cộng đồng cư dân ở khu vực này có mặt bằng phát triển tương đối đồng đều nhau, đó là những cư dân định cư sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chế tác và sử dụng công cụ đá mài toàn thân, tiêu biểu là những lưỡi đá cuốc to lớn, sắc bén, những chiếc rìu có chuôi tra cán gọi là rìu có vai, hoặc những lưỡi bôn đá có thân hình răng trâu rất đặc thù, cùng những viên đá gia trọng tra vào gậy chọc lỗ, những bàn mài lõm hình lòng chảo, những chiếc chày và bàn nghiền hạn.

Vào giai đoạn này, trên đất Gia Lai đã xuất hiện 2 trung tâm chuyên chế tác công cụ đá. Đó là công xưởng chế tác bôn hình răng trâu ở Ia Mơr (huyện Chư Prông) và công xưởng ở làng HLang (xã Yang Nam, huyện Kông Chro). Nếu công xưởng Ia Mơr chuyên chế tác cuốc và bôn hình răng trâu bằng đá phtanite (sét bột kết) mà sản phẩm đã cung cấp cho cư dân trên cao nguyên Pleiku là chính thì công xưởng HLang lại chuyên chế tác rìu có vai bằng đá bán quý opal cung cấp cho cư dân thượng lưu sông Ba và một phần phía Đông Nam cao nguyên Pleiku. Trong mỗi công xưởng thời này, mức độ chuyên môn hóa khác nhau nhưng đã xuất hiện sự phân công lao động nội bộ, cung cấp sản phẩm cho một số vùng, tạo sự phát triển tương đối đồng đều trong vùng. Đây là tiền đề cho cư dân nơi này bước vào ngưỡng cửa của văn minh.

Khi phát triển sang thời đại kim khí, các nhà khảo cổ đã phát hiện ở thượng nguồn sông Ba một số lò luyện sắt, lò luyện kim và chế tác đồ đồng. Tiêu biểu là khuôn đúc rìu đồng bằng đá được tìm thấy từ khuôn hai mang. Mặt âm khuôn cho thấy, đây là khuôn đúc rìu đồng có họng tra cán, thân rìu hình hyperbol, hai góc nhọn, lưỡi con đều, một loại rìu đồng đặc trưng cho nền văn minh miền Đông Nam Bộ.

Trống đồng, một loại hình nhạc cụ nổi tiếng của văn hóa Đông Sơn đã tìm thấy trên khắp Tây Nguyên. Ở Gia Lai, trống đồng đã tìm thấy ở An Thành, huyện Đak Pơ. Đây là những trung tâm văn hóa thời đại kim khí lớn nhất Tây Nguyên lúc bấy giờ.

Vấn đề bảo tồn và khai thác di sản khảo cổ

Những phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, Gia Lai là vùng đất nhiều về số lượng di tích, phong phú về loại hình, đa dạng về văn hóa. Đây là nguồn sử liệu đáng tin cậy để phác thảo diễn trình lịch sử văn hóa của các cộng đồng cư dân trên đất Gia Lai, là điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các di tích khảo cổ này vẫn chưa được khai thác đầy đủ giá trị di sản vốn có của chúng. Hầu hết các di tích đều nằm trong đất nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số. Việc canh tác hiện nay bằng các phương tiện cơ giới trong khi tầng văn hóa nằm không sâu dưới lòng đất nên đa số các di tích bị đào xới, xáo trộn, xâm hại. Ngoài ra, hàng chục di tích khảo cổ khác đang nằm dưới mặt nước trong vùng lòng hồ các thủy điện lớn như: Ia Ly, Plei Krông, An Khê-Ka Nak nên khả năng bị xóa sổ rất cao.

Việc bảo tồn và khai thác di sản khảo cổ cần có sự tham gia của các nhà khoa học, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và đồng thuận của người dân sở tại. Ảnh: Hoàng Ngọc

Việc bảo tồn và khai thác di sản khảo cổ cần có sự tham gia của các nhà khoa học, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và đồng thuận của người dân sở tại. Ảnh: Hoàng Ngọc

Riêng An Khê, khu di tích khảo cổ được khai quật gắn liền với bảo tồn và khai thác di sản đã đạt một số kết quả bước đầu. Ngay trong thời gian khai quật, thị xã đã xây dựng được nhà bảo tồn tại chỗ và khai thác giá trị di sản như ở Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4. Toàn bộ các dấu tích hoạt động của người xưa trong tầng văn hóa nguyên vẹn được bảo vệ trong nhà mái che kiên cố. Xung quanh hố khai quật là các chỉ dẫn bằng ảnh toàn bộ các hoạt động khai quật nghiên cứu, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về di tích được trưng bày. Hàng năm, các di tích này vẫn được tiếp tục khai quật, làm điểm tham quan trao đổi học thuật, trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại và tìm hiểu công việc khai quật của các nhà khảo cổ.

Cũng tại An Khê, một nhà bảo tàng trưng bày cố định về kỹ nghệ An Khê được xây dựng. Phần trưng bày này đã tái hiện được toàn bộ câu chuyện về mô thức cư trú, chiến lược khai thác thức ăn, chế tác công cụ, săn bắt, hái lượm, ứng xử của con người qua mộ táng, nguồn gốc chủ nhân và giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của kỹ nghệ An Khê trong bản đồ khảo cổ học Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt, ở đây đã giới thiệu 10 bảo vật quốc gia cùng các di tích và di vật tiêu biểu của Di tích cấp quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá vừa được Chính phủ công nhận năm 2023.

Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo tồn và khai thác hợp lý di sản khảo cổ hiện nay, gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Gia Lai nói chung, An Khê nói riêng. Lâu nay, việc khai quật các di tích là do các nhà khảo cổ, việc bảo vệ là của cán bộ văn hóa ở địa phương, còn việc khai thác giá trị di sản khảo cổ lại do các nhà du lịch. Sự tách bạch khô cứng này làm giảm đi giá trị vốn có của di sản. Do đó, giải pháp đầu tiên là tiến hành đồng thời, đồng bộ cả 3 khâu này cùng với việc tuyên truyền sâu rộng về di sản khảo cổ trong cộng đồng dân cư.

Với các di tích cấp quốc gia đặc biệt, cần chuyển đổi cây trồng từ mía, mì và các cây công nghiệp khác sang giống cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng; nâng cao đời sống cho người dân ở đây và bảo vệ được tính nguyên vẹn của di sản dưới lòng đất. Trong dự án sắp tới, các di tích khảo cổ ở An Khê sẽ được gắn với các công trình phúc lợi của người dân, gắn với văn hóa truyền thống bản địa, gắn với Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo, công viên địa chất toàn cầu và nơi đây sớm trở thành một trung tâm văn hóa du lịch về nguồn gốc loài người mang tầm quốc gia và quốc tế.

Việc bảo tồn và khai thác di sản khảo cổ cần có sự tham gia của các nhà khoa học, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và đồng thuận của người dân sở tại. Trong các nhân tố ấy, sự đồng thuận và tham gia tự giác của người dân là yếu tố quan trọng nhất, đúng với tinh thần bảo vệ di sản khảo cổ.

Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị di sản khảo cổ cho người dân và tạo cho họ được hưởng lợi chính đáng từ khai thác di sản. Có như vậy, người dân mới tham gia tự nguyện và sáng tạo ra các hình thức bảo vệ phù hợp, khai thác bền vững. Đồng thời, cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di sản khảo cổ vừa giỏi chuyên môn, vừa gắn kết với nghề. Làm được như vậy mới khai thác một cách khoa học di sản văn hóa mà tổ tiên để lại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở Gia Lai và cả Tây Nguyên.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng yếu thế

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố vào tháng 2-2024, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước là 2,93%, với 815.101 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,78%, với 771.235 hộ. Đến hết tháng 9-2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93%.Tết Nguyên đán 2025 đang cận kề. Các...

Đak Pơ hướng nghiệp và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, 6/8 xã, thị trấn của huyện Đak Pơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm thu hút 1.583 lượt người tham gia. Trong năm, huyện cũng đã giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho 1.850 lượt lao động là người DTTS.Yang Bắc là xã tiên phong trong công tác hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động. Phó Chủ tịch UBND xã...

Khai trương điểm bán sản phẩm OCOP tại Mang Yang

Điểm trưng bày và bán khoảng 50 loại sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản địa phương như cà phê, mật ong, bò khô, chanh dây, hạt điều, hạt mắc ca, ngũ cốc, các sản phẩm từ dược liệu, thảo mộc…Điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tỉnh Gia Lai tại huyện Mang Yang nằm trong Kế hoạch số 29/KH-SCT của Sở Công thương Gia...

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Tổng công ty Điện lực Miền trung

​Chiều ngày 19/12, tại Trụ sở UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh có buổi làm việc với Tổng công ty Điện lực Miền trung (EVNCPC) về tình hình triển khai các dự án lưới điện qua địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Rah Lan Chung- Phó Bí thư Tỉnh uỷ,...

Tặng quà 150 hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách

​Tham dự chương trình có ông Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Pleiku, đại diện Công ty TNHH Truyền hình trực tuyến Việt Nam.Tại chương trình, 150 hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách được trao tặng phần quà gồm: 15kg gạo, 1 thùng mì tôm và 300 ngàn đồng tiền mặt. Toàn bộ quà tặng do Công ty TNHH Truyền hình trực tuyến Việt Nam hỗ trợ.Hoạt động tặng...

Cùng tác giả

Nổ lớn trong căn nhà ở Tây Ninh, 6 thiếu niên bị thương nặng

Công an huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đang phối hợp với các đơn vị điều tra, xác định nguyên nhân vụ nổ trong một căn nhà của người dân làm 6 thiếu niên bị thương tích nặng. Theo thông tin ban đầu, vào gần 15h ngày 23/12, người dân ở xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên nghe tiếng nổ lớn phát ra tại nhà ông P.P.Đ. Ngay sau đó, nhiều người chạy đến kiểm tra thì phát hiện bên trong...

Giá cà phê sáng ổn định, chiều lao dốc, ngày mai là ẩn số

Giá cà phê hiện nay rất khó đoán, doanh nghiệp cũng không dám đoán giá, mà ký hợp đồng giao xa – Ảnh: B.T.M. Ngày 23-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, cho biết giá cà phê Việt Nam vào sáng đầu tuần có mức ổn định. Nhưng đến đầu giờ chiều, thị trường chứng kiến giá cà phê lại lao dốc thêm 500 đồng/kg mỗi...

Giá tiêu trong nước ngày mai biến động giảm

Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 24/12/2024 biến động giảm nhẹ. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn chế nên thời gian tới thị trường tiêu sẽ sôi động trở lại và hỗ trợ giá tiêu tăng, hiện giá tiêu trong nước giao động quanh mức 144.600 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 23/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước duy trì ở mức khá cao và giảm nhẹ,...

Giá cà phê có xu hướng ổn định sau đợt giảm

Diễn biến thị trường cà phê thế giới Tuần qua, trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta và Arabica có đã trải qua những biến động đáng kể. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 trên sàn London giảm 98 USD/tấn, trong khi giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 3/2025 trên sàn New York tăng 5,5 cent/lb. Người dân Gia Lai phơi cà phê nhân trước khi xuất bán. Ảnh: Hiền Mai Nguyên nhân chính dẫn...

Giá cà phê trong nước cao nhất 121.300 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 23/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người nước...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất