Powered by Techcity

Giải đáp thấu đáo các ý kiến, kiến nghị của cử tri Phú Thiện


phu thien.jpg 

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Phú Thiện. Ảnh: Quang Tấn

Tham gia buổi tiếp xúc còn có: bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Mah Tiệp-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Phú Thiện.

Sau khi nghe đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, cử tri huyện Phú Thiện bày tỏ vui mừng trước những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước và tỉnh Gia Lai thời gian qua. Bên cạnh đồng tình, phấn khởi trước những quyết sách mà kỳ họp vừa thông qua, cử tri huyện Phú Thiện cùng nêu nhiều ý kiến, kiến nghị liên quan đến các mặt của đời sống người dân trên địa bàn.

PT2.jpg 

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Quang Tấn

Cử tri Phạm Thanh Thái (tổ 13, thị trấn Phú Thiện) cho rằng: Người dân chúng tôi rất vui mừng khi vừa qua, Quốc hội đã thống nhất tăng lương cơ sở lên 30%, tính từ ngày 1-7. Việc tăng lương cơ sở không những giữ chân cán bộ, công chức, giúp họ yên tâm công tác mà còn góp phần ổn định đời sống của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đời sống nông dân trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp khá bấp bênh, thường xuyên gặp thiên tại, dịch bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì thật-giả lẫn lộn; trong khi đó, nông sản làm ra thì thường bị ép giá.

Cử tri Thái mong muốn: “Tôi đề nghị các cấp chính quyền quan tâm, có giải pháp trợ giá vật tư nông nghiệp, ổn định giá nông sản, ngăn chặn tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân trên địa bàn huyện Phú thiện nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung”.

PT3.jpg 

Cử tri Phạm Thanh Thái mong các cấp chính quyền có giải pháp ngăn chặn tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thật-giả lẫn lộn hiện nay. Ảnh: Quang Tấn

Còn cử tri Ngô Thị Thanh Diệp-Trưởng phòng Dân tộc huyện Phú Thiện thì cho hay: Đối với nội dung hỗ trợ đất ở trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đối tượng thụ hưởng là các hộ nghèo, không có tiền đối ứng. Trong khi đó, với số tiền 44 triệu đồng được cấp từ chương trình rất khó để mua đất ở theo quy định. Đa số các hộ đều thực hiện theo hình thức chuyển nhượng trong gia đình nhưng hầu hết đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể thực hiện tách thửa.

“Tôi đề nghị Quốc hội xem xét tăng mức hỗ trợ đất ở và nhà ở của Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”-cử tri Diệp kiến nghị.

PT4.jpg 

Cử tri Ngô Thị Thanh Diệp-Trưởng phòng Dân tộc huyện Phú Thiện nêu khó khăn trong triển khai hỗ trợ đất ở, nhà ở cho hộ nghèo. Ảnh: Quang Tấn

Bên cạnh đó, cử tri huyện Phú Thiện cũng có nhiều ý kiến, kiến nghị liên quan đến các vấn đề như: tình trạng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện có thái độ chưa đúng khi người dân đến giao dịch, làm việc; có tình trạng người dân, doanh nghiệp bị Văn phòng Đăng ký đất đai huyện gây khó dễ trong việc thực hiện giao dịch chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các chương trình, dự án; những khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới (mức độ cao, đòi hỏi nguồn lực lớn…)…

Trả lời ý kiến của cử tri, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện Trịnh Văn Sang ghi nhận ý kiến của cử tri về những bất cập tại Văn phòng Đăng ký đất huyện. Huyện sẽ phối hợp kiểm tra xử lý trong thời gian tới, trên quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp phát triển nhưng phải dựa trên quy định của pháp luật.

PT5.jpg 

Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện Trịnh Văn Sang trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền. Ảnh: Quang Tấn

Về ý kiến cán bộ, công chức huyện có thái độ không đúng mực với người dân, Chủ tịch UBND huyện ghi nhận và sẽ kiểm tra, xác minh cụ thể các trường hợp, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục chấn chỉnh trong toàn bộ cán bộ, công chức trên địa bàn, khi giao tiếp với người dân cần có thái độ đúng mực.

Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cũng khẳng định: Những năm qua, huyện đặc biệt quan tâm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất với các hợp tác xã, doanh nghiệp từ vật tư nông nghiệp đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Đồng thời, UBND huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nhằm ngăn chặn hàng giả, nhái, tránh gây thiệt hại cho người nông dân.

Còn bà Nguyễn Thị Phương Mai-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cũng cho hay: Thời gian qua, Sở đã phối hợp với địa phương để triển khai một số mô hình đối với cây lúa nước. Đặc biệt, đã phối hợp xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện và cùng với Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm gạo Phú Thiện.

Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp triển khai các mô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Ayun Hạ; hay xây dựng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã và đang khẳng định được vị thế trên thị trường. Qua đó, góp phần xúc tiến, quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương, từng bước nâng cao giá trị sản xuất…

PT6.jpg 

Các đại biểu cùng đông đảo cử tri huyện Phú Thiện tham gia buổi tiếp xúc. Ảnh: Quang Tấn

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn ghi nhận và tiếp thu toàn bộ các ý kiến, kiến nghị hết sức tâm huyết của cử tri. Đồng thời, đánh giá cao các nội dung trả lời của lãnh đạo các sở, ngành và chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền. Những vấn đề phát sinh ở cơ sở thì lãnh đạo huyện, các phòng, ban cần bám sát thực tiễn để kịp thời nắm bắt và giải quyết kịp thời. Ngoài ra, huyện Phú Thiện cần sớm chấn chỉnh lề lối làm việc, văn hóa nơi công sở, đảm bảo cán bộ, công chức là công bộc của Nhân dân, phải thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

Dịp này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trao 20 suất quà cho 20 hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Phú Thiện.

PT7.jpg 

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện. Ảnh: Quang Tấn

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đồng tình với quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Có như vậy, mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tạo được công ăn việc làm cho người lao động tại chỗ, đảm bảo ổn định cuộc sống người dân. Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tổng hợp, rà soát toàn bộ các ý kiến của cử tri, từ đó tổng hợp kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Khẳng định Quốc hội, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị: Huyện Phú Thiện cần tập trung triển khai tốt chương trình OCOP, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đồng thời, chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá các sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, huyện cần chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, nhất là phát huy hiệu quả vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, tăng giá trị sản xuất.

Ngoài ra, tỉnh, huyện cần tổ chức thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, rà soát, tổng hợp những vướng mắc bất cập để đề xuất với Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ nhằm triển khai thực hiện tốt các chương trình trong giai đoạn tiếp theo, để các chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống.





Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/giai-dap-thau-dao-cac-y-kien-kien-nghi-cua-cu-tri-phu-thien.79993.aspx

Cùng chủ đề

Tổ chức 235 hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới

Quang cảnh hội nghị sơ kết công tác Đoàn 6 tháng đầu năm. Ảnh: P.L6 tháng đầu năm, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức 235 hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới; 105 hoạt động tham gia xây dựng đô thị văn minh; 75 hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức Đoàn đã trồng mới hơn 304.000 cây xanh; nhận giúp đỡ thường xuyên 486 thiếu nhi có...

Công an thị xã An Khê trao tặng kinh phí cho hộ khó khăn ở làng Pơ Nang

​Thượng tá Nguyễn Thành Huy-Trưởng Công an thị xã An Khê tặng kinh phí và vật nuôi cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở làng Pơ Nang, xã Tú An. Ảnh: Ngọc MinhGia đình ông Hồ Ríp thuộc diện hộ nghèo. Ông Ríp cùng vợ và 2 con hiện sống trong ngôi nhà xuống cấp, hư hỏng. Trước hoàn cảnh đó, Công an thị xã An Khê tặng gia đình số tiền 40 triệu đồng để có thêm kinh phí...

Hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho đoàn viên Công đoàn khó khăn tại Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Thanh Bằng mong muốn với sự hỗ trợ này sẽ giúp anh Đinh Tân có một mái ấm, từ đó có điều kiện phát triển vươn lên và ổn định cuộc sống.Đại diện Khối thi đua III, Công đoàn viên chức Việt Nam trao kinh phí hỗ trợ xây nhà cho đoàn viên Công đoàn Đinh Tân. Ảnh: Như NguyệnTheo Khối trưởng Khối thi đua III Nguyễn Thị Thanh Bằng, chủ trương của Khối thi đua III...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Chư Păh có 124 tổ hội, chi hội nghề nghiệp

​Phát triển tổ hội, chi hội nghề nghiệp giúp nông dân huyện Chư Păh có cơ hội liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: Mai KaHiện nay, toàn huyện Chư Păh có 117 tổ hội và 7 chi hội nghề nghiệp duy trì hoạt động. Các tổ hội, chi hội được xây dựng, phát triển theo tiêu chí “5 cùng”: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia...

Cùng tác giả

Đà tăng vẫn diễn ra, Đắk Lắk, Đắk Nông vượt mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 7/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 150.000 -151.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 151.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 151.000 đồng/kg mức tăng 1.000 đồng/kg so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở...

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài...

Nguồn lực tạo tiền đề cho giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS Huyện Chư Pưh (Gia Lai), có 53 thôn, làng người đồng bào DTTS, với gần 48 nghìn nhân khẩu, chiếm hơn 55,5% dân số toàn huyện. Những năm qua, nhờ nguồn vốn từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc và các Chương trình MTQG đã giúp thay đổi diện mạo vùng nông thôn, cuộc sống người dân ngày một cải thiện, nâng cao. Điển hình...

Gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng

Bà Phạm Thị Bích-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Pleiku-thông tin: “Đối tượng được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định số 64/2024/NĐ-CP rất rộng. Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đang hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế, dịch vụ đều thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ này”. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn tiến...

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài...

Tiến độ giải ngân còn thấp Trong quá trình thực tiễn triển khai các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Gia Lai, thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nên tiến độ giải ngân vốn còn đạt thấp. Ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, thông tin, các Chương trình MTQG đều có hoạt động về cải thiện dinh dưỡng nên dễ bị chồng chéo. Đối với phần hỗ trợ đỡ đẻ...

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Vì cảm cái dễ thương của đất và người phố núi, họa sĩ Đinh Nhật Tân đem lòng thương mến nơi này ngay lần đầu gặp gỡ. Chút tình “để nhớ để thương” của người nghệ sĩ đọng lại trong không gian của Lem coffee (169 Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) ở gần “mắt ngọc” Biển Hồ. ...

Cùng chuyên mục

Đà tăng vẫn diễn ra, Đắk Lắk, Đắk Nông vượt mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 7/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 150.000 -151.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 151.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 151.000 đồng/kg mức tăng 1.000 đồng/kg so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở...

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài...

Nguồn lực tạo tiền đề cho giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS Huyện Chư Pưh (Gia Lai), có 53 thôn, làng người đồng bào DTTS, với gần 48 nghìn nhân khẩu, chiếm hơn 55,5% dân số toàn huyện. Những năm qua, nhờ nguồn vốn từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc và các Chương trình MTQG đã giúp thay đổi diện mạo vùng nông thôn, cuộc sống người dân ngày một cải thiện, nâng cao. Điển hình...

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài...

Tiến độ giải ngân còn thấp Trong quá trình thực tiễn triển khai các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Gia Lai, thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nên tiến độ giải ngân vốn còn đạt thấp. Ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, thông tin, các Chương trình MTQG đều có hoạt động về cải thiện dinh dưỡng nên dễ bị chồng chéo. Đối với phần hỗ trợ đỡ đẻ...

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định

Lễ khai mạc lễ hội sẽ diễn ra tại quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn) vào tối 11/7. Trước đó, sáng cùng ngày, sẽ diễn ra Hội thảo Phát triển khai thác, chế biến và xúc tiến thương mại cá ngừ đại dương của Bình Định. Đây là sản phẩm thế mạnh của tỉnh Bình Định với sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt gần 14.000 tấn, chiếm hơn 60% sản lượng cá ngừ đại...

Cá ngừ đại dương là điểm nhấn tại lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định

  Theo ban tổ chức, TS Hoàng Duẩn là tổng đạo diễn chương trình lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 và hoa hậu đại dương Việt Nam Thu Uyên làm đại sứ truyền thông. Tạo dấu ấn riêng của Bình Định Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thương mại, du lịch đặc sắc, gồm: Lễ khai mạc với chủ đề Bình Định – Khát vọng biển (tối 11.7 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP.Quy Nhơn, Bình Định);...

Dự báo giá tiêu ngày 7/7/2024: Tiếp tục tăng sốc?

Dự báo giá tiêu ngày 5/7/2024: Giá tiêu tiếp đà trượt dốc? Dự báo giá tiêu ngày 6/7/2024: Tăng vùn vụt trở lại? Dự báo giá tiêu ngày 7/7/2024 quay đầu tăng mạnh trở lại. Theo nhiều nông dân ở các vùng trồng tiêu, mặc dù giá tăng nhưng người trồng được hưởng lợi không nhiều do đa số vườn tiêu lâu năm đã bị thay thế bằng sầu riêng và một số loại cây trồng khác có giá trị...

Quay đầu tăng mạnh, Đắk Lắk chạm đỉnh 150.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 6/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ quay đầu tăng từ 2.000 – 4.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 147.000 -150.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk là 150.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 150.000 đồng/kg mức tăng 4.000 đồng/kg so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở...

Hoạt động xúc tiến thương mại – Góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với các thị …

Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024)… đã góp phần thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn phân phối lớn, các nhà nhập khẩu, mua hàng quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh Ưu tiên triển khai các hoạt động XTTM trực tiếp kết nối khách hàng phát triển thị trường...

Một giám đốc ban quản lý dự án ở Gia Lai bị đề nghị kỷ luật

Theo kết quả kiểm tra, từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2022, trong khi giữ chức vụ lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng, ông Nguyễn Quang Toàn đã thiếu trách nhiệm và làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách để triển khai, thực hiện các quy hoạch trên địa bàn huyện với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Cụ thể, ông Nguyễn Quang Toàn đã thanh toán trái quy...

Trên những nương chè Biển Hồ – Gia Lai

Biển Hồ Chè nằm ở xã Nghĩa Hưng, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 10km. Nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng bầu không khí vô cùng trong lành, mát mẻ. Đồn điền chè ở đây đã có từ năm 1919 – 1920 khi người Pháp bắt đầu khai khẩn vùng đất cao nguyên Pleiku để trồng chè. Hiện nay, đồi chè xinh đẹp kể trên có diện tích khoảng 1000 hecta. Biển Hồ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất