Powered by Techcity

Đường dài cho Gia Lai phát triển du lịch nông nghiệp


Theo dõi Báo Gia Lai trên
Google News



  • Nam miền Bắc


  • Nữ miền Bắc


  • Nữ miền Nam


  • Nam miền Nam


(GLO)- Lời Tòa soạn: Gia Lai là vùng đất giàu tiềm lực để phát triển loại hình du lịch nông thôn. Nhưng làm thế nào để các cấp, ngành, người dân có thể triển khai mô hình phù hợp, hiệu quả?

Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng-Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Du lịch nông nghiệp, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về farmstay cũng như tư vấn hoạch định phát triển vùng đất.

* P.V: Theo ông, Gia Lai có thế mạnh nổi bật nào để có thể định vị bản sắc trên bản đồ du lịch nông nghiệp cả nước?

Nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng. Ảnh: NVCC

Nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng. Ảnh: NVCC

– Nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng: Tây Nguyên là vùng đất nông nghiệp có nguồn lực và giá trị rất đặc biệt. Tỉnh nào trong khu vực này cũng có tiềm năng, cơ sở vững chắc để phát triển du lịch nông nghiệp gắn với địa thế, địa hình rất độc đáo.

Trong đó, Gia Lai có những thế mạnh nổi bật không chỉ trong khu vực mà cả nước. Diện tích Gia Lai đứng thứ 2 cả nước sau Nghệ An, nhưng vùng đất này lại ít đồi núi hơn và có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn, do đó biên độ phát triển nông nghiệp rất lớn.

Gia Lai còn là “vùng đất núi lửa”. Sinh cảnh và địa chất núi lửa ở đây là điểm rất độc đáo. Theo đó, tỉnh nên định vị hồ và núi lửa kết hợp phát triển du lịch và nông nghiệp, lấy đó làm bản sắc riêng cho bức tranh du lịch nông nghiệp.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, vùng đất nào cũng có sự trù phú và tri thức bản địa riêng, độc đáo. Gia Lai cần xác định cái riêng để tập trung đầu tư thay vì làm dàn trải mới định vị được bản sắc riêng trên bản đồ du lịch nông nghiệp quốc gia.

* P.V: Chủ thể của du lịch nông nghiệp chính là nông dân. Để phát triển du lịch nông nghiệp, bà con nông dân phải làm gì?

Nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng: Du lịch nông nghiệp khá mới mẻ với người nông dân Việt Nam chứ không riêng Gia Lai. Để tránh việc bà con làm tự phát, về cơ bản nên có giáo dục phủ rộng cho những người đi theo hướng phát triển thêm dịch vụ trên đất nông nghiệp.

Cần định hướng cho người nông dân cách làm nông nghiệp bền vững, không phá vỡ thiên nhiên. Đồng thời, giúp họ hiểu bản chất thực sự của du lịch nông nghiệp, đó là không nằm ở việc đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất, mà phải tập trung tạo ra trải nghiệm sâu về mặt nông nghiệp. Điều đó mới quyết định giá trị của loại hình này.

Trong mô hình du lịch nông nghiệp, quan trọng nhất không phải là phần lưu trú, nghỉ dưỡng mà “linh hồn” của nó là hoạt động trải nghiệm. Đó là trải nghiệm việc cày cuốc, làm ra sản phẩm, ăn uống như người nông dân, sinh sống trong không gian nông thôn.

Nhiều địa phương trong cả nước nôn nóng phát triển du lịch nông nghiệp, người dân tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất thay vì đầu tư vào giá trị cốt lõi là trải nghiệm sâu về nông nghiệp. Đó là sai lầm chung cần tránh để giúp người nông dân đỡ mất thời gian và tiền bạc.

Khách quốc tế trải nghiệm đời sống nông nghiệp trong một farmstay tại Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên

Khách quốc tế trải nghiệm đời sống nông nghiệp trong một farmstay tại Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên

* P.V: Mô hình farmstay được xem là sản phẩm gắn liền với du lịch nông nghiệp. Nhưng đây cũng là loại hình kinh doanh rất mới, chưa có những quy định, tiêu chuẩn cụ thể. Vậy làm thế nào để người dân có thể xây dựng mô hình kinh doanh này phù hợp ngay từ đầu, không mất thời gian “rút kinh nghiệm”?

– Nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng: Chúng ta nên hiểu farmstay theo định nghĩa chung: “Farmstay là một chỗ ở trong trang trại đang hoạt động”. Nghĩa là trang trại phải có hoạt động sản xuất nông nghiệp, có sản phẩm nông sản rồi sau đó mới “vịn” vào những cái đã có này để phát triển thêm dịch vụ, tạo chỗ nghỉ lại cho du khách muốn trải nghiệm hoạt động làm nông. Trang trại sản xuất nông sản gì thì cho khách trải nghiệm chính cái đó.

Chúng ta cần hiểu định nghĩa farmstay mang tính toàn cầu là gì và vận hành theo chứ không nên đặt ra những định nghĩa riêng trong quốc gia. Bởi đây là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng cho khách quốc tế chứ không chỉ cho khách Việt.

Người dân khi kinh doanh farmstay cần tuân theo 2 bước: hiểu đúng về lý thuyết sau đó bắt tay làm, nhanh nhất là tham quan các mô hình thành công để học hỏi. Khi đã hiểu đúng lý thuyết, họ có điều kiện đánh giá mô hình này, mô hình kia đúng được bao nhiêu phần trăm và đang sai chỗ nào. Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều farmstay phát triển chuẩn chỉnh, do đó, muốn học hỏi các mô hình này cần phải hiểu đúng để áp dụng.

Như vậy, về mặt bản chất của du lịch nông nghiệp, kinh doanh farmstay, người dân phải tạo ra trải nghiệm nông nghiệp rất sâu, giúp du khách được sống đời sống nông dân, trải nghiệm các công việc hàng ngày như cuốc đất, trồng rau, tận hưởng không gian yên tĩnh của nông thôn.

Họ phải được tham gia vào các hoạt động của nông trại và hiểu nguyên lý của sản xuất nông nghiệp. Nó giống như một khóa học mini trong vòng 1 ngày để được trải nghiệm đời sống của người nông dân thực thụ. Phải tạo ra những trải nghiệm có tính kịch bản sâu sắc như vậy mới tạo ra được tour du lịch nông nghiệp, trải nghiệm trên farmstay mới tốt.

Điều này cũng phù hợp với điều kiện của người nông dân hiện nay. Đó là họ giàu tri thức, kỹ năng sản xuất nông nghiệp mà yếu về dịch vụ. Vậy nếu là một nông dân không có nhiều tiền, tôi khuyên đừng cố đón nhiều khách, cũng không cần phải dựng nên nhiều nhà lưu trú. Chỉ cần đón 1-2 gia đình là những khách hàng mua nông sản của farm.

Đưa khách tới ở farm theo kiểu anh mua 30 kg bơ của vườn nhà tôi thì anh được lên thăm, ở miễn phí. Mình cứ đón khách như vậy thì cái được là thông qua du lịch, có thể bán sản phẩm nông nghiệp, “xuất khẩu” nông sản tại chỗ, lan tỏa nhiều giá trị văn hóa khác tại địa phương… Đừng vội nghĩ đến những mô hình lớn, không vừa sức mà hãy bắt đầu từ chính những cái mình có trước. Từ đó mới dần dần hình thành chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp.

* P.V: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này!





Nguồn: https://baogialai.com.vn/duong-dai-cho-gia-lai-phat-trien-du-lich-nong-nghiep-post282439.html

Cùng chủ đề

Giám sát quyết toán đầu tư công tại huyện Mang Yang

Kết luận buổi giám sát, ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách nhận định: Huyện Mang Yang là một trong những địa phương làm rất tốt công tác quyết toán các công trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên vẫn còn hồ sơ bị chậm. Vì có công trình chậm lập hồ sơ quyết toán, nghĩa là vi phạm theo quy định nên phải xử phạt, huyện nên chỉ đạo vấn đề này....

Giám sát quyết toán các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 tại Đak Đoa

Trước đó, đoàn giám sát đã đi thực tế tại các công trình: Hội trường HĐND và UBND xã Ia Băng; đường liên xã A Dơk đi Ia Pết (đoạn từ làng Brong Goay đi làng Blo, xã A Dơk).(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script',...

Hội nghị góp ý Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212

Đặc biệt, ở dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212 có bổ sung Điều 10 về Mối quan hệ công tác; trong đó nêu rõ mối quan hệ công tác cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, việc phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ của MTTQ...

Tập huấn Chuyên môn, nghiệp vụ cho 93 cán bộ Mặt trận cơ sở

Ngoài ra, các đại biểu còn nghe phổ biến về MTTQ Việt Nam và các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; các quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; giám sát và...

Hội thảo học và làm theo Bác để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Kim Sơn-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS Nguyễn Thị Doan-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Đinh Thị Mai- Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.Phát biểu tại hội thảo, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Cùng tác giả

Thị trường đang đà xuống dốc, mua bán cầm chừng

Giá tiêu hôm nay ngày 5/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 146.000 – 147.000 đồng/kg. Trung bình tại các vùng trồng tiêu trọng điểm giảm 1.000 đồng/kg Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông...

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 5/10, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm chồng lên nhau, nghi là một hố chôn tập thể, khi một nhà dân san gạt đất để đào móng nhà. Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ – K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) vẫn đang tiếp tục công việc và mở...

Giá tiêu tiếp tục giảm nhẹ, dấu hiệu của thị trường chững lại?

Thị trường giá tiêu trong nước đang chứng kiến sự giảm nhẹ trong những ngày gần đây, với giá tiêu tại các khu vực trọng điểm như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 147.000 – 148.000 đồng/kg. Ngày 4/10/2024, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 147.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với...

Giá cà phê giảm mạnh liên tiếp, đầu cơ xả hàng ồ ạt; xuất khẩu hàng Việt trong 8 tháng bằng cả năm ngoái

Bình quân 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam ghi nhận mức tăng 54,3%, lên mức bình quân 3.800 USD/tấn. Trong bối cảnh giá cà phê đang duy trì ở mức cao và thị trường tiêu thụ có nhiều thuận lợi, xuất khẩu mặt hàng này dự kiến sẽ còn bứt phá trong thời gian tới. Giá cà phê hôm nay 4/10/2024 Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm rất mạnh phiên thứ hai liên tiếp...

Giám sát quyết toán các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 tại Đak Đoa

Trước đó, đoàn giám sát đã đi thực tế tại các công trình: Hội trường HĐND và UBND xã Ia Băng; đường liên xã A Dơk đi Ia Pết (đoạn từ làng Brong Goay đi làng Blo, xã A Dơk).(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script',...

Cùng chuyên mục

Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024: Dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 12-11-2024

(GLO)- Chiều 24-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp với lãnh đạo UBND huyện Chư Păh và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan về kế hoạch tổ chức Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Lam Nguyên...

Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 3 huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-9, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh. Hướng dẫn viên tại Làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang giới thiệu cách làm nhà sàn...

United Airlines sẽ cung cấp wifi miễn phí trên máy bay

Với tỷ lệ 18%, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các điểm đến du lịch được ưa thích du khách Hàn Quốc ưu tiên lựa chọn trong kỳ nghỉ lễ Chuseok (Tết Trung Thu) năm 2024. Từ 4 giờ sáng, nhiều bạn trẻ đã di chuyển đến các quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng (TP.Đà Nẵng) để kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông...

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Viện nghiên cứu Ứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (Sở KH-CN TP.HCM) trao chứng nhận điểm đến trung hòa carbon cho Suối Rao Ecolodge. Đây là điểm du lịch đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chứng nhận này. Hành khách đi chân trần trên máy bay ngày càng đông nhưng không phải tất cả các hãng hàng không đều chấp nhận, nhiều...

Khách quốc tế kéo nhau xem bảo vật quốc gia ở Đà Nẵng

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Với chiều cao 24m, hai...

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh

(GLO)- Sáng 5-9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC) lần thứ 18 năm 2024 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn. Hội chợ năm nay có chủ đề “Du lịch bền vững-Kiến tạo tương lai” được kênh tin tức hàng đầu thế giới CNN đưa tin trên chương trình Marketplace Asia. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk phối...

Những món ngon độc đáo của người Jrai làm từ cây lá giang

(GLO)- Người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gọi cây lá giang là hla dang. Loài thân leo này có đặc tính càng nắng nóng thì càng xanh tốt. Có lẽ vì vậy mà ở vùng đất “chảo lửa”, cây lá giang mọc hoang khắp mọi nơi và được người bản địa đưa vào ẩm thực với các món ngon độc đáo. ...

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Đối với những “tín đồ” yêu thích du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm và khám phá thì các homestay, farmstay là lựa chọn không thể bỏ qua. Chính vì vậy, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày, các homestay, farmstay trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút rất đông người dân, du khách đến trải nghiệm, khám phá thiên nhiên và nghỉ dưỡng. ...

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Kể từ đó đến nay, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều chính sách với quyết tâm mở ra trang mới cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Nhìn từ 2 mô hình phía Đông và phía Tây Sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp khi mới thành hình đã có những ngày sôi động phục vụ một số đoàn khách đầu tiên trong tour thử nghiệm. Câu chuyện làm du lịch được bà con nói đến...

Kỳ bí hòn đá chồng ở núi Chư Glap – Điểm du lịch hấp dẫn

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap. Núi Chư Glap cách trụ sở UBND xã Hbông khoảng 5 km theo hướng Tây Nam. Để đến ngọn núi này, từ làng Ring, chúng tôi men theo con đường mòn khúc khuỷu, lởm chởm sỏi đá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất