Powered by Techcity

Động lực để phát huy giá trị văn hóa truyền thống


(GLO)- Đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh được tiếp thêm sinh khí mới từ Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”.

Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Từ nguồn vốn của dự án này, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp 1 bộ chiêng Arap.

Anh Ksor Mang-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Rtô-cho biết: Sau khi được tặng bộ chiêng, anh cùng với những người già đã truyền dạy cho thế hệ trẻ nhiều bài chiêng cổ, khôi phục giá trị truyền thống gắn với cồng chiêng.

Nghệ nhân Ưu tú Alip truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Ảnh: M.C

Nghệ nhân Ưu tú Alip truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Ảnh: M.C

Nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai vốn “trắng” cồng chiêng cũng được tiếp thêm động lực để khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa từ Dự án 6. Năm 2023, có 18 bộ cồng chiêng truyền thống và chiêng cải tiến được trao tặng cho các làng DTTS và câu lạc bộ nhằm khuyến khích cộng đồng Bahnar, Jrai gìn giữ, sáng tạo các giá trị của di sản cồng chiêng.

Bên cạnh đó, những “báu vật nhân văn sống” của cộng đồng cũng được khích lệ để trao truyền tri thức quý về văn hóa. Năm 2023, tỉnh có 4 nghệ nhân ưu tú (2 người Bahnar, 2 Jrai) được nhận mức hỗ trợ 52 triệu đồng/người từ dự án này. Đây vừa là sự tôn vinh các nghệ nhân ưu tú trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, vừa khuyến khích họ có thêm nhiều hoạt động sáng tạo trong việc trao truyền văn hóa cho thế hệ kế cận.

Nghệ nhân chỉnh chiêng Alip (làng Groi Wêt, xã Glar, huyện Đak Đoa) là 1 trong 4 người được nhận hỗ trợ. Ông không chỉ trao truyền tri thức về chỉnh chiêng mà mở nhiều lớp dạy đánh cồng chiêng cho thanh-thiếu niên. Bên cạnh đó, ông còn dành tâm huyết trao truyền cho thế hệ trẻ cách tìm nguyên liệu, chế tác, chơi những bản nhạc truyền thống trên dàn chiêng tre-loại nhạc cụ cổ truyền của người Bahnar bên cạnh những bộ cồng chiêng kỳ vĩ làm từ kim loại.

Sự hỗ trợ này cũng tạo động lực cho các nghệ nhân nỗ lực hơn nữa trong trao truyền di sản văn hóa. Tiêu biểu như Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã biến ngôi nhà sàn của mình thành nơi dạy chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ. Quả ngọt từ sự trao truyền di sản này thấy rõ qua nhiều sự kiện văn hóa. Mới đây nhất, đoàn nghệ nhân trẻ của xã Ia Dêr xuất sắc giành giải A toàn đoàn tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ dân tộc toàn tỉnh.

Trước đó, cũng chính đoàn nghệ nhân Jrai này đã có màn “chào sân” ấn tượng trong số đầu tiên của chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Nghệ nhân Rơ Châm Tih không chỉ truyền dạy tri thức về âm nhạc dân tộc mà còn truyền đi tinh thần, sự nhiệt huyết và tình yêu với văn hóa cho thế hệ trẻ.

Năm 2024, từ nguồn vốn của Dự án 6, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai hỗ trợ 5 nghệ nhân ưu tú người DTTS lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy cho người kế cận.

Những “báu vật nhân văn sống” đã tham gia truyền dạy 50 học viên là người Bahnar, Jrai trong tỉnh các loại hình như: đan lát, dệt vải, hát dân ca, tạc tượng… Nếu ví các nghệ nhân như những “bảo tàng chứa đầy sách quý” thì việc hỗ trợ họ trao truyền di sản văn hóa như mở thêm những cánh cửa để nhiều người tiếp cận những tri thức quý giá.

Đoàn nghệ nhân xã Ia Dêr, huyện ia Grai tham gia số đầu tiên của chương trình "Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển". Ảnh: Minh Châu

Đoàn nghệ nhân xã Ia Dêr, huyện ia Grai tham gia số đầu tiên của chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: Minh Châu

Sau 3 năm thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình tạo được dấu ấn riêng, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và mong muốn của người dân.

Trong đó, nổi bật là chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và Trải nghiệm” và “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Các chương trình không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo cho bức tranh du lịch địa phương.

Ngoài ra, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch còn triển khai nhiều hoạt động như bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương; khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Hỗ trợ nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến, truyền dạy văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các làng vùng đồng bào DTTS. Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, các điểm du lịch tại vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, khảo sát tiềm năng, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng để hỗ trợ cộng đồng phát triển kinh tế từ tài nguyên văn hóa.

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Mục tiêu của Dự án 6 là bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Do đó, chúng tôi tập trung nguồn lực của dự án cho cộng đồng các DTTS. Từ sự “trợ lực” này, chủ nhân văn hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc theo hướng tự nhiên và bền vững.





Nguồn: https://baogialai.com.vn/dong-luc-de-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-post287916.html

Cùng chủ đề

Góp sức cho du lịch Gia Lai ngày một phát triển hơn.

Dẫu vậy, bằng nhiệt huyết và đam mê, họ vẫn ngày ngày thầm lặng “góp công” với niềm tin mãnh liệt rằng: Từ trung tâm phố núi Pleiku,...

Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Theo quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Cùng tác giả

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Cùng chuyên mục

Khách quốc tế kéo nhau xem bảo vật quốc gia ở Đà Nẵng

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Với chiều cao 24m, hai...

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh

(GLO)- Sáng 5-9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC) lần thứ 18 năm 2024 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn. Hội chợ năm nay có chủ đề “Du lịch bền vững-Kiến tạo tương lai” được kênh tin tức hàng đầu thế giới CNN đưa tin trên chương trình Marketplace Asia. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk phối...

Những món ngon độc đáo của người Jrai làm từ cây lá giang

(GLO)- Người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gọi cây lá giang là hla dang. Loài thân leo này có đặc tính càng nắng nóng thì càng xanh tốt. Có lẽ vì vậy mà ở vùng đất “chảo lửa”, cây lá giang mọc hoang khắp mọi nơi và được người bản địa đưa vào ẩm thực với các món ngon độc đáo. ...

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Đối với những “tín đồ” yêu thích du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm và khám phá thì các homestay, farmstay là lựa chọn không thể bỏ qua. Chính vì vậy, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày, các homestay, farmstay trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút rất đông người dân, du khách đến trải nghiệm, khám phá thiên nhiên và nghỉ dưỡng. ...

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Kể từ đó đến nay, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều chính sách với quyết tâm mở ra trang mới cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Nhìn từ 2 mô hình phía Đông và phía Tây Sản phẩm DLCĐ Mơ Hra-Đáp khi mới thành hình đã có những ngày sôi động phục vụ một số đoàn khách đầu tiên trong tour thử nghiệm. Câu chuyện làm du lịch được bà con nói đến...

Kỳ bí hòn đá chồng ở núi Chư Glap – Điểm du lịch hấp dẫn

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap. Núi Chư Glap cách trụ sở UBND xã Hbông khoảng 5 km theo hướng Tây Nam. Để đến ngọn núi này, từ làng Ring, chúng tôi men theo con đường mòn khúc khuỷu, lởm chởm sỏi đá...

Gia Lai rộn ràng trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9

(GLO)- Cao nguyên Gia Lai nhanh chóng ngập tràn không khí sôi động và phấn khởi trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay. Với tiết trời có nắng nhẹ, mát mẻ, người dân đã lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ lễ dài ngày. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024 đã chính thức bắt đầu, trong ngày 31-8 người dân phố núi Pleiku cùng du khách từ các tỉnh...

Di tích Huế mở cửa đón khách miễn phí dịp lễ Quốc khánh 2.9

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng. Bắt đầu xuất phát từ Quan Đế Miếu, đoàn Nghinh Ông diễu hành trên các con đường có đông người Hoa...

Bộ ảnh Việt Nam ‘xem là muốn đặt máy bay đi ngay’ trên báo Anh

Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này. Kéo dài tới hết 30.8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang trở thành thỏi nam châm hút khách tới đỉnh thiêng Fansipan mùa cuối hạ đầu thu, với biển hoa...

Chủ tịch Thượng viện Australia thăm Khu du lịch sinh thái Tràng An

Theo thông tin từ UBND huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), hiện trên địa bàn đảo Cô Tô có 948 khách du lịch (trong đó có 9 khách quốc tế). Ngày 22/7, lãnh đạo UBND xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) cho biết, người dân vừa bắt gặp và quay lại cảnh cá heo đang bơi lượn tại vùng biển xã này. Cảnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất