Powered by Techcity

Độc đáo ẩm thực truyền thống ở Pleiku

Gà nướng cơm lam, lá mì cà đắng, thịt bê nướng bóp mật đắng… không còn xa lạ với du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Hơn chục năm qua, các món ăn của người địa phương đã được chính những đầu bếp Jrai, Bahnar chế biến, tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo cho phố núi Pleiku.

Những món ăn từ làng

Không ai còn nhớ những món ăn bản địa của người Jrai, Bahnar có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, trải qua thời gian, những món ăn ấy được chính người dân địa phương gìn giữ và tạo thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh, những quán ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống này còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Quán Ẩm thực Bazan (làng Chuét 1, phường Thắng Lợi) là một trong số đó.​

Kỹ thuật nướng “sa lửa” giúp da gà giòn mà thịt bên trong không bị khô. Ảnh: Vũ Thảo

Nói về ý tưởng mở quán, anh Ksor Thức kể: Qua nhiều năm lưu diễn cũng như tiếp xúc với du khách, anh nhận thấy họ rất tò mò, háo hức khi được thưởng thức những món ăn của người bản địa. Năm 2012, anh bắt tay xây dựng quán ngay trên mảnh đất của gia đình. Lúc này, ở Pleiku đã có một vài quán. “Là người đi sau nên tôi luôn trăn trở phải làm cách nào đó để thu hút khách. Đã là quán ăn mang đậm chất của người Jrai thì phải theo lối kiến trúc bản địa, món ăn phải đặc trưng. Thời gian đầu, món chủ đạo của quán là gà nướng cơm lam, sau đó, tôi bổ sung thêm nhiều món truyền thống trong các dịp lễ hội của buôn làng để làm phong phú thêm thực đơn như: lòng gà cà đắng đùm lá chuối, lá mì xào ba chỉ, bò nướng trộn mật, lẩu cá lóc lá é…” – anh Thức chia sẻ.

Dành thời gian đi tham quan, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các quán được thiết kế theo kiểu kiến trúc truyền thống, tái hiện nếp sống và không gian làng của người dân tộc thiểu số như: cây nêu, nhà rông, nhà sàn, gác bếp, tượng gỗ, nhạc cụ, dàn chiêng… Tất cả tạo nên điểm nhấn rất riêng mà chỉ có những quán mang “hơi thở” của làng mới có được. Nhiều quán còn hút khách bởi tài nghệ, danh tiếng của chủ nhân, đơn cử như quán Ksor Hnao (làng Kép, phường Đống Đa).

Nghệ nhân Ksor Hnao cho hay: Ban đầu, ông dựng một vài nhà sàn nhỏ trong khuôn viên sân vườn. Sau một thời gian, thấy lượng khách ổn định, ông mở rộng diện tích kinh doanh lên hơn 800 m2, có thể phục vụ cùng lúc 300 khách. “Ngày trước, tôi hay đi biểu diễn nên quen biết nhiều người. Do vậy, khi họ lên Gia Lai thường ghé về nhà tôi chơi, chiêm ngắm những tượng gỗ do tôi chế tác, có người còn lưu lại vài ngày. Khi được thưởng thức các món ăn do gia đình tôi nấu, nhiều người khen ngợi và góp ý nên mở quán để quảng bá văn hóa ẩm thực của người địa phương. Đến năm 2017, tôi mở quán. Từ vài món cơ bản ban đầu, đến nay, thực đơn của quán có khoảng 50 món, trong đó, hầu hết mang đặc trưng của người Jrai” – nghệ nhân Ksor Hnao kể.

Không phải là quán đầu tiên đưa các món ăn truyền thống của người Jrai đến với thực khách, nhưng Jrai Food (đường Trần Quang Khải, phường Diên Hồng) cũng đã trở thành cái tên quen thuộc trong làng ẩm thực Phố núi. Người thổi hồn vào các món ăn của Jrai Food là chị Ksor HKhal – chủ quán và là người trực tiếp đứng bếp. Chị tâm sự: “Cơm lam gà nướng hiện đã là món ăn quen thuộc tại Phố núi. Vì vậy, để thực khách nhớ đến quán thì phải tạo được hương vị đặc biệt, khó quên. Đối với cơm lam, phải nấu hạt nếp rẫy do chính người Jrai trồng, ống nứa dùng nấu cơm phải là tươi, loại thân mỏng. Với món gà nướng, chọn gà thả vườn tầm 1,2-1,4 kg chắc thịt, tẩm ướp theo công thức gia truyền và phải có kỹ thuật nướng “sa lửa” để đảm bảo da gà giòn mà thịt bên trong không bị khô. Ngoài ra, món gà ngon hơn nhờ gia vị chấm đi kèm là muối lá é. Trong chế biến, tôi quan niệm là giữ nguyên hương vị truyền thống của người Jrai nhưng có gia giảm gia vị để phù hợp khẩu vị của thực khách”.

Ngoài phục vụ thực khách tại Phố núi, mỗi năm, Jrai Food còn tham gia các liên hoan, ngày hội ẩm thực tại các tỉnh, thành trong cả nước. “Tại Liên hoan ẩm thực toàn quốc do Tổng cục Du lịch tổ chức ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) vào tháng 10/2019, gian hàng cơm lam gà nướng của Jrai Food đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách và đạt giải nhì” – chị HKhal phấn khởi nói.​

Góp phần quảng bá văn hóa truyền thống

Anh Nguyễn Văn Lục – một du khách đến từ Hà Nội-bày tỏ sự thích thú khi nhắc đến Pleiku: “Có một điểm rất hay đó là những ngôi làng vùng ven Pleiku vẫn giữ được nét đặc trưng của mình. Đặc biệt, Pleiku có nhiều quán ăn của người Jrai ngay tại làng, tạo cho du khách thêm nhiều hứng thú khi đến đây”.

Ẩm thực Bazan đang là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách khi đến Pleiku. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Theo anh Ksor Thức thì: “Để tạo điểm nhấn thu hút khách, quán thường xuyên tổ chức trình diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn đàn t’rưng, guitar, hát mộc… Qua đó tạo nên nét riêng, khiến du khách lưu nhớ”. Còn với quán Ksor Hnao, đa phần khách đến đều mến mộ tài năng của nghệ nhân tài hoa. Chị Ksor Jưn – con gái nghệ nhân Ksor Hnao – tâm sự: “Vào dịp cuối tuần, quán có phục vụ cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống. Với mong muốn du khách có thêm cơ hội tìm hiểu về bản sắc của đồng bào địa phương, quán xây dựng thêm một khu vừa làm nhà sàn, đốt lửa, múa xoang và dựng nhà rông truyền thống của người Jrai trưng bày những hiện vật xưa cũ. Trong xu thế phát triển du lịch cộng đồng thì việc mình đầu tư nâng cấp quán cũng sẽ góp phần tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến địa phương”.

Theo các công ty lữ hành, hiện nay, một số tour du lịch đã lồng ghép các điểm đến ẩm thực Tây Nguyên và được du khách đánh giá cao. Bà Nguyễn Lê Hoàng Anh – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch sinh thái Gia Lai – cho biết: “Với mong muốn đưa ẩm thực truyền thống giới thiệu cùng du khách, các chủ nhà hàng đã không ngừng học hỏi để kết hợp hài hòa ẩm thực truyền thống với hiện đại, kết hợp giữa ẩm thực và văn nghệ dân gian, tạo điểm khác biệt thu hút du khách. Trong các tour du lịch, Công ty luôn sắp xếp chương trình của du khách có một bữa ăn thưởng thức ẩm thực truyền thống với cơm lam gà nướng, rượu cần và giao lưu văn hóa cồng chiêng”. Theo bà Anh, dù nhiều nơi có món cơm lam gà nướng nhưng đa số du khách vẫn đánh giá cao món cơm lam gà nướng tại phố núi Pleiku. Tuy nhiên, để trở thành điểm đến hút khách, các quán cần kết hợp với Hội Du lịch cộng đồng để được giới thiệu các lớp tập huấn kỹ năng phát triển nghề bếp truyền thống. Ngoài ra, chọn lọc một số món ăn tiêu biểu làm phong phú hơn thực đơn, đồng thời phát triển thêm một số món mới.

VŨ THẢO – NHƯ Ý – GLO

Cùng chủ đề

Cúm mùa diễn biến phức tạp, người dân Gia Lai chủ động phòng bệnh

Tại Bệnh viện Nhi Gia Lai, trung bình 1 ngày bệnh viện tiếp nhận và thăm khám cho khoảng 400 bệnh nhi; trong số này trên 50% là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đưa con đến thăm khám, chị Nguyễn Hoài Thu (làng Nha Hyơn, xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: Con tôi sốt, ho, sau đó thì chuyển sang viêm phổi. Trước đó, cả nhà tôi đều bị bệnh cúm B vừa mới khỏi.“Hiện nay,...

Bảo tàng tỉnh Gia Lai đón khoảng 196.700 lượt khách tham quan trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Trong những ngày tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, bên cạnh các điểm du xuân như di tích thắng cảnh Biển Hồ, công viên Diên Hồng, công viên Đồng Xanh… Điểm nhấn trong hành trình du xuân ở Bảo tàng tỉnh Gia Lai thu hút rất đông...

Sôi nổi thi đua từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết

Tuân thủ nghiêm giờ giấc làm việcĐể chuẩn bị tốt cho ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngay từ sáng sớm ngày 3-2, các cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã có mặt ở nơi làm việc, khởi động máy tính và chuẩn bị các tài liệu cần thiết. 100% sở, ngành cũng bố trí cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục hành chính của...

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết

Dịp Tết, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ông Trần Văn Uông-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đức Đạt Thành (TP. Pleiku) cho biết: Bình thường, tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhà xe chạy 12 chuyến/ngày nhưng bắt đầu từ ngày 15-1 đã tăng lên 17 chuyến/ngày. Đặc biệt, từ ngày 21-1,...

Dự báo giá tiêu ngày mai 24/1/2025, trong nước tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 24/1/2025 tiếp tục tăng nhẹ và ổn định tuỳ từng địa phương. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 23/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục sôi động và có xu hướng tăng trở lại sau nhiều phiên đi ngang trước đó. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các thị trường trọng điểm là 147.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm...

Cùng tác giả

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

Cùng chuyên mục

Huyện Kbang muốn trở thành điểm hút khách mới của Gia Lai

Nằm giữa vùng núi rừng, gần với các vườn quốc gia, huyện Kbang có nhiều tiềm năng phong phú để phát triển du lịch. Huyện Kbang có diện tích rừng tự nhiên lớn để phát triển tiềm năng về du lịch. Ảnh: Thanh Tuấn Kbang sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với độ che phủ gần 70%. Các địa điểm như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Thác Hang Én, Thác Dơi, Thác Kon Bông, Kon Lốc…...

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

48 giờ ở Gia Lai

Gia Lai có thác K50, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon, thích hợp trải nghiệm vào tháng 10 và 11 khi hoa dã quỳ bắt đầu nở. Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với thủ phủ là thành phố Pleiku. Đây là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thác K50 hùng vĩ, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon. Hành trình 48 giờ...

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ông Biên - Chủ tịch UBND xã Hà Tây cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc...

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nguồn tài nguyên bản địa

Tỉnh Gia Lai có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, văn hóa đa dạng nên rất phù hợp để khơi dậy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây cũng là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp, những thanh niên mạnh dạn phát triển tài nguyên bản địa vốn có, tạo ra tính cạnh tranh trong nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Các sản phẩm mây...

Nghi lễ cúng rừng của người J’rai

Khi thu hoạch lúa về kho cũng là lúc cộng đồng người J’rai ở Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn. Nghi lễ cúng rừng được duy trì hằng năm, nhằm tạ ơn thần Rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm, sản vật dưới tán rừng… nuôi sống bà con dân làng. Già làng Siu Tơr cùng bà con thực hiện nghi lễ cúng thần...

Đặc sản JRAI hút khách dịp Tết

Những sản vật đậm đà hương vị Tây Nguyên như thịt bò một nắng, muối kiến, muối é, rượu ghè… đã dần trở thành thương hiệu đặc trưng của vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai. Dịp Tết này, các loại đặc sản này tiêu thụ mạnh giúp người dân thêm niềm vui đủ đầy. Bò một nắng Krông Pa đã khẳng định được thương hiệu nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng. ​Những ngày này, cơ sở bò một nắng Nhân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất