Powered by Techcity

Dân làng Đê Kjêng chung tay “giữ hồn” nhà rông truyền thống

Nhà rông truyền thống làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H
Nhà rông truyền thống làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H

Chúng tôi đến làng Đê Kjêng vào dịp cuối năm. Chỉ tay về phía ngôi nhà rông nằm sừng sững, uy nghi trên một triền đồi tương đối bằng phẳng, xung quanh là hàng cây xanh thoáng mát. Già làng Hyêk cho biết: Trước đây, nhà rông này được xây dựng với mái tôn, trụ bê tông nên mất dần bản sắc truyền thống.

Năm 2018, dựa theo nguyện vọng của người dân mong muốn phục dựng nhà rông nguyên bản truyền thống với kết cấu bằng nguyên liệu tự nhiên. Vì vậy, làng đã tổ chức họp bàn và thống nhất thành lập 7 tổ xây dựng (25-40 hộ/tổ) thay phiên nhau lên rừng tìm kiếm cây gỗ, cỏ tranh, tre, dây mây… Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu, các già làng trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn dân làng xây dựng để đảm bảo tính thẩm mỹ theo kiến trúc truyền thống. Với sự quyết tâm, đoàn kết của người dân cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến đầu năm 2019, ngôi nhà rông làng Đê Kjêng được xây dựng xong với tổng kinh phí quy ra tiền hơn 400 triệu đồng.

Ngôi nhà rông làng Đê Kjêng có chiều ngang 4 m, dài 8 m và cao khoảng 12 m, kết cấu tường, sàn được lót bằng tre, nứa già; mái lợp tranh, trụ gỗ… đảm bảo đúng bản sắc văn hóa của người Bahnar. Bên trong nhà rông được trưng bày các thành tích của làng và cất giữ các đồ đạc truyền thống, như: gùi, đàn tơ rưng, nỏ… Phía trước nhà rông được lắp đặt các tượng người, con vật rất độc đáo do các nghệ nhân trong làng tự đục đẽo.

Phía trước nhà rông được bày trí tượng người được tạc bằng gỗ. Ảnh: R.H
Phía trước nhà rông được bày trí tượng người được tạc bằng gỗ. Ảnh: R.H

“Nhà rông không chỉ là nơi diễn ra lễ hội truyền thống tốt đẹp của dân làng mà còn triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, ngày khánh thành đưa nhà rông vào sử dụng, làng tổ chức lễ mừng và mời cán bộ địa phương, các làng lân cận đến chung vui, đánh chiêng, múa xoang, ăn uống tưng bừng”-già làng Hyêk nhớ lại.

Già làng Hyêk diễn tấu đàn tơ rưng trong nhà rông của làng.Ảnh: R.H
Già làng Hyêk diễn tấu đàn tơ rưng trong nhà rông của làng.Ảnh: R.H

Trò chuyện với chúng tôi, ông Khih-Trưởng thôn Đê Kjêng cho biết: Làng Đê Kjêng có 230 hộ với 1.010 khẩu với 100% là người Bahnar, sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện, làng có 2 nhà rông, gồm: nhà rông xây dựng mái tôn và nhà rông nguyên bản truyền thống. Nhà rông là bộ mặt của làng, vì vậy, mọi người thường xuyên căn dặn, nhắc nhở nhau phải trông coi, quản lý cẩn thận.

“Hàng ngày, chúng tôi phân công người dân bảo vệ, phòng ngừa cháy nổ tại nhà rông. Không chỉ phục dựng nhà rông truyền thống, dân làng còn duy trì nghề đan lát, tạc tượng và bảo tồn cồng chiêng”-ông Khih bày tỏ.

Bên trong nhà rông làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H

Bên trong nhà rông làng Đê Kjêng. Ảnh: R.H

Trao đổi với P.V, ông Hyư-Phó Chủ tịch UBND xã Ayun-thông tin: Hiện, xã Ayun có 9 thôn, làng với 5 nhà rông. Trải qua thời gian, mưa gió nhà rông làng Đê Kjêng đang bị xuống cấp. Vì vậy, người dân mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ kinh phí duy tu, sửa chữa.

“Ngoài quản lý các nhà rông, xã còn quản lý nhà văn hóa của các thôn, làng để đảm bảo cho người dân tổ chức sinh hoạt, hội họp. Mong muốn của xã là cấp trên tạo kinh phí để sửa chữa lại nhà rông Đê Kjêng cho đảm bảo, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ở địa phương”-ônh Hyư nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết

Dịp Tết, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ông Trần Văn Uông-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đức Đạt Thành (TP. Pleiku) cho biết: Bình thường, tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhà xe chạy 12 chuyến/ngày nhưng bắt đầu từ ngày 15-1 đã tăng lên 17 chuyến/ngày. Đặc biệt, từ ngày 21-1,...

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

Tại đây, Ban tổ chức trao tặng 1.143 phần quà với tổng trị giá trên 360 triệu đồng cho đồng bào nghèo, học sinh vùng khó xã Chư Krêy.Không khí tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krêy) đông vui như có hội. Trên từng gương mặt ngây thơ của các em học sinh hiện rõ sự mong chờ, háo hức. Vượt qua sự rụt rè, e ngại ban đầu,...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tặng quà Tết cho người uy tín và hộ nghèo

 Tại các nơi đến thăm, thay mặt đoàn công tác, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn đã ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, đời sống, phát triển sản xuất của gia đình.Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh mong muốn trong thời gian tới, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân...

Chợ Tết 0 đồng “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025 tại xã Chư Á

Đây là hoạt động thường niên của Trường THPT chuyên Hùng Vương và Đoàn thanh niên-Hội phụ nữ Cảnh sát nhân dân tỉnh Gia Lai.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/cho-tet-0-dong-tet-nhan-ai-xuan-at-ty-2025-tai-xa-chu-a.81499.aspx

Tặng quà Tết cho hộ nghèo thôn 5 xã Pờ Tó

Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và giúp hộ nghèo tại thôn 5 vui xuân đón Tết vui vẻ, đầm ấm…(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/tang-qua-tet-cho-ho-ngheo-thon-5-xa-po-to.81475.aspx

Cùng tác giả

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết

Dịp Tết, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân. Ông Trần Văn Uông-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đức Đạt Thành (TP. Pleiku) cho biết: Bình thường, tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhà xe chạy 12 chuyến/ngày nhưng bắt đầu từ ngày 15-1 đã tăng lên 17 chuyến/ngày. Đặc biệt, từ ngày 21-1,...

Dự báo giá tiêu ngày mai 24/1/2025, trong nước tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 24/1/2025 tiếp tục tăng nhẹ và ổn định tuỳ từng địa phương. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 23/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục sôi động và có xu hướng tăng trở lại sau nhiều phiên đi ngang trước đó. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các thị trường trọng điểm là 147.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm...

Dự báo giá cà phê ngày mai 24/1/2025 vượt mốc 125.000 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 23/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phi mã và lập đỉnh mới, với mức tăng từ 152 – 189 USD/tấn so với phiên giao dịch ngày hôm qua, được ghi nhận như sau. Giá giao hàng tháng 3/2025 là 5452 USD/tấn (tăng 189 USD/tấn), giá giao hàng tháng 5/2025 là 5388 USD/tấn (tăng 171 USD/tấn), giá giao hàng tháng 7/2025 là...

Bà ‘trùm’ phân bón giả bị bắt từng đoạt giải vàng cuộc thi sắc đẹp

Bà Nguyễn Thị Cẩm My đã đoạt giải vàng trong cuộc thi sắc đẹp tổ chức ở Bình Định năm 2022 – Ảnh: VAWE Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ông Bùi Minh Chánh (43 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Cẩm My (41 tuổi) vừa bị Công an tỉnh Đắk Lắk bắt tạm giam về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón. Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai? Phân...

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

Tại đây, Ban tổ chức trao tặng 1.143 phần quà với tổng trị giá trên 360 triệu đồng cho đồng bào nghèo, học sinh vùng khó xã Chư Krêy.Không khí tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krêy) đông vui như có hội. Trên từng gương mặt ngây thơ của các em học sinh hiện rõ sự mong chờ, háo hức. Vượt qua sự rụt rè, e ngại ban đầu,...

Cùng chuyên mục

Làng Dung Rơ vang tiếng cồng chiêng

Làng vắng tiếng chiêng ngânChậm rãi chỉnh lại chiếc cồng cỡ lớn, già làng Alit hồi nhớ: Trước đây, làng nổi tiếng với chiêng hay, xoang đẹp. Đội cồng chiêng của làng vinh dự được trình diễn tại Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.Ngày đó, cùng với đoàn cồng chiêng của các dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên như: Ê Đê, Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Xê Đăng, Brâu… và đoàn cồng chiêng của...

Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku

Di tích Nhà lao Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, thành phố Pleiku. Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích Lịch sử quốc gia tại Quyết...

NHÀ LƯU NIỆM ANH HÙNG NÚP-LÀNG KHÁNG CHIẾN STƠR

Nhà lưu niệm Anh hùng Núp nằm tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, quê hương của Anh hùng Núp.  Công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được khởi công xây dựng ngày 26/03/2010. Ngày 06/05/2011 Nhà lưu niệm được khánh thành nhân...

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất