Powered by Techcity

Đặc trưng lịch sử văn hóa Gia Lai

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 25/11/2005, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Về cội nguồn, các nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến… Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. Ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời.

Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”.

Cồng chiêng có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa, lễ hội của người Tây Nguyên, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu… hay trong một buổi nghe khan… đều phải có tiếng cồng.

Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian văn hóa lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng đã phát triển đến một trình độ cao. Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau:

Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha, của người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng… cũng thuộc loại này.

Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người Mạ; dàn Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc Mnông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng có dàn gồm 6 cồng núm như nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc có thể đảm trách nhịp điệu như dàn cồng núm của nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc Mnông.

Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các tộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành Steng).

Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặp chũm chọe. Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phối hợp.

Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau.

Các nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú, mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc.

Mỗi dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên lại có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người… Người Giarai có các bài chiêng Juan, Trum vang… Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi…  Âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của buôn làng. Đây là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.

Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội… Tây Nguyên.

Có thể khẳng định, văn hóa và âm nhạc cồng chiêng thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa – nghệ thuật ở đỉnh cao của các dân tộc Tây Nguyên. Và vì thế, nó xứng đáng được UNESCO vinh danh là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.[2]

Sử thi Tây Nguyên

Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, bên cạnh giá trị của không gian văn hóa âm nhạc cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” của nhân loại, Tây Nguyên còn là một “vùng sử thi” với những người con ưu tú vẫn còn mãi với buôn làng đó là Đam San, AmaTrang Lơng; anh hùng (Đinh) Núp…

Sử thi là di sản văn học dân gian đặc sắc nhất của cư dân bản địa Gia Lai. Cả hai dân tộc Jrai và Bahnar đều có sử thi, nhưng đến nay, số lượng sử thi còn lưu truyền trong cộng đồng Bahnar nhiều hơn hẳn so với trong cộng đồng người Jrai. Sử thi được người Bhnar gọi là Hơmon, người Jrai gọi là akhan hay hri.

Ở Gia Lai, Sử thi được phát hiện và công bố đầu tiên vào năm 1982, là sử thi Đăm Noi của dân tộc Bahnar, đến nay Gia Lai đã công bố 6 sử thi. Theo thống kê hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 nghệ nhân sử thi Bahnar tiêu biểu ở 4 huyện là Kbang, Đak Pơ, Đak Đoa, Kông Chro với hơn 67 bài Sử thi đã được kiểm kê, sưu tầm và ghi chép. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Jiă Hoang Ŏh Jơtrŭch, Jông Grỡ Kơnang Cang đak, Jông Ưng, Jong h’nong – Jông Jư (Cuộc chiến phạt nhau vì trâu ăn lúa), Joong Set Tơ Klĕp Tơ mo (Đòi cơm cho Set ăn), Mê tôh Jiă (Mẹ bỏ rơi Jiă, cuộc chiến trả thù cho anh trai và bố), Dăm Joong (Chàng Joong và cuộc chiến với heo rừng), H’rêl Jă, H’rêl Jang (cuộc chiến vì trâu ăn lúa của Jăm Kơmar), H’rit Le (cuộc chiến đòi vòng cầu hôn của bố H’rit ngày xưa)… Kho tàng sử thi Tây Nguyên là một kho tàng văn hoá vô giá, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tây Nguyên. Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4-5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Cái hay ở sử thi Tây Nguyên là ở cách kể độc đáo. Dù có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ già thuộc lòng. Họ là những nghệ nhân, là những “kho tàng sống”, góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần vô giá của người Tây nguyên. Và đêm đêm bên bêp lửa nhà sàn cùng say bên những ché rượu cần các cụ già trong làng vẫn trầm ngâm kể cho con cháu nghe, vì còn một lý do quan trọng hơn là tình yêu thiết tha và lòng say mê đối với vốn văn hóa vô giá của dân tộc. Với họ mỗi lần kể sử thi là mỗi lần được nhập cuộc, được sống lại cái không khí cuộc sống cộng đồng cách nay hàng trăm năm… Mặt khác, cái khung cảnh huyền ảo của màn đêm, của không gian núi rừng như tạo nên một không gian – thời gian  huyền thoại mà cũng rất thực và sống động lạ thường.

Với những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, sử thi Tây Nguyên đã góp phần làm nên diện mạo của các dân tộc giàu bản sắc văn hóa ở một vùng đất huyền thoại. Người Bahnar ngày nay vẫn rất trân trọng, yêu mến Sử thi và mong muốn đưa Sử thi trở lại cuộc sống tinh thần của mình. Họ vẫn coi đó là di sản thiêng liêng của cha ông để lại và muốn khôi phục sức sống của Sử thi trong cộng đồng dưới một hình thức phù hợp với cuộc sống đương đại; đó chính là nguồn nội lực tiềm tàng để giúp Sử thi còn trường tồn và sống mãi trong cộng đồng Bahnar. Ngày 19/12/2014 Sử thi (Hơ mon) của người Bahnar vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là một vinh dự lớn đối với đồng bào Bahnar 04 huyện phía đông tỉnh nói riêng và đối với nhân dân toàn tỉnh nói chung, góp phần bảo tồn những  giá trị  văn hoá đặc sắc của vùng đất Gia Lai, đồng thời quảng bá hình ảnh Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Theo chuyên trang Di sản thế giới

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Cần sự phối hợp liên ngành để giải quyết khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) Báo cáo được thực hiện nhằm phục vụ Tổ công tác số 7 trong nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các khu vực này. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng số vốn giải ngân của 5 địa phương đạt hơn 10.547 tỷ đồng, tương đương 48,36% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân cả nước là 49,89%. Trong đó, Đắk Lắk, Đắk Nông...

Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Điểm mới mà lớp tập huấn mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng...

Nữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong đời

Học sinh bị nghi ngờ lấy đồ dùng học tập của bạn về nhà uống thuốc cỏ hay học sinh vệ sinh cá nhân kém, giáo viên nhắc nhở liền nghỉ học cả tuần… là những kỷ niệm...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Công bố danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2024

Theo tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), chiều 18/11, HLV trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách đội hình lần này thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng của HLV Kim Sang Sik nhằm xây dựng một đội tuyển mạnh mẽ, vừa kế thừa kinh nghiệm,...

Cùng tác giả

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

48 giờ ở Gia Lai

Gia Lai có thác K50, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon, thích hợp trải nghiệm vào tháng 10 và 11 khi hoa dã quỳ bắt đầu nở. Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với thủ phủ là thành phố Pleiku. Đây là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thác K50 hùng vĩ, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon. Hành trình 48 giờ...

Cùng chuyên mục

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

48 giờ ở Gia Lai

Gia Lai có thác K50, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon, thích hợp trải nghiệm vào tháng 10 và 11 khi hoa dã quỳ bắt đầu nở. Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với thủ phủ là thành phố Pleiku. Đây là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thác K50 hùng vĩ, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon. Hành trình 48 giờ...

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ông Biên - Chủ tịch UBND xã Hà Tây cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc...

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nguồn tài nguyên bản địa

Tỉnh Gia Lai có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, văn hóa đa dạng nên rất phù hợp để khơi dậy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây cũng là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp, những thanh niên mạnh dạn phát triển tài nguyên bản địa vốn có, tạo ra tính cạnh tranh trong nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Các sản phẩm mây...

Nghi lễ cúng rừng của người J’rai

Khi thu hoạch lúa về kho cũng là lúc cộng đồng người J’rai ở Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn. Nghi lễ cúng rừng được duy trì hằng năm, nhằm tạ ơn thần Rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm, sản vật dưới tán rừng… nuôi sống bà con dân làng. Già làng Siu Tơr cùng bà con thực hiện nghi lễ cúng thần...

Đặc sản JRAI hút khách dịp Tết

Những sản vật đậm đà hương vị Tây Nguyên như thịt bò một nắng, muối kiến, muối é, rượu ghè… đã dần trở thành thương hiệu đặc trưng của vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai. Dịp Tết này, các loại đặc sản này tiêu thụ mạnh giúp người dân thêm niềm vui đủ đầy. Bò một nắng Krông Pa đã khẳng định được thương hiệu nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng. ​Những ngày này, cơ sở bò một nắng Nhân...

Sương giăng mờ ảo trên Biển Hồ chè ở Gia Lai

Con đường hàng thông - Biển Hồ chè, chùa Bửu Minh đến cánh đồng Ngô Sơn, núi lửa Chư Đăng Ya được xem là cung phượt đẹp nhất Gia Lai. Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất