Powered by Techcity

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi”

Tối 28/10, tại Trụ đá – Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi”. Chương trình do UBND tỉnh Gia Lai và Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức. Tham dự Chương trình nghệ thuật có đồng chí Trương Hải Long – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh; đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp; cùng đông đảo Nhân dân và du khách trong và ngoài tỉnh.

z4827386216341_0022c8fe075c7b16baa2f9e8c805f5de.jpg

Tiết mục mở màn Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi”

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch, chia sẻ: Gia Lai là vùng đất Tây Nguyên hội tụ 44 dân tộc thiểu số với người Jrai và Bahnar là dân tộc bản địa. Cộng đồng các dân tộc Gia Lai là chủ nhân của nhiều di sản văn hoá lịch sử đặc sắc, tiêu biểu cùng với những dàn cồng chiêng với âm thanh sống động là những bộ trang phục được dệt từ những sợi tơ mỏng manh qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị đã trở thành tấm thổ cẩm tinh xảo, đẹp mắt. Đó không đơn thuần là một sản phẩm may mặc thông thường, mỗi tấm thổ cẩm đều mang những câu chuyện đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống, được gìn giữ bền bỉ, kết nối tiếp diễn xuyên suốt qua bao thế hệ.“Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” không chỉ là một chương trình thời trang mà hơn thế đây là một không gian văn hoá đậm đà bản sắc Gia Lai. Chúng tôi xin được tôn vinh các nghệ nhân – những chủ nhân của các di sản văn hoá, họ là những người bền bỉ, gìn giữ truyền nghề và không ngừng sáng tạo. Chúng tôi xin được cảm ơn các nhà nghiên cứu, các nhà sáng tạo đã không quản ngại khó khăn, vất vả đồng hành, hỗ trợ các nghệ nhân. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục quảng bá, giới thiệu văn hoá Gia Lai, xây dựng thổ cẩm Gia Lai thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Gia Lai ơi! Là tiếng gọi thân yêu từ trái tim đánh thức đại ngàn chung tay xây dựng và phát triển” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.

z4827776084932_d67b73a5d2ab107bec10a93cb5097759.jpg

Các người mẫu tham gia trình diễn tại chương trình

Tại Chương trình, các người mẫu đã lần lượt trình diễn các bộ sưu tập áo dài, sưu tập thời trang 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông do nhà thiết kế Minh Hạnh thiết kế. Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ chất liệu thổ cẩm là di sản văn hoá đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên. Màn trình diễn thời trang trên nền nhạc mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên với phần phụ hoạ của 40 nghệ nhân đến từ tổ đan lát, câu lạc bộ dệt của tỉnh Gia Lai, 60 học sinh trường PTTH Nội trú tỉnh, nhóm nghệ nhân Jrai trình diễn nhạc cụ dân tộc, 80 người mẫu, nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San… tất cả đã tạo nên màn trình diễn mãn nhãn, mang tính nghệ thuật cao, góp phần tái hiện không gian văn hoá đậm đà bản sắc Tây Nguyên thông qua sắc màu thổ cẩm.

z4827776073731_14d14018310ed441453cdc3d1419edb2.jpg

Tái hiện khung cảnh dệt vải thổ cẩm

Mục đích tổ chức chương trình nhằm duy trì các hoạt động đã cam kết với UNESCO về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong đó trang phục, hoa văn thổ cẩm là một trong những giá trị nổi bật cần bảo tồn gìn giữ, góp phần vào phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội tại địa phương. Đồng thời, là chương trình chào mừng các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh như: Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch; Liên hoan văn hóa cồng chiêng, 18 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua đó, giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh, đất nước, con người Gia Lai với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống phong phú nhiều màu sắc, tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, gắn với hệ thống các di tích tiêu biểu, lâu đời. Nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy văn hoá, nghề truyền thống các dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, từ ngày 28/10 đến 13/11 tại khu vực Nhà bát giác sau Trụ đá, Quảng trường Đại Đoàn Kết sẽ có các hoạt động trưng bày, thực nghiệm không gian cà phê Gia Lai FARM TO CUP và không gian thổ cẩm Gia Lai gắn với các dân tộc Tây Nguyên./.

Một số hình ảnh tại đêm trình diễn thời trang nghệ thuật thổ cẩm:

z4827386191542_a033162a75c758a3224cb2baf4345444.jpg

z4827386189586_20f552a5b621ee73d64d6614111fa02a.jpg

z4827776097028_6d045b7ba7f696326e67956536490775.jpg

z4827776072856_056d1afbd7f937ad771f2cdf1ee5ca90.jpg



Nguồn

Cùng chủ đề

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Phát huy giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”

Huyện Krông Pa hiện có hơn 2.500 ha cây thuốc lá. Ảnh: M.KVụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Krông Pa có 1.535 hộ trồng thuốc lá với diện tích 2.522 ha. Toàn bộ diện tích thuốc lá được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đầu tư, thu mua với các hộ dân.Theo đó, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức hợp đồng liên kết, hợp tác với các công ty trồng thử nghiệm một...

Hội đồng nhân dân huyện Kbang thông qua 3 nghị quyết quan trọng

​(GLO)- Ngày 28-8, HĐND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền.​ ...

An Khê phấn đấu huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%

Năm học 2023-2024, thị xã An Khê có 24 trường công lập và 5 trường tư thục với 393 lớp/13.326 học sinh. Việc huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đi học đạt hơn 100%; chất lượng nuôi dạy trẻ ngày càng được chú trọng về chất lượng và số lượng. Duy trì sĩ số học sinh tiểu học đạt 100%, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. 11/11 xã, phường đạt...

Cùng tác giả

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Năm 2011, gia đình bà Ma Siêu, dân tộc Chu Ru, ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn mua 1 con bò giống với giá gần 10 triệu đồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh tốt, con bò sinh sản liên tục. Sau 7 năm, đàn bò của bà Ma Siêu phát triển lên 12 con bò. Những năm tiếp theo, năm nào gia đình bà Ma Siêu cũng bán từ 4 đến 6 con bò, với giá bình quân khoảng...

Krông Pa nỗ lực phủ kín giống mì sạch bệnh

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với hơn 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích cây trồng toàn huyện. Những năm gần đây, nhiều diện tích mì xuất hiện các loại côn trùng gây hại như: rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ xít và bệnh khảm lá. Đến tháng 6-2024, toàn huyện có 1.104,5 ha nhiễm bệnh khảm lá vi rút (773,1 ha nhiễm nhẹ, 220,9 ha nhiễm trung bình, 110,5 ha...

97,54% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Ảnh: Như NguyệnTrong năm học 2024-2025, TP. Pleiku phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Theo đó, thành phố sẽ triển khai đẩy mạnh tuyên truyền BHYT HSSV đến phụ huynh và học sinh tại nhà trường; triển khai Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh về quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn...

Đak Đoa tập huấn nghiệp vụ cho 60 cán bộ Mặt trận xã, thôn

​(GLO)- Ngày 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tập huấn công tác Mặt trận cho 60 đại biểu là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.​...

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng gần 43% sau 8 tháng

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 10/9/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ các vùng trọng điểm giao dịch quanh mốc 152.000 -153.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông là 153.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153.000 đồng/kg ổn định với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152.000 đồng/kg duy trì đi ngang so với...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Độc đáo nhà dài của người Jrai ở Krông Pa

Một trong những đặc điểm để nhận diện văn hoá đặc trưng của vùng đất Krông Pa là kiến trúc nhà dài. Đây là giá trị văn hoá độc đáo của người Jrai sống ở vùng Đông Nam của tỉnh được hình thành và gìn giữ, lưu...

Thành phố Pleiku: Hoàn thành điều tra thông tin về cồng chiêng

Trong thời gian qua, thành phố Pleiku luôn chú trọng công tác điều tra thông tin về cồng chiêng. Những thông tin về cồng chiêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào...

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar: Độc đáo, nhân văn

Niềm vui chiến thắngLễ mừng chiến thắng là dịp để cộng đồng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch bệnh, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để dân làng mạnh khỏe, cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu. Trước kia, lễ mừng chiến thắng còn mang ý nghĩa khi cộng đồng chiến thắng kẻ thù xâm phạm lãnh thổ của mình. Người Bahnar...

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn như: núi lửa Chư Đang Ya, hàng thông cổ thụ, núi Chư Nâm, thác Công Chúa, Biển Hồ chè, chùa Bửu Minh, tịnh xá Ngọc Như, thủy điện Ialy, suối đá cổ… Ngoài ra, theo ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện: Toàn huyện có 346 bộ cồng chiêng với 5.116 chiếc; 73 đội cồng chiêng, xoang; 71 nhà rông và 3.584 nhà sàn.Huyện Chư Păh tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất