Powered by Techcity

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò…), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

Bún ép xong thì cho vào tô đã có sẵn rạm, cua, cá, thịt… xay nhuyễn, khi chế nước gạo từ bún ép ngay tại chỗ, nước làm bún còn đang nóng hôi hổi vào tô đã cho sẵn các loại gia vị như tiêu, ớt, muối, rau thơm… thì phải dùng đũa quậy lên cho thức ăn và gia vị chín đều, nếu là rạm, cua đã xay bằng cối xay đá cho nhuyễn và nấu chín thì cho vào tô sau khi bún đã quậy mới dùng.

Bún nước nhìn tuy đơn giản nhưng chế biến khá kỳ công và nó được mệnh danh “hội tụ tinh hoa sông nước, đầm bàu miền Phù Mỹ” quê tôi. 

Điểm đặc biệt của bún quậy Phù Mỹ (Bình Định) là ăn tới đâu ép tới đó nên sợi bún luôn giữ màu trong, vị thơm và dẻo dai, hoàn toàn không có hóa chất. Khi ăn chỉ cần cho bún vào tô, chan thêm vá nước rạm lên trên. Hoặc có thể để bún và tô nước rạm riêng (gọi là bún khô) tùy ý thích của người dùng.

Loại bún này, theo tôi được biết từ người quê kể lại, đôi khi “tam sao thất bản”, nhưng dù sao món bún ấy cứ tồn tại mãi trong trí nhớ. Vì thế, tôi mới tạm khẳng định rằng bún nước chỉ có ở quê tôi-Phù Mỹ (Bình Định), mà đặc biệt là bà con sống ở những xã quanh đầm Châu Trúc, một cái đầm nước lợ khá lớn trong vùng.

img

Ông Nguyễn Văn Hạnh (bìa phải)-Chủ quán bún nước (06B, đường Đoàn Thị Điểm, TP. Pleiku) hướng dẫn khách hàng cách ăn bún nước. Ảnh: Minh Nhật

Ban đầu, chỉ có bún chế biến từ gạo và rạm. Bà con bắt rạm đem về ngâm rửa cho sạch rồi giã nhuyễn, dùng vải hoặc rây lọc lấy nước, bỏ xác, nấu lên hoặc để chua rồi kho với các loại lá thơm, khi bún… được quậy lên thì cho rạm đã qua chế biến lên bề mặt tô bún, nhìn thôi đã thấy thèm.

Nhưng để ăn đúng với cách người Phù Mỹ thì mỗi tô bún quậy cần ăn kèm với bánh tráng nướng giòn, thêm vào một ít rau thơm, đậu phộng rang giã nhỏ, ớt và chanh.

Quá trình theo chân người Phù Mỹ đi muôn nơi, bún quậy thịt rạm đã dần được thay thế các loại nguyên liệu khác và cách dùng của thực khách cũng có phần khác đi.

Giờ đây, mỗi khi về quê Phù Mỹ, tôi vẫn tìm đến các quán bán bún nước. Các cô, các chị chủ quán không còn phải vất vả qua bao khâu kỳ công chế biến món “đặc sản” này như ngày xưa, từ khâu làm bún đến các công đoạn chế biến cua, rạm, mực, cá, tôm, thịt bò… đều được các thiết bị có gắn động cơ làm thay đôi tay để thực khách không phải chờ đợi lâu.

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. 

Món ăn này không chỉ lạ và ngon mà còn là món… giải say cho những người lỡ xỉn khi quá chén trong những cuộc vui. Nhiều hàng quán có khi còn chiều lòng khách cho họ tự làm đầu bếp cho chính mình trước khi thưởng thức món ăn này.

Ở TP. Kon Tum, anh bạn tôi nói khu vực phường Hòa Bình rất nhiều quán bún quậy; cứ người Phù Mỹ đến đâu là đem theo món điểm tâm bình dân này đến đó. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, như tại nhà số 06B, đường Đoàn Thị Điểm, phường Diên Hồng, TP. Pleiku cũng có 1 quán bún quậy.

Tôi hỏi cô chủ Đoàn Thị Ánh Xuân thì được biết, cô là người Phố núi, không phải xứ đầm Châu Trúc. Để mở được quán bún này, cô và người nhà phải đi học nhiều nơi, trong đó có lên Kon Tum học cách chế biến sao cho… như “bản chính” của nghề làm bún quậy. 

Và, để cho phù hợp với thực khách Phố núi, cô thay rạm, cua bằng tôm và thịt bò, trứng, chả. Cô chủ quán khẳng định yếu tố sạch và ngon được lấy làm tiêu chí hàng đầu.

Mấy lần người viết bài này được mời tham dự các sự kiện liên quan đến ẩm thực ở huyện Kbang đều thấy có quầy bán sản phẩm bún quậy của chính người xã Mỹ Châu (cạnh đầm Châu Trúc) đem từ quê lên giới thiệu cho thực khách, thấy tôi quan tâm đến bún quậy, chị chủ quầy say sưa quảng bá thương hiệu đặc sản quê hương.

Mỗi một miền quê Việt Nam đều có những sản vật của riêng mình, những món ăn dân dã là một trong những điểm đặc biệt ấy. Bây giờ, người ta gọi là sản phẩm OCOP và đưa OCOP vào là một trong những tiêu chí chuẩn nông thôn mới. 

Ấy cũng là một cách làm gìn giữ bản sắc văn hóa của vùng miền, địa phương, hạn chế sự mai một trong quá trình đô thị hóa nông thôn.

Bún quậy từ miền sông nước lên non cao, phố núi là sự “di thực” khách quan, được người trên non đón nhận. Mong sao cái “tinh hoa vùng sông nước, đầm bàu” này là một trong những đặc sản hòa cùng những món ăn nơi đây góp phần làm phong phú OCOP của Phố núi.

Nguồn: https://danviet.vn/bun-quay-mon-xuat-hien-o-pho-nui-gia-lai-lam-tu-thu-gi-ma-co-cong-dung-giai-bia-ruou-cho-nguoi-sin-20241103144215146.htm

Cùng chủ đề

Xã Ia Bă giành cúp A Sanh hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Tại lễ bế mạc, Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý thưởng nóng 33 triệu đồng cho các đội tham gia. Trong đó, thưởng 2 triệu đồng/đội cho 13 đội tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng; thưởng 1 triệu đồng cho đội đua thuyền giành cúp A Sanh và khuyến khích, hỗ trợ cho các nội dung khác.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; ...

Triển khai đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng

Đồng thời, UBND huyện yêu cầu Công an huyện chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp Đội Quản lý thị trường số 8 tăng cường kiểm tra, kiểm soát,...

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

​Cụ thể, chuối 7.275,5 ha; chanh dây 5.452,1 ha; sầu riêng 6.387,3 ha; bơ 2.879,9 ha; xoài 1.087,1 ha; mít 1.468,1 ha; thanh long 184,8 ha; cam 254,4 ha; bưởi 305,8 ha; chôm chôm 230 ha; nhãn 816,3 ha; dứa 494,2 ha; na 436,5 ha; cây ăn quả khác 6.978 ha. Tổng sản lượng cây ăn quả năm 2024 ước đạt khoảng 569.500 tấn, tăng khoảng 436.570 tấn so với năm 2019. Trong những năm qua, một số cây ăn quả chính có giá trị...

Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

​Sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên đang trở thành xu hướng của đông đảo người tiêu dùng. Do đặc điểm lành tính và có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người dùng, các loại thảo mộc như gừng, sả, bạc hà, trà xanh, lô hội, tía tô, bồ kết, hà thủ ô, nghệ, lavender… thường được dùng để sản xuất ra các sản phẩm tăng cường sức đề kháng, chống viêm, hỗ...

Đức Cơ có thêm 11 sản phẩm OCOP cấp huyện

Sau khi nghiên cứu hồ sơ của các sản phẩm, các thành viên Hội đồng của huyện đã chấm điểm dựa trên những tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm, sức mạnh cộng đồng và khả năng tiếp thị sản phẩm.Theo đánh giá, các sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm nay đảm bảo về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì; đúng quy định về nhãn mác, tem, truy xuất nguồn gốc sản...

Cùng tác giả

Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Theo dự báo, giá tiêu ngày 5/11 có thể tiếp đà giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp tục tăng cao. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã liên tiếp giảm những tháng gần đây. Một trong những nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm mạnh là do dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường cà phê. Với việc vụ thu hoạch cà phê mới bắt đầu, nhiều đại lý đã tích...

Việt Nam xuất khẩu cà phê top đầu: Đã tới lúc tự định đoạt?

Nông dân Gia Lai xay xát cà phê nhân để bán cho các đại lý trong niên vụ 2023-2024 – Ảnh: TẤN LỰC Ngày 4-11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest tổ chức hội thảo “Phòng ngừa rủi ro giá cà phê và các phương thức giao dịch mua bán cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa”. Giá cà phê Việt Nam phụ thuộc sàn London Tại hội nghị,...

Huyện Kbang (Gia Lai): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cánh chim đầu đàn của buôn làng Là cánh chim đầu đàn làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, già làng, Người có uy tín Đinh Yin (SN 1952) luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, và cùng với con cháu tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình để dân làng noi theo. Điển hình khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, già Yin đã...

Xã Ia Bă giành cúp A Sanh hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Tại lễ bế mạc, Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý thưởng nóng 33 triệu đồng cho các đội tham gia. Trong đó, thưởng 2 triệu đồng/đội cho 13 đội tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng; thưởng 1 triệu đồng cho đội đua thuyền giành cúp A Sanh và khuyến khích, hỗ trợ cho các nội dung khác.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; ...

Trong nước giảm tuần thứ 5 liên tiếp lên tới 3.500 đồng/kg so với tuần trước

Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 4/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay trong khoảng 106.000-106.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 106.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk 106.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 106.400 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 106.300 đồng/kg; Tại...

Cùng chuyên mục

Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Theo dự báo, giá tiêu ngày 5/11 có thể tiếp đà giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp tục tăng cao. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã liên tiếp giảm những tháng gần đây. Một trong những nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm mạnh là do dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường cà phê. Với việc vụ thu hoạch cà phê mới bắt đầu, nhiều đại lý đã tích...

Việt Nam xuất khẩu cà phê top đầu: Đã tới lúc tự định đoạt?

Nông dân Gia Lai xay xát cà phê nhân để bán cho các đại lý trong niên vụ 2023-2024 – Ảnh: TẤN LỰC Ngày 4-11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest tổ chức hội thảo “Phòng ngừa rủi ro giá cà phê và các phương thức giao dịch mua bán cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa”. Giá cà phê Việt Nam phụ thuộc sàn London Tại hội nghị,...

Huyện Kbang (Gia Lai): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cánh chim đầu đàn của buôn làng Là cánh chim đầu đàn làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, già làng, Người có uy tín Đinh Yin (SN 1952) luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, và cùng với con cháu tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình để dân làng noi theo. Điển hình khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, già Yin đã...

Xã Ia Bă giành cúp A Sanh hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Tại lễ bế mạc, Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý thưởng nóng 33 triệu đồng cho các đội tham gia. Trong đó, thưởng 2 triệu đồng/đội cho 13 đội tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng; thưởng 1 triệu đồng cho đội đua thuyền giành cúp A Sanh và khuyến khích, hỗ trợ cho các nội dung khác.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; ...

Trong nước giảm tuần thứ 5 liên tiếp lên tới 3.500 đồng/kg so với tuần trước

Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 4/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay trong khoảng 106.000-106.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 106.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk 106.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 106.400 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 106.300 đồng/kg; Tại...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Giá cà phê trong nước đầu tháng 11-2024 tiếp tục giảm hơn 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê trong nước ở mức hơn 106.000 đồng/kg. So với cuối tháng 10, tức khoảng 4 ngày trước, giảm đến hơn 3.000 đồng/kg. Cụ thể ở tỉnh Gia Lai, cà phê đang có giá 106.300 đồng/kg, tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 106.400 đồng/kg, tại Đắk Nông cà...

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 9 tháng năm 2024 Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị, tổng kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng mạnh 9,9% về kim ngạch. Các thị trường xuất khẩu chính của gừng, nghệ và gia vị của Việt Nam lần lượt là Ấn Độ, Bangladesh và...

Tiếp đà giảm do nguồn cung hạn chế

Theo dự báo, giá tiêu ngày 4/11 có thể tiếp đà giảm do nguồn cung hạn chế và nhu cầu chưa phục hồi. Áp lực từ việc các nhà đầu tư chuyển hướng sang cà phê cũng ảnh hưởng đến giá tiêu trong ngắn hạn. Tại thị trường trong nước, giá tiêu hôm nay ngày 3/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, riêng Đắk Nông giảm nhẹ...

Giá nội địa giảm tuần thứ 5 liên tiếp

Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 4/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm do ảnh hưởng của vụ thu hoạch tại Việt Nam và điều kiện thời tiết thuận lợi tại Brazil. Theo phân tích của giới kinh doanh, lượng hàng xuất khẩu cà phê conilon Robusta mạnh mẽ từ Brazil trong mùa này đã góp phần gây áp lực lên giá. Hơn nữa, tình hình thời tiết tốt hơn, các vùng trồng cà phê chính của...

Cuối năm kinh tế đón tin vui

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh (Bình Dương) xếp bao tiêu vào container để đưa ra cảng xuất khẩu – Ảnh: QUANG ĐỊNH Gạo, cà phê, rau quả, tiêu… năm nay được xuất khẩu với mức giá tăng vọt, đưa kim ngạch xuất khẩu ngành nông sản đạt mốc mới. Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp mang về gần 52 tỉ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất