Powered by Techcity

ANH HÙNG NÚP – NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN

Từ triết lý bắn Pháp chảy máu
Nói đến Tây Nguyên không thể không nhắc đến Anh hùng Núp – người con ưu tú, cánh chim đầu đàn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Cuộc đời cách mạng của Ông đã đi vào lịch sử dân tộc và nhiều tác phẩm Văn học – Nghệ thuật nổi tiếng. Không chỉ Việt Nam biết tên Ông, rất nhiều quốc gia trên thế giới ngưỡng mộ con người đặc biệt này.
Anh hùng Núp còn có tên là Sar, người dân tộc Bahnar, sinh ngày 02/5/1914 tại Đe  Dong, xã Nam, huyện An Khê nay là làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Từ những năm trước Cách mạng tháng Tám, với vũ khí thô sơ, Núp đã cùng dân làng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, cũng từ đây mô hình “làng kháng chiến” trên chiến trường Gia Lai ra đời.
Với mũi tên bắn Pháp chảy máu, Núp đã làm thay đổi quan niệm, ý chí của người Bahnar về đánh giặc. Trước đây, họ chỉ bất hợp tác với kẻ thù, chứ không dám đánh lại, vì cho rằng: “Bọn này có xe, có máy bay, có súng nhỏ, súng lớn; trên trời nó cũng đi được, dưới nước nó cũng đi được, đánh trúng nó, nó không có máu” . Kể từ đó, dân làng tin theo Núp và hạ quyết tâm đánh giặc.
Cuối năm 1950 đầu năm 1951, thực dân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét, đốt làng, phá rẫy, cướp lúa… quyết phá cho được làng Stơr. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và sự chỉ huy mưu trí của Thôn đội trưởng Núp, dân quân du kích làng Stơr dựa vào núi rừng hiểm trở, sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích với chông tre, bẫy đá, cung tên… đã nhiều lần đánh bại quân thù. Chín lần phải dời làng, trải qua nhiều ngày tháng đói cơm, lạt muối, dân làng Stơr dưới sự lãnh đạo của Núp vẫn một lòng tin theo Đảng, “Bok Hồ” và cách mạng. Tinh thần bất khuất ấy được thể hiện trong câu nói của Núp vào năm 1951, khi trả lời Đoàn nghiên cứu của Liên khu V về kinh nghiệm làng kháng chiến Stơr: “Nếu có đánh chết, còn một người cũng chống lại. Nếu chẳng may địch bắt được một vài người, làng không thèm chuộc lại như trước kia … Chết thôi! Không hàng!”.
Gương chiến đấu của làng Stơr, của Núp có sức ảnh hưởng ngày càng rộng trong toàn vùng, tạo thuận lợi trong việc phát động xây dựng bố phòng làng kháng chiến, hình thành ngọn lửa kháng Pháp trên khắp vùng Tây Nguyên.
Năm 1953, Núp dự Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua toàn Liên khu, được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Sau nhiều năm đánh Pháp, Núp cùng con trai tập kết ra Bắc học tập và được kết nạp Đảng.
Ngày 31/8/1955, Ông vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, trở thành người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý này. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tặng cho Ông một áo lụa và huy hiệu của Người.
Sau khi tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”  được phổ biến rộng rãi, Anh hùng Núp được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến, mến phục. Năm 1964, Ông đã sang thăm đất nước Cuba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro, và nhận kết tình bằng hữu với vị lãnh tụ này.
Ở một góc độ nào đó, có thể nhận xét rằng, sự nghiệp cách mạng của người Anh hùng Bahnar này, có lẽ sẽ không như những gì đã xảy ra, nếu ngay từ buổi đầu tiên gian khó, Ông không kịp nhận ra một chân lý: Đoàn kết cùng nhau, người Tây Nguyên có thể đánh thắng giặc Pháp. Bắn Pháp chảy máu là một cách nói hình ảnh, thể hiện sự thay đổi nhận thức mang tính bản lề của những người miền núi tự tin đứng dậy chống ách ngoại xâm.
Đến người cán bộ tận tâm với sự nghiệp
Mười năm sau kể từ ngày tập kết ra Bắc, Núp trở lại Tây Nguyên. Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh tổ chức đầu tháng 7 năm 1965, ông nhận nhiệm vụ mới trên cương vị Bí thư huyện 10 (Khu 10)  .
Giai đoạn 1965 đến 1975, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Gia Lai bước vào thời kỳ đấu tranh gian khổ, chống các chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo của Bí thư Núp, quân và dân huyện 10 vừa tăng cường củng cố, xây dựng cơ sở kháng chiến, vừa tích cực tăng gia sản xuất, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng tỉnh nhà.
Trong những năm 1965 – 1968, Mỹ – Nguỵ tổ chức nhiều cuộc hành quân lớn, tăng cường sử dụng các loại máy bay chiến lược, ném bom rải thảm khắp vùng, với mục tiêu phá huỷ hoàn toàn căn cứ kháng chiến của tỉnh. Trước tình hình đó, Cấp uỷ Khu 10, Anh hùng Núp ra sức vận động Nhân dân các xã Krong, Kơpier, Lơpa tích cực hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất, giết giặc lập công.
Trong sản xuất, Ông chủ trương kêu gọi Nhân dân phải triệt để thực hành tiết kiệm từ lương thực, thực phẩm cho tới các loại rau củ trong rừng. Thậm chí, cây môn nước chỉ được cắt lá không được nhổ, các loại củ từ gai, củ mài, đào xong là lấp xuống cho mọc lại… Đồng thời, động viên Nhân dân ra sức sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ hoa màu, thâm canh tăng vụ, với phương châm “tất cả vì sự nghiệp cách mạng, không để bộ đội đói”, “một gùi mình cũng cho, một nắm mình cũng chia”, “quanh năm sản xuất, bốn mùa có ăn”. Chiến dịch trồng mì phát triển rộng khắp vùng căn cứ, Nhân dân các xã coi mì là cây lương thực chiến lược, nguồn thức ăn chủ yếu hàng ngày.
Từ kinh nghiệm chiến đấu thời chống Pháp, Bí thư Núp đã chỉ đạo Nhân dân các làng, xã trong vùng tiếp tục thực hiện chiến tranh du kích, đẩy mạnh vót chông bố phòng, xây dựng và củng cố làng kháng chiến chống lại các cuộc hành quân càn quét của địch. Hàng năm, mỗi người dân 3 xã căn cứ đóng góp hàng ngàn cây chông để bố phòng chống địch .
Tại Đại hội thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh tổ chức giữa năm 1968, Anh hùng Núp, Tỉnh uỷ viên, được bầu giữ chức Phó Chủ tịch. Từ đây, Ông cùng các đồng chí trong Uỷ ban thực hiện củng cố bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã, thôn. Sự kiện chính trị này đã khẳng định sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng và là niềm tự hào của Nhân dân vùng căn cứ, cổ vũ lòng tin, ý chí đấu tranh cách mạng của Nhân dân các dân tộc Gia Lai.
Trong việc huy động nguồn nhân lực, vật lực phục vụ cho chiến trường thời kì 1968 – 1973, Bí thư Núp có vai trò rất lớn. Dưới sự chỉ đạo của Ông, Chi bộ 3 xã Krong, Kơpier, Lơpa đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia kháng chiến, với tinh thần “Thắt lưng buộc bụng”,“Dốc túi”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho mặt trận”,“Thi đua vì cách mạng”. Cùng với thi đua sản xuất, phong trào đóng góp lúa gạo diễn ra sôi nổi. Chỉ trong 7 năm, huyện 10 đã đóng góp gần 150 tấn lương thực cho cách mạng tỉnh nhà .
Thời kì này, phong trào dân công vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men cho chiến trường, phong trào xung phong tòng quân nhập ngũ cũng được đẩy mạnh. Trong 2 năm 1968 – 1969, Khu 10 đã có 62 thanh niên tình nguyện tòng quân, vào bộ đội chủ lực .
Đầu những năm 1970, địch nhiều lần tiến công vào căn cứ. Dưới sự chỉ đạo của bok Núp, du kích các xã Khu 10 đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch, tiêu biểu là trận ở Kông Gbang và dốc Đak Pơ.
Trong công cuộc huy động lực lượng củng cố tuyến đường chiến dịch phía Đông tỉnh vào cuối năm 1972 đầu 1973, 3 xã căn cứ huyện 10 đã huy động hàng trăm dân công tham gia mở hàng chục km đường, vận chuyển hàng trăm tấn hàng hoá, vũ khí, lương thực, thuốc men ra chiến trường.
 
Anh hùng Núp gặp Bác Hồ, khi Người đến thăm học sinh Trường Dân tộc Trung ương năm 1959. (Ảnh tư liệu)
Không chỉ là người lãnh lãnh đạo tận tâm, Anh hùng Núp còn có khả năng tuyên truyền, dân vận khéo, đặc biệt rất uy tín đối với các già làng. Trong những năm chống Mỹ, có một vấn đề gay cấn đã xảy ra ở làng Đe Tăng Chà , sau phát biểu của cán bộ xã, đội du kích chia làm hai phe tranh cãi. Một bên theo cán bộ xã nói tình hình cách mạng miền Nam đang có nhiều thuận lợi, đang theo đà phát triển đi lên. Còn một bên kiên quyết phản đối cho rằng tình hình cách mạng miền Nam đang có chiều hướng thuận lợi, vì vậy đang đà phát triển đi xuống, họ cho rằng xuống dốc khi nào cũng thuận lợi hơn lên dốc. Việc tranh cãi này đã đến tai bok Núp. Sau khi xuống làng, nghe các bên trình bày, Ông đã hiểu ra vấn đề. Chỉ bằng động tác giương cây ná ngắm bắn cái bảng trên vách nhà rông, Ông hóm hỉnh nói bằng tiếng Bahnar: “Tình hình cách mạng mình có cả lên dông, có cả xuống hố, vì cách mạng giống như cây ná, mũi tên”. Thằng Mỹ – Thiệu ở trên dông, mũi tên cách mạng bay lên dông. Còn nếu thằng Mỹ – Thiệu ở dưới hố, thì mũi tên cách mạng bay xuống hố. Thế… ế ê … mà”. Cả nhà rông lúc ấy ồ lên thán phục . Những chủ trương, đường lối, chính sách của cách mạng được bok Núp tuyên truyền luôn “trúng lỗ tai” bà con dân làng.
Sau giải phóng, Anh hùng Núp lúc này là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh, cùng đồng chí Ngô Thành – Thường trực Tỉnh uỷ (lúc bấy giờ) triển khai tổ chức thực hiện 6 nhiệm vụ tỉnh đã đề ra . Trong đó, vận động định canh, định cư được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cùng các nhiệm vụ như: nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh; khôi phục, phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội; ổn định đời sống Nhân dân….
Việc vận động đồng bào Bahnar dời núi cao xuống vùng đất bằng để lập làng, làm ruộng nước gặp nhiều khó khăn vì đó là một việc mà trong tập quán cổ truyền người Bahnar chưa bao giờ làm. Trong cuộc vận động này, một lần nữa vai trò của Anh hùng Núp lại được phát huy khi ông nói với dân làng: “Ông bà mình xưa cũng muốn xuống bằng ở chứ. Nhưng còn thằng Pháp đó, ông bà mình muốn xuống bằng, thằng Pháp nó bắt xâu, bắt thuế, chịu không thấu mới phải vô rừng sâu, lên núi cao ở để trốn cho nó không thấy. Còn bây giờ, Pháp đi rồi, Mỹ cũng đi rồi, đất nước mình là của mình, mình xuống bằng ở… làm ruộng nước ra nhiều lúa hơn làm rẫy, rồi các làng ở gần nhau, các già làng muốn đi thăm nhau, cùng ăn cơm mới, uống rượu, ăn tết… khỏi phải đi xa, trèo cao mỏi cái chân”. Lời của Anh hùng Núp đã làm cho các già làng gật đầu, ưng cái bụng. Cứ thế, Anh hùng Núp đi hết làng này sang làng khác vận động dân làng. Dần dần, các làng của xã Nam đã chịu xuống núi, lập làng trên những vùng đất đã được quy hoạch ven các thung lũng.
Anh hùng Núp từng giữ nhiều cương vị khác nhau như Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Gia Lai – Kon Tum, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá VI (năm 1976), Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Đến năm 1998, Ông là Chủ tịch danh dự của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, hạt nhân của trung tâm đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên. Dù ở cương vị nào, Ông cũng làm tốt vai trò của mình.
Nói về Anh hùng Núp, ông Ngô Thành – nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, người đã có thời gian gần 10 năm cận kề cùng bác Núp đã nhận xét: “Bác Núp là người có tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên định, sự nhanh trí, dũng cảm. Những yếu tố đó tạo nên sức mạnh, khiến bác làm được những điều phi thường. Trong đời sống thường ngày, bác Núp sống giản dị, khoan dung, chan hoà với mọi người, chế độ đến đâu thì dùng đến đó chứ tuyệt nhiên không hề đòi hỏi gì cho bản thân…    Tôi (tức NT) còn mến phục bác ở tinh thần hăng say lao động: “vườn nhà hay vườn cơ quan không khi nào có đất trống, bác trồng đủ thứ ngô, rau, khoai, sắn bơ, chuối… Nhiều hôm lên cơ quan quần áo bác vẫn còn lấm lem nhựa chuối…”. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
Ngày 10/7/1999, bok Núp trút hơi thở cuối cùng, trở về với thế giới atâu – làng ma. Để nhớ Ông, tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang có Nhà lưu niệm Anh hùng Núp; ở Pleiku có tượng đài Anh hùng Núp; nhiều đường phố, trường học cũng đã mang tên Ông…
Trong một bài viết của mình, nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định: Núp chính là già làng của cả Tây Nguyên. Quả đúng vậy, suốt những năm tháng tuổi trẻ, Ông đã sống cuộc đời của một chiến binh bất khuất trước thực dân Pháp. Mũi tên thuốc độc, hầm chông nhọn hoắt của Ông và dân làng Stơr đã khiến kẻ thù khiếp sợ. Núp chính là linh hồn của cuộc chiến tranh du kích thần thánh ấy. Ảnh hưởng của Núp lan tỏa khắp núi rừng Tây Nguyên và xa hơn thế nữa. Những năm tháng chống Mỹ, Núp là người cán bộ thạo việc và tận tụy. Không một ngày ngơi nghỉ, Ông đã cùng đồng chí, đồng đội của mình mải miết trên những nẻo đường chiến tranh gian khổ, dưới tán rừng Kbang, để giành lấy thắng lợi, cùng cả dân tộc trong niềm vui vỡ òa. Hòa bình lập lại, Anh hùng Núp có rất nhiều đóng góp trong hoạt động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh. Cùng với đó, những năm cuối đời, hình ảnh một người già tầm thước với bộ râu trắng như cước đã khiến Núp được yêu mến rất nhiều. Không thể nói khác, trong bất kì giai đoạn nào của cuộc đời, Núp đều để lại những ấn tượng tốt đẹp. Ông đã sống một cuộc đời nhiều hi sinh mất mát nhưng cũng không ít vinh quang./.

Nguyễn Thị Hoa

Nguồn

Cùng chủ đề

Giảm ngày thứ 2 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng trưởng mạnh

Giá tiêu hôm nay ngày 2/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 1.000 – 1.300 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá...

Trường đại học Sư phạm TP.HCM bỏ phương thức xét tuyển học bạ trong tuyển sinh 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM. Năm 2025, việc sử dụng kết quả kỳ thi này trở thành phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhà trường – Ảnh: XUÂN HUY Chiều 1-11, Trường đại học Sư phạm TP.HCM đã công bố các thay đổi quan trọng trong dự kiến đề án tuyển sinh năm 2025. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngay sau cuộc họp của hội đồng trường về...

Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi

Theo dự báo, giá tiêu ngày 2/11 tiếp đà giảm do nguồn cung vẫn còn thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo người trồng tiêu nên chuẩn bị cho sự biến động trong ngắn hạn khi thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro. Dự báo giá tiêu ngày 2/11/2024: Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi Tại thị trường trong nước, giá...

Bình Thuận tổ chức Đoàn đi học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719

Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận do bà Hồ Thị Kim Lệ, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn vừa đến các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).Nhằm giảm...

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc tỉnh là một trong những hoạt động tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, được tổ chức từ cấp huyện đến toàn quốc, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giái đoạn 1: Từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1729). Các đội thi lần lượt trải qua 4 phần thi: Chào hỏi,...

Cùng tác giả

Giảm ngày thứ 2 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng trưởng mạnh

Giá tiêu hôm nay ngày 2/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 1.000 – 1.300 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá...

Trường đại học Sư phạm TP.HCM bỏ phương thức xét tuyển học bạ trong tuyển sinh 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM. Năm 2025, việc sử dụng kết quả kỳ thi này trở thành phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhà trường – Ảnh: XUÂN HUY Chiều 1-11, Trường đại học Sư phạm TP.HCM đã công bố các thay đổi quan trọng trong dự kiến đề án tuyển sinh năm 2025. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngay sau cuộc họp của hội đồng trường về...

Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi

Theo dự báo, giá tiêu ngày 2/11 tiếp đà giảm do nguồn cung vẫn còn thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo người trồng tiêu nên chuẩn bị cho sự biến động trong ngắn hạn khi thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro. Dự báo giá tiêu ngày 2/11/2024: Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi Tại thị trường trong nước, giá...

Bình Thuận tổ chức Đoàn đi học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719

Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận do bà Hồ Thị Kim Lệ, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn vừa đến các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).Nhằm giảm...

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc tỉnh là một trong những hoạt động tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, được tổ chức từ cấp huyện đến toàn quốc, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giái đoạn 1: Từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1729). Các đội thi lần lượt trải qua 4 phần thi: Chào hỏi,...

Cùng chuyên mục

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Độc đáo nhà dài của người Jrai ở Krông Pa

Một trong những đặc điểm để nhận diện văn hoá đặc trưng của vùng đất Krông Pa là kiến trúc nhà dài. Đây là giá trị văn hoá độc đáo của người Jrai sống ở vùng Đông Nam của tỉnh được hình thành và gìn giữ, lưu...

Thành phố Pleiku: Hoàn thành điều tra thông tin về cồng chiêng

Trong thời gian qua, thành phố Pleiku luôn chú trọng công tác điều tra thông tin về cồng chiêng. Những thông tin về cồng chiêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào...

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar: Độc đáo, nhân văn

Niềm vui chiến thắngLễ mừng chiến thắng là dịp để cộng đồng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch bệnh, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để dân làng mạnh khỏe, cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu. Trước kia, lễ mừng chiến thắng còn mang ý nghĩa khi cộng đồng chiến thắng kẻ thù xâm phạm lãnh thổ của mình. Người Bahnar...

Tin nổi bật

Tin mới nhất