Powered by Techcity

Làng Dung Rơ vang tiếng cồng chiêng


Làng vắng tiếng chiêng ngân

Chậm rãi chỉnh lại chiếc cồng cỡ lớn, già làng Alit hồi nhớ: Trước đây, làng nổi tiếng với chiêng hay, xoang đẹp. Đội cồng chiêng của làng vinh dự được trình diễn tại Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.

Ngày đó, cùng với đoàn cồng chiêng của các dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên như: Ê Đê, Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Xê Đăng, Brâu… và đoàn cồng chiêng của các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như: Mường, Thái, Chăm, Khmer, Hrê, Cà Tu, Tà Ôi… đội cồng chiêng của làng Dung Rơ đã trình diễn những bài chiêng mê hoặc quan khách trong và ngoài nước.

Làng có nghệ nhân đánh chiêng giỏi là ông Hnil. Nhưng rất tiếc, năm 2014, ông Hnil qua đời, chúng tôi mất đi người “thủ lĩnh” cừ khôi. Những năm sau đó, làng Dung Rơ dần vắng bóng cồng chiêng.

cong chieng.jpg
Già làng Alit (thứ 2 từ trái sang) cùng người dân làng Dung Rơ học đánh cồng chiêng. Ảnh: T.D

Không có người dẫn dắt, đội cồng chiêng làng Dung Rơ gần như ngừng hoạt động. Những bộ chiêng trong làng cũng dần biến mất theo thời gian. Ông Alit nhẩm tính: Ngoài bộ chiêng lớn của làng thì Dung Rơ chỉ còn 5 hộ lưu giữ cồng chiêng. Người biết đánh cồng chiêng trong làng cũng dần lớn tuổi hoặc đã qua đời. Tiếng trầm hùng của những bài chiêng thân thuộc xưa kia cũng dần “ngủ quên” sau ngọn núi, đám rẫy.

“Hiện nay, làng chỉ còn khoảng 3-5 người già biết đánh cồng chiêng. Còn lớp trẻ sau này vì không được truyền dạy nên chúng biết rất ít, thậm chí có nhiều đứa không biết cách cầm nắm cồng chiêng. Người già như chúng tôi có tiếc nhớ cũng chỉ biết xếp lại trong tâm thức của mình”-già Alit giãi bày.

Cũng là người tiếc nuối khi cồng chiêng mai một, ông Char-Trưởng thôn-cho rằng: Bản thân mình dù đã cố gắng vận động bà con nhưng vẫn không thể vực dậy đội cồng chiêng của làng. Theo lời người xưa, con trai phải biết đánh chiêng, con gái phải biết xoang mới được tham gia vui chơi, uống rượu trong các ngày lễ hội của làng.

Vì vậy, từ khi lên 10-15 tuổi, trai gái của làng bắt đầu tìm đến những người biết đánh chiêng, xoang giỏi của làng để học tập. Thế nhưng, trước nhịp sống hiện đại, người làng dần lãng quên cách gìn giữ âm thanh quý giá này. Việc truyền dạy cồng chiêng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi những người già biết đánh chiêng cũng dần mất đi.

“Rất khó để vận động bà con gắn bó với cồng chiêng bởi họ còn lo lắng việc ruộng rẫy. Bản thân tôi cũng là người đánh chiêng không giỏi, chưa được học các bài chiêng bài bản nên khi tuyên truyền thì bà con không mấy ưng bụng. Nhiều lúc tôi cũng nản lòng. Tuy vậy, tôi vẫn đau đáu với việc níu giữ tiếng cồng chiêng của làng.

Bởi vậy, trong những buổi họp làng, tôi vẫn miệt mài vận động người già chỉ dạy cho lớp trẻ. Thậm chí, trong các buổi họp với chính quyền địa phương, tôi cũng bày tỏ niềm mong mỏi của mình về việc truyền dạy cồng chiêng cho bà con”-ông Char chia sẻ.

CONG CHIENG2.jpg
Người dân làng Dung Rơ học đánh chiêng, xoang để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Ảnh: T.D

Trên cơ sở nguyện vọng của người dân, cùng với định hướng lâu dài của huyện Đak Đoa về phát triển du lịch gắn với di sản cồng chiêng, tháng 8-2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp cùng chính quyền địa phương mở lớp dạy nghề cồng chiêng miễn phí cho dân làng Dung Rơ.

Bà Nguyễn Thị Giang-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Kon Gang đã hỗ trợ làng tìm kiếm thành viên cho lớp và tích cực vận động bà con tranh thủ các buổi chiều sau khi đi làm về ra sân nhà rông tham gia học cồng chiêng. “Công tác vận động cũng gặp không ít khó khăn.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã thuyết phục được 40 người trong làng cùng tham gia lớp học. Trong thời gian gần 2 tháng, bà con trở nên hứng thú và gắn bó hơn với cồng chiêng và những điệu xoang”-bà Giang cho biết.

Nhân lên tình yêu với cồng chiêng

Khi phía nhà rông ngân lên những tiếng chiêng trầm bổng, thiết tha, lồng ngực già Alit bỗng rạo rực như thuở còn trai trẻ. Lâu lắm già mới thấy làng mình có những buổi chiều vui và kết đoàn như vậy.

“Xưa nay, người Bahnar làng Dung Rơ không học đánh cồng chiêng bằng cách mở lớp mà chỉ học qua việc truyền-nối như ông dạy cháu, cha dạy con, người già cầm tay chỉ bảo người trẻ… Thế nên, khi tham gia lớp học, chúng tôi thấy rất mới mẻ và hào hứng. Người già như tôi cũng được mời tới lớp học để phối hợp cùng giảng viên chỉ dạy các thao tác cơ bản cho người chưa biết đánh.

Bản thân tôi thì học thêm một số kỹ năng và những bài chiêng bài bản hơn để sau này tham gia gìn giữ, phát triển phong trào cồng chiêng của làng”-già Alit phấn khởi bày tỏ.

CONG CHIENG3.jpg
Bà con làng Dung Rơ quây quần ở nhà rông để học đánh chiêng, xoang. Ảnh: T.D

Là người chưa được tiếp cận với cồng chiêng nhưng khi được Trưởng thôn vận động tham gia lớp học, anh Plưnh rất hào hứng và tiếp thu nhanh. Anh cho rằng: “Bản thân tôi đã thật thiếu sót khi thờ ơ với cồng chiêng của dân tộc mình trong suốt những tháng năm tuổi trẻ. Giờ được học cồng chiêng cùng bà con, tôi vui lắm.

Sau lớp học, tôi sẽ cùng lớp trẻ trong làng phát huy kỹ năng đánh cồng chiêng và tích cực tham gia vào các lễ hội, cuộc thi của địa phương để đưa âm thanh cồng chiêng của làng Dung Rơ vang xa”.

Có lẽ, ngoài già Alit thì ông Char là người vui mừng hơn hết bởi bao tâm nguyện của ông đã thành hiện thực. Ông những tưởng thật khó để đưa chân bà con tới với lớp học nhưng thật bất ngờ mọi người lại rất háo hức.

Không chỉ 40 thành viên đã đăng ký mà những người dân trong làng cũng tích cực hòa mình vào lớp học. Ai cũng mong chờ tới thời khắc cuối ngày để được hòa mình vào những bài chiêng cùng dân làng. Làng Dung Rơ lại được đắm mình trong tiếng chiêng, điệu xoang truyền đời.

“Giảng viên của lớp học cồng chiêng là những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm truyền dạy cồng chiêng. Được chỉ dạy bài bản, tôi đã hiểu sâu sắc về thanh âm cồng chiêng, cách chỉnh chiêng, tiết tấu từng bài hát.

Sau khi tham gia lớp học, dân làng Dung Rơ hiểu và yêu hơn giá trị văn hóa cồng chiêng. Mong muốn sau lớp học này, chúng tôi được tạo nhiều cơ hội để đi biểu diễn ở nhiều nơi, qua đó góp phần giữ gìn, lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc”-ông Char bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Gang-cho biết: Hàng năm, xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để mở lớp phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Đặc biệt, dân làng Dung Rơ mong mỏi mở lớp học cồng chiêng.

Nhận thấy đây là nhu cầu thiết thực nên chúng tôi đã tạo điều kiện mở lớp học tại làng và được bà con đồng tình ủng hộ nên khóa học rất thành công. Ban đầu, lớp chỉ có 15 thành viên đủ tiêu chuẩn theo học. Thế nhưng sau đó, người làng tự nguyện xin vào học nên lớp lên đến 40 người. Học viên nhỏ tuổi nhất mới học lớp 10, còn người lớn nhất gần 60 tuổi. Rất mừng là bà con đã tự ý thức được việc học cồng chiêng để duy trì và phát triển di sản văn hóa của dân tộc.

Bà Nguyễn Đinh Thị Mỹ Lai-Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa-thông tin: Thời gian qua, huyện tăng cường triển khai các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó, người dân có cơ hội tìm việc làm và thu nhập ổn định. Năm 2024, Trung tâm mở 14 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 474 lao động theo học.

“Trong số 14 lớp học nghề có 1 lớp học cồng chiêng cho bà con làng Dung Rơ. Trên cơ sở nguyện vọng của người dân, cùng với định hướng lâu dài của huyện về phát triển du lịch gắn với di sản cồng chiêng nên Trung tâm quyết định mở lớp dạy miễn phí cho bà con. Lớp học có hiệu ứng tích cực khi được bà con hào hứng đón nhận”-bà Lai cho biết thêm.





Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/lang-dung-ro-vang-tieng-cong-chieng.81347.aspx

Cùng chủ đề

Khai trương điểm bán sản phẩm đặc trưng Tây Nguyên-Gia Lai

Việc khai trương cửa hàng nhằm mục đích thiết lập mô hình mua bán, phân phối hàng hóa, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.(function (d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; ...

Đak Pơ chú trọng hướng nghiệp, đào tạo nghề

​Nỗ lực tạo việc làmNăm 2024, anh Đinh Văn Úc (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc) tham gia phiên giao dịch việc làm do xã Yang Bắc phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức. Sau đó, anh quyết định theo học lớp công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Gia Lai.Anh chia sẻ: “Tôi nhận thấy thị trường công nghệ ô tô đang phát triển mạnh, có mức thu nhập khá và được...

Mang Yang phát huy vai trò người có uy tín

​Bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Toàn huyện có 60 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, huyện đã quan tâm hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Các chế độ chính sách đối với người có uy tín được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy...

Đak Pơ tặng 20 suất quà cho người có uy tín

Tại hội nghị, những người có uy tín và các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, tìm giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, giảm tỷ lệ tự tử trong vùng đồng bào DTTS; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; xây dựng làng nông thôn mới; ứng dụng công nghệ, giống cây trồng mới vào sản xuất để giúp bà con xóa đói giảm nghèo…Dịp này, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ đã...

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát của Đoàn

 Trong chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn, báo cáo viên Nguyễn Trung Tâm thông tin đến hội nghị các văn bản, quy định mới về công tác kiểm tra, giám sát, xử lý khiếu nại và thi hành kỷ luật Đoàn; các hình thức kỷ luật; thẩm quyền thi hành kỷ luật cán bộ Đoàn và đoàn viên; trình tự, yêu cầu khi xem xét thi hành kỷ luật…Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng...

Cùng tác giả

Dự báo giá tiêu ngày mai 5/1/2025, giá tiêu tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 5/1/2025 tiếp tục tăng cao; hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.800 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với phiên giao dịch trước, đạt mức 150.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Nông; các địa phương khác tăng nhẹ. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông...

Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới. (Nguồn: Borneo Talk) Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 147.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (147.500 đồng/kg); Đắk Lắk...

Gia Lai khởi sắc từ hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp

Việc Gia Lai đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế mang lại những kết quả tích cực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của địa phương. Ban Quản lý Khu kinh tế Gia Lai cho biết, hiện các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp ở Gia Lai chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp Trà...

Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường...

Giá cà phê hôm nay 4/1/2025 Giá cà phê thế giới quay đầu sau sự khởi sắc ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới. Giá cà phê trong nước tăng vọt 2.500 – 2.700 đồng/kg, lên mức 121.300 – 122.200 đồng/kg trong phiên giao dịch ngày 3/1. Dù khoảng 20% sản lượng hạt cà phê vẫn chưa được thu hoạch, Công ty I & M Smith cho biết, vụ thu hoạch tại Việt Nam đang được tiến hành...

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025, trong nước tăng mạnh

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tăng cao, mức tăng từ 1.000 – 2.500 đồng/kg, riêng thị trường tiêu tỉnh Bình Phước không biến động. Hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.200 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông sau nhiều phiên ổn định đã quay đầu tăng cao, mức tăng 2.500 đồng/kg, hiện...

Cùng chuyên mục

Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku

Di tích Nhà lao Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, thành phố Pleiku. Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích Lịch sử quốc gia tại Quyết...

NHÀ LƯU NIỆM ANH HÙNG NÚP-LÀNG KHÁNG CHIẾN STƠR

Nhà lưu niệm Anh hùng Núp nằm tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, quê hương của Anh hùng Núp.  Công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được khởi công xây dựng ngày 26/03/2010. Ngày 06/05/2011 Nhà lưu niệm được khánh thành nhân...

Tiếp tục quốc tế hoá các giá trị bản sắc văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới

​Đặc biệt, du lịch Việt Nam đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 và có sự tăng trưởng ấn tượng, trở thành điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổ chức thành công các sự kiện quy mô cấp quốc gia, cấp vùng...gắn với xây dựng thương hiệu du lịch theo tinh thần “lấy văn hoá để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hoá”.Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu...

Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Tham dự tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại tỉnh Gia Lai

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành CNVH Gia Lai bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực...

Ia Pết giữ gìn, phát huy nghề đan lát truyền thống

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Pết, hiện nay, người dân trên địa bàn xã coi nghề đan lát như một công việc chính trong mỗi gia đình khi thời gian rảnh rỗi. Toàn xã có 8 thôn, làng thì chỉ có duy nhất thôn 10 (người Kinh) không đan lát, còn lại đều gìn giữ và sống được với nghề này.Nghề đan lát đang rất phát triển và được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, một số...

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn

Trình diễn và trải nghiệmMột sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất