Powered by Techcity

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chú thích ảnh

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024. Ảnh: TTXVN

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

16 Di sản Văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xèo Thái, Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

1. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (2024)

Chú thích ảnh

Chương trình sân khấu hóa Lễ phục hiện đưa tượng Bà Chúa Xứ từ trên đỉnh núi Sam nhập Miếu. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27/4 âm lịch, trong miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam, là các nghi thức tâm linh và diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất – Mẹ Xứ sở của cộng đồng các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở Châu Đốc, An Giang. Bà Chúa Xứ là vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ nữ thần, luôn che chở, phù trợ cho dân chúng. Tục lễ Bà, tham gia lễ hội để thỏa mãn niềm tin và sự mong cầu về sức khỏe, bình an và tài lộc của cộng đồng Khmer, Chăm, Hoa, Việt ở Châu Đốc, An Giang cũng như cư dân vùng Tây Nam Bộ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân Việt trong quá trình khẩn hoang và là sự tổng hòa của tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa. Lễ hội  nhằm tôn vinh Nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, đồng thời là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông, đề cao vai trò của người phụ nữ và thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ.

2. Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (2022)

Chú thích ảnh

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2023 là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: TTXVN

Nghệ thuật làm Gốm độc đáo của đồng bào Chăm (Gốm Chăm) tại làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ XII. Đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất gốm thô sơ từ ngàn xưa.

Toàn bộ quy trình làm Gốm Chăm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng, bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm đang đứng trước nguy cơ mai một.

Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

3. Nghệ thuật Xòe Thái (2021)

Chú thích ảnh

Múa xòe dân tộc Thái Yên Bái. Ảnh tư liệu: Thanh Hà/TTXVN

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.

Tháng 12/2021, hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

4. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái (2019)

Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và diễn trò. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh quan niệm của họ về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.

Ngày 13/12/2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

5. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ (2017)

Chú thích ảnh

Nghệ thuật hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy.

Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ (kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học).

Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

6. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (2016)

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.

Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

7. Nghi lễ và Trò chơi kéo co (2015)

Chú thích ảnh

Nghi thức “Kéo co ngồi” đền Trấn Vũ (Hà Nội) được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. UNESCO công nhận “Nghi lễ và trò chơi kéo co” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có “Kéo co ngồi” đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh: Nhật Anh/ TTXVN

Nghi lễ và Trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.

Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, và một số nơi ở vùng núi phía Bắc.    

Ngày 2/12/2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

8. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014)

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.

Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

9. Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ (2013)

Chú thích ảnh

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đờn ca Tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.

Ngày 5/12/2013, Đờn ca Tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012)

Từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ của dân tộc.

Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng.

Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

11. Nghệ thuật Hát Xoan (2011 và 2017)

Chú thích ảnh

Tiết mục hát Xoan của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tạ Toàn/TTXVN

Hát Xoan, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng, là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.

Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Vào ngày 8/12/2017, Hát Xoan được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

12. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010)

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm – nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7/9 tháng tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6/8 tháng Giêng Âm lịch.

Ngày 16/11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

13. Nghệ thuật Ca trù (2009)

Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt.

Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước.

Ngày 1/10/2009, Ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

14. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009)

Chú thích ảnh

Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm.

Quan họ được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.

Ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

15. Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005)

Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới…

Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

16. Nhã nhạc Cung đình Huế (2003)    

Chú thích ảnh

Nhã Nhạc cung đình Huế – loại hình âm nhạc mang tính bác học, là biểu tượng của âm nhạc cung đình chính thức được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đồng thời tôn vinh là Di sản Văn hóa Phi vật thể giữa lòng cố đô thanh bình. Ảnh: Minh Đức/ TTXVN

Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).

Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.

Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.    

Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nguồn: https://baotintuc.vn/van-hoa/16-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-viet-nam-duoc-unesco-ghi-danh-20241205074657580.htm

Cùng chủ đề

HLV Kim Sang Sik loại 7 cầu thủ Việt Nam: Ai sẽ mất suất ở tuyển Việt Nam?

  Thái Sơn từng được HLV Troussier trọng dụng nhưng lại không có chỗ đứng dưới thời HLV Kim Sang Sik (Ảnh: Getty). Tính tới thời điểm này, quân số của đội tuyển Việt Nam đã tăng lên 33 người. Điều đó có nghĩa rằng, HLV Kim Sang Sik sẽ phải loại 7 cầu thủ để chốt danh sách 26 cầu thủ tham dự AFF Cup 2024 theo quy định của ban tổ chức. Trong số 7 người bị loại, chắc chắn có một...

Nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là ai?

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) đã vượt lên thành nhà xuất khẩu cà phê số 1 Việt Nam với 10% thị phần – Ảnh: TẤN LỰC Ngày 29-10, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết đã có báo cáo kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2023 – 2024. Đáng chú ý, một tên tuổi nổi tiếng trong ngành cà phê Việt Nam là Tập đoàn Trung Nguyên chỉ xếp hạng thứ...

Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, ‘trái cây vua’ băng băng trên đỉnh lịch sử

Hàng trăm triệu dân Trung Quốc phát cuồng với sầu riêng, chi vài tỷ USD mỗi năm mua ăn. Còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu, tiền thu về từ bán loại “trái cây vua” trong 9 tháng ước lên tới 2,5 tỷ USD – kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt 2,24 tỷ USD. Theo đó, sầu riêng trở thành loại trái cây tỷ USD mới (trước đó...

Tỉnh duy nhất nào của Việt Nam tên gọi có ba từ?

1. Tỉnh duy nhất Việt Nam tên gọi có ba từ thuộc vùng nào? Đông Nam Bộ ...

Một Việt Nam mới sau 30 năm hội nhập

“Tôi đang sống ở quần thể chung cư “Liên Hiệp Quốc” gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau”. Một nữ bạn đọc của báo Tuổi Trẻ đã chia sẻ với Tuổi Trẻ như vậy. Chị kể hằng ngày chị gặp nhiều màu da, nghe nhiều ngôn ngữ trong thang máy chung cư như đang đi du lịch nước ngoài. Mọi người quen...

Cùng tác giả

Giá cà phê trong nước cao nhất 121.300 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 23/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người nước...

Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng yếu thế

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố vào tháng 2-2024, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước là 2,93%, với 815.101 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,78%, với 771.235 hộ. Đến hết tháng 9-2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93%.Tết Nguyên đán 2025 đang cận kề. Các...

Đak Pơ hướng nghiệp và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, 6/8 xã, thị trấn của huyện Đak Pơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm thu hút 1.583 lượt người tham gia. Trong năm, huyện cũng đã giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho 1.850 lượt lao động là người DTTS.Yang Bắc là xã tiên phong trong công tác hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động. Phó Chủ tịch UBND xã...

Khai trương điểm bán sản phẩm OCOP tại Mang Yang

Điểm trưng bày và bán khoảng 50 loại sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản địa phương như cà phê, mật ong, bò khô, chanh dây, hạt điều, hạt mắc ca, ngũ cốc, các sản phẩm từ dược liệu, thảo mộc…Điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tỉnh Gia Lai tại huyện Mang Yang nằm trong Kế hoạch số 29/KH-SCT của Sở Công thương Gia...

Giá tiêu trong nước hôm nay ổn định ở mức khá cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 23/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước duy trì ổn định, đang neo ở mức khá cao, giao động quanh mức 144.000 – 146.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình các địa phương trên cả nước là 145.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu thu mua ở tỉnh Gia Lai đang ở mức 144.500 đồng/kg; tương tự, giá tiêu ở Đắk Lắk ở...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê trong nước cao nhất 121.300 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 23/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người nước...

Đak Pơ hướng nghiệp và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, 6/8 xã, thị trấn của huyện Đak Pơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm thu hút 1.583 lượt người tham gia. Trong năm, huyện cũng đã giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho 1.850 lượt lao động là người DTTS.Yang Bắc là xã tiên phong trong công tác hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động. Phó Chủ tịch UBND xã...

Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng yếu thế

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố vào tháng 2-2024, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước là 2,93%, với 815.101 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,78%, với 771.235 hộ. Đến hết tháng 9-2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93%.Tết Nguyên đán 2025 đang cận kề. Các...

Khai trương điểm bán sản phẩm OCOP tại Mang Yang

Điểm trưng bày và bán khoảng 50 loại sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản địa phương như cà phê, mật ong, bò khô, chanh dây, hạt điều, hạt mắc ca, ngũ cốc, các sản phẩm từ dược liệu, thảo mộc…Điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tỉnh Gia Lai tại huyện Mang Yang nằm trong Kế hoạch số 29/KH-SCT của Sở Công thương Gia...

Giá tiêu trong nước hôm nay ổn định ở mức khá cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 23/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước duy trì ổn định, đang neo ở mức khá cao, giao động quanh mức 144.000 – 146.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình các địa phương trên cả nước là 145.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu thu mua ở tỉnh Gia Lai đang ở mức 144.500 đồng/kg; tương tự, giá tiêu ở Đắk Lắk ở...

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê. (Nguồn: SAM Agritech) Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 145.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 144.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (144.000 đồng/kg); Đắk Lắk (145.000 đồng/kg); Đắk...

Giá cà phê phục hồi

Giá cà phê thế giới duy trì mức ổn định Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 22/12/2024, vẫn duy trì ổn định so với ngày hôm qua, dao động 4849 – 5011 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 5011 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5002 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4934 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4849...

Hoành tráng Con đường lịch sử, đại tướng Phan Văn Giang trao huy hiệu cho nữ già làng Tây Nguyên

Chương trình chính luận nghệ thuật Con đường lịch sử đã diễn ra tối 21-12 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; đồng thời được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Đại tướng Phan Văn Giang trao huy hiệu cho già...

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Thầy cô và các em học sinh trường Tiểu học Phan Chu Trinh, tỉnh Gia Lai tham dự chương trình. (Nguồn: Prudential Việt Nam) Trong bối cảnh tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh vẫn còn cao và tình trạng an toàn giao thông quanh các khu vực trường học chưa được đảm bảo, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia,...

Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 22/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước duy trì ổn định và giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước, mức giảm 500 – 1.000 đồng/kg, tuỳ địa phương. Hiện giá thu mua tiêu trung bình các địa phương trong cả nước là 145.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu thu mua ở tỉnh Gia Lai tiếp tục giảm 500 đồng/kg so với phiên giao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất