Powered by Techcity

Hứa hẹn nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn


Trình diễn và trải nghiệm

DI SAN.jpg
Các nghệ nhân hát then sẵn sàng giao lưu, hướng dẫn du khách trải nghiệm tại Ngày hội Di sản văn hóa 2024. Ảnh: L.N

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 là dịp phô diễn sắc màu văn hóa, trình diễn nghệ thuật dân gian xuyên suốt tại sân khấu chính. Đó là phần trình diễn “Thập trống khai hội” của Câu lạc bộ Lân sư rồng Ngọc Phú (TP. Pleiku); diễn tấu cồng chiêng của đoàn nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa); hòa tấu nhạc cụ dân tộc của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.

Các dân tộc phía Bắc di cư và sinh sống lâu năm tại Gia Lai cũng góp vào chương trình với phần trình diễn khèn, sáo của đồng bào Mông; múa xòe của người Mường; hát then, đàn tính của người Tày, Nùng; múa sạp của người Tày, Thái…

Những ai yêu nghệ thuật chèo, dân ca quan họ Bắc Ninh đến với ngày hội để được thưởng thức các tác phẩm: Mẹ quê, Hương sen tình Bác, Gia Lai nhớ Bác, Duyên quan họ, Gửi người quan họ, Vào chùa…

Thời gian gần đây, ban tổ chức các sự kiện văn hóa-du lịch trên địa bàn tỉnh quan tâm đến hoạt động trải nghiệm của du khách. Đây cũng là mục tiêu mà Bảo tàng tỉnh hướng tới khi phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa.

Lần đầu tiên góp mặt tại chương trình, ông Lê Xuân Lợi-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (tỉnh Ninh Thuận) cho biết: “Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm trong sự đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Tham gia Ngày hội Di sản văn hóa tại Gia Lai là vinh dự đối với chúng tôi”.

Theo ông Lợi, ngoài trình diễn trích đoạn lễ hội, dân ca, dân vũ dân tộc Chăm, đoàn còn tạo cơ hội cho người dân và du khách trực tiếp tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm cũng như cách làm gốm thông qua sự hướng dẫn của nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc.

DI SAN2.jpg
Các nghệ sĩ nhóm Tài tử Bông Sen Vàng (TP. Hồ Chí Minh) biểu diễn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023. Ảnh: Lam Nguyên

Tương tự, bên cạnh trình diễn áo dài di sản văn hóa Gia Lai-Kon Tum, Câu lạc bộ Áo dài Sống Xanh Pleiku cũng có nhiều ý tưởng nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới.

Nhà thiết kế Nguyễn Hạnh-Chủ nhiệm Câu lạc bộ-cho biết: Những ai yêu áo dài sẽ được mượn trang phục miễn phí để chụp ảnh check-in. Đây là những chiếc áo dài di sản độc đáo in hình các thắng cảnh nổi tiếng như: chùa Minh Thành, thác Phú Cường, Biển Hồ… Câu lạc bộ còn dành một gian riêng cho khách tham quan tự tay may một chiếc áo dài truyền thống cỡ nhỏ.

Ngày hội còn có dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống các dân tộc Bahnar, Jrai, Mông, Thái, Mường… để chụp ảnh, tham gia nhảy sạp, múa xòe, xoang. Khu trò chơi dân gian có màn đẩy gậy, thi giã gạo, đi cà kheo, ném còn, kéo co, bịt mắt bắt vịt, đi cầu khỉ dây, đánh mảng…

Ẩm thực truyền thống dịp này có: cơm lam, gà nướng, rượu cần (dân tộc Jrai, Bahnar); bánh cuốn, bánh ít, bún (dân tộc Kinh); thắng cố, mèn mén, xôi ngũ sắc, heo quay Lạng Sơn, các món bánh truyền thống (các dân tộc thiểu số phía Bắc).

Thêm chiều sâu cho sự kiện

Trong khuôn khổ ngày hội năm nay, ngoài chuỗi sự kiện sôi nổi kể trên, Bảo tàng tỉnh còn dành không gian trưng bày, triển lãm và tổ chức hội thảo khoa học. Chị Nguyễn Thị An-Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) thông tin: Chiều 15-11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam” tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng tỉnh. Triển lãm trưng bày 60 tác phẩm khắc họa vẻ đẹp của con người, thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên; đặc biệt hơn khi có một số tranh của họa sĩ tài danh Xu Man.

Cũng tại triển lãm, ngoài số tác phẩm chọn treo trực tiếp, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hướng dẫn khách tham quan cách thưởng tranh mới mẻ và hiện đại, đó là tranh trình chiếu kỹ thuật số, giới thiệu được nhiều hơn các tác phẩm về đề tài Tây Nguyên do đơn vị lưu trữ, bảo quản.

DI SAN3.jpg
Trò chơi đi cầu khỉ tiếp tục được đưa vào chương trình của Ngày hội năm nay nhờ sự vui nhộn. Ảnh: Lam Nguyên

Một sự kiện khác cũng rất được quan tâm, đó là hội thảo khoa học “Nghệ sĩ Gia Lai với di sản địa phương” diễn ra vào chiều 15-11. Hội thảo xoay quanh chủ đề di sản văn hóa địa phương trong sáng tạo tác phẩm và nghiên cứu nghệ thuật của các nghệ sĩ đang sinh sống, làm việc tại Gia Lai.

Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề quan trọng trong sáng tạo, nghiên cứu nghệ thuật từ trước đến nay với chủ đề chính là di sản văn hóa; đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa phương trong thời gian tới.

Trao đổi với P.V, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) cho hay: Các chương trình tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 tiếp tục được xây dựng theo hướng đổi mới, đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của người dân và du khách trên tinh thần ý nghĩa, thiết thực; từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

Đây cũng là dịp tăng cường giao lưu giữa các địa phương, các bảo tàng trong việc tổ chức hoạt động trưng bày, trình diễn, quảng bá di sản văn hóa, góp phần phát triển du lịch.





Nguồn: https://gialai.gov.vn/tin-tuc/ngay-hoi-di-san-van-hoa-2024-hua-hen-nhieu-hoat-dong-moi-me-hap-dan.80939.aspx

Cùng chủ đề

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Chư Păh tạo đột phá để thu hút đầu tư

Huyện đang tích cực triển khai các giải pháp mang tính đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Nguyên thông tin: Để biến các tiềm năng, lợi thế của địa phương thành lợi ích kinh tế, huyện ưu tiên hàng đầu cho việc kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhất là trong công tác...

1.227 đại biểu tham dự hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 11

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ báo cáo viên tập trung tuyên truyền về kết quả các hoạt động đối ngoại, ngoại giao quan trọng của Đảng, Nhà nước thời gian gần đây; tuyên truyền và lan tỏa các giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm và tuyên truyền các...

Gia Lai phấn đấu vượt chỉ tiêu phong trào “Tết Nhân ái” 2025

 Theo đó, các Hội CTĐ TP Pleiku, huyện Phú Thiện, huyện Mang Yang vận động 2.000 suất quà, trị giá 1 tỷ đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Prông, huyện Chư Sê, huyện Đak Pơ vận động 1.800 suất quà, trị giá 900 triệu đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Pưh, huyện Kbang, huyện Kông Chro vận động 1.600 suất quà, trị giá 800 triệu đồng/ đơn vị…Toàn tỉnh Gia Lai phấn đấu vận động...

Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Điểm mới mà lớp tập huấn mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng...

Cùng tác giả

Giá cà phê trở lại mức đỉnh, cung robusta khiến thị trường lo lắng, hy vọng từ nguồn Việt Nam?

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024 Giá cà phê thế giới tăng mạnh trong tuần qua, giá cà phê robusta tăng vọt lên gần 5.000 USD/tấn và arabica đạt kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước đã tăng hơn 4.000 đồng/kg trong tuần qua, đang được thu mua với giá cao gấp đôi vụ năm ngoái. Giá thu mua cà phê tại các tỉnh này đang ở ngưỡng 117.000 đồng – 117.500 đồng/kg. Vụ thu hoạch cà phê mới đã...

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay...

Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB

Ở một số vụ đại án vừa qua, kiểm toán đã không phát hiện vấn đề hoặc bị nêu rõ chưa làm đúng hết nghĩa vụ của mình – Ảnh: T.T.D. Những kiểm toán viên nào làm tại Big4 vừa bị đình chỉ? Ủy ban Chứng khoán vừa có quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với Công ty TNHH...

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

.t1 { text-align: justify; }Chủ trì hội thảo gồm: PGS. TS Lưu Hồng Trường-Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam; Th.S Nguyễn Đức Tố Lưu-Trưởng phòng Quản trị Tài nguyên Trung Tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật tỉnh Gia Lai.Tham dự hội thảo còn có Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan Thường trực Ban Quản lý Khu DTSQ cao nguyên Kon...

Cùng chuyên mục

Đa dạng, giàu bản sắc

Trầm tích cao nguyênVẻ đẹp của Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ-nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch thành phố như một sự cộng hưởng làm nên sắc màu riêng cho từng hoạt động. Phần tái hiện nghi lễ của các đoàn nghệ nhân giúp người dân và du khách thêm một lần được sống cùng những lễ hội gắn liền với cư dân lâu đời trên thành phố cao nguyên.Gần 1.000 nghệ...

Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã Quỳ

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024; Trần Ngọc Nhung - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban,...

​ Gia Lai có trên 90% các thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa

Làm việc với đoàn có các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh đã báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 và 6 tháng...

Lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thanh thiếu thi Pleiku

Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộcChiều tối 9-8, khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trở nên sôi động, rộn rã bởi sự có mặt của hơn 200 thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số đến từ một số xã, phường trên địa bàn như: Hoa Lư, Yên Đỗ, Thắng Lợi, Đống Đa, Chư Á, Tân Sơn. Trong bộ trang phục truyền thống, các thành viên của từng đội thi cẩn thận kiểm tra lại các đạo cụ để...

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn...

50 người Bahnar, Jrai được bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể

 Khai mạc lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy. Ảnh: Hoàng NgọcHọc viên tham gia lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa phi vật thể được chia thành 5 lớp (mỗi lớp 10 người), gồm 2 lớp tạc tượng, 1 lớp đan lát, 1 lớp dệt thổ cẩm, 1 lớp hát dân ca. Các nghệ nhân ưu tú: Đinh Keo, Đinh Bri (huyện Kông Chro), Đinh Thị Hiền, Đinh Bi (huyện...

Ngôi làng bên dòng Sê San

Xuôi về các làng nằm về phía xa thành phố luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào một ngày đầu tháng 5 hanh hao nắng vàng, tôi được về thăm làng Díp, ngôi làng bên dòng sông Sê San 3A, nằm về cuối của xã...

Ký ức Đak Pơ

“Điện Biên Phủ” ở Liên khu VChúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới tổ 1 (thị trấn Đak Pơ) gặp ông Thái Diệp-người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa. Ở tuổi 96, ông vẫn vui vẻ chào đón, tiếp chuyện phóng viên. Ông bảo, ông vừa được mời tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Chiến thắng Đak Pơ do Huyện Đoàn phối hợp với Câu lạc bộ...

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Trải nghiệm cồng chiêng dưới mưaMặc dù cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiều song không ngăn được dòng người từ các xã đổ về khu vực trung tâm huyện Ia Pa để góp mặt trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Gần 100 nghệ nhân Bahnar và Jrai thuộc 2 xã Pờ Tó và Chư Mố được huy động tham gia chương trình.Đúng 19 giờ, những nghệ nhân từ các buôn làng trong...

Độc đáo nhà dài của người Jrai ở Krông Pa

Một trong những đặc điểm để nhận diện văn hoá đặc trưng của vùng đất Krông Pa là kiến trúc nhà dài. Đây là giá trị văn hoá độc đáo của người Jrai sống ở vùng Đông Nam của tỉnh được hình thành và gìn giữ, lưu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất