Powered by Techcity

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò…), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

Bún ép xong thì cho vào tô đã có sẵn rạm, cua, cá, thịt… xay nhuyễn, khi chế nước gạo từ bún ép ngay tại chỗ, nước làm bún còn đang nóng hôi hổi vào tô đã cho sẵn các loại gia vị như tiêu, ớt, muối, rau thơm… thì phải dùng đũa quậy lên cho thức ăn và gia vị chín đều, nếu là rạm, cua đã xay bằng cối xay đá cho nhuyễn và nấu chín thì cho vào tô sau khi bún đã quậy mới dùng.

Bún nước nhìn tuy đơn giản nhưng chế biến khá kỳ công và nó được mệnh danh “hội tụ tinh hoa sông nước, đầm bàu miền Phù Mỹ” quê tôi. 

Điểm đặc biệt của bún quậy Phù Mỹ (Bình Định) là ăn tới đâu ép tới đó nên sợi bún luôn giữ màu trong, vị thơm và dẻo dai, hoàn toàn không có hóa chất. Khi ăn chỉ cần cho bún vào tô, chan thêm vá nước rạm lên trên. Hoặc có thể để bún và tô nước rạm riêng (gọi là bún khô) tùy ý thích của người dùng.

Loại bún này, theo tôi được biết từ người quê kể lại, đôi khi “tam sao thất bản”, nhưng dù sao món bún ấy cứ tồn tại mãi trong trí nhớ. Vì thế, tôi mới tạm khẳng định rằng bún nước chỉ có ở quê tôi-Phù Mỹ (Bình Định), mà đặc biệt là bà con sống ở những xã quanh đầm Châu Trúc, một cái đầm nước lợ khá lớn trong vùng.

img

Ông Nguyễn Văn Hạnh (bìa phải)-Chủ quán bún nước (06B, đường Đoàn Thị Điểm, TP. Pleiku) hướng dẫn khách hàng cách ăn bún nước. Ảnh: Minh Nhật

Ban đầu, chỉ có bún chế biến từ gạo và rạm. Bà con bắt rạm đem về ngâm rửa cho sạch rồi giã nhuyễn, dùng vải hoặc rây lọc lấy nước, bỏ xác, nấu lên hoặc để chua rồi kho với các loại lá thơm, khi bún… được quậy lên thì cho rạm đã qua chế biến lên bề mặt tô bún, nhìn thôi đã thấy thèm.

Nhưng để ăn đúng với cách người Phù Mỹ thì mỗi tô bún quậy cần ăn kèm với bánh tráng nướng giòn, thêm vào một ít rau thơm, đậu phộng rang giã nhỏ, ớt và chanh.

Quá trình theo chân người Phù Mỹ đi muôn nơi, bún quậy thịt rạm đã dần được thay thế các loại nguyên liệu khác và cách dùng của thực khách cũng có phần khác đi.

Giờ đây, mỗi khi về quê Phù Mỹ, tôi vẫn tìm đến các quán bán bún nước. Các cô, các chị chủ quán không còn phải vất vả qua bao khâu kỳ công chế biến món “đặc sản” này như ngày xưa, từ khâu làm bún đến các công đoạn chế biến cua, rạm, mực, cá, tôm, thịt bò… đều được các thiết bị có gắn động cơ làm thay đôi tay để thực khách không phải chờ đợi lâu.

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. 

Món ăn này không chỉ lạ và ngon mà còn là món… giải say cho những người lỡ xỉn khi quá chén trong những cuộc vui. Nhiều hàng quán có khi còn chiều lòng khách cho họ tự làm đầu bếp cho chính mình trước khi thưởng thức món ăn này.

Ở TP. Kon Tum, anh bạn tôi nói khu vực phường Hòa Bình rất nhiều quán bún quậy; cứ người Phù Mỹ đến đâu là đem theo món điểm tâm bình dân này đến đó. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, như tại nhà số 06B, đường Đoàn Thị Điểm, phường Diên Hồng, TP. Pleiku cũng có 1 quán bún quậy.

Tôi hỏi cô chủ Đoàn Thị Ánh Xuân thì được biết, cô là người Phố núi, không phải xứ đầm Châu Trúc. Để mở được quán bún này, cô và người nhà phải đi học nhiều nơi, trong đó có lên Kon Tum học cách chế biến sao cho… như “bản chính” của nghề làm bún quậy. 

Và, để cho phù hợp với thực khách Phố núi, cô thay rạm, cua bằng tôm và thịt bò, trứng, chả. Cô chủ quán khẳng định yếu tố sạch và ngon được lấy làm tiêu chí hàng đầu.

Mấy lần người viết bài này được mời tham dự các sự kiện liên quan đến ẩm thực ở huyện Kbang đều thấy có quầy bán sản phẩm bún quậy của chính người xã Mỹ Châu (cạnh đầm Châu Trúc) đem từ quê lên giới thiệu cho thực khách, thấy tôi quan tâm đến bún quậy, chị chủ quầy say sưa quảng bá thương hiệu đặc sản quê hương.

Mỗi một miền quê Việt Nam đều có những sản vật của riêng mình, những món ăn dân dã là một trong những điểm đặc biệt ấy. Bây giờ, người ta gọi là sản phẩm OCOP và đưa OCOP vào là một trong những tiêu chí chuẩn nông thôn mới. 

Ấy cũng là một cách làm gìn giữ bản sắc văn hóa của vùng miền, địa phương, hạn chế sự mai một trong quá trình đô thị hóa nông thôn.

Bún quậy từ miền sông nước lên non cao, phố núi là sự “di thực” khách quan, được người trên non đón nhận. Mong sao cái “tinh hoa vùng sông nước, đầm bàu” này là một trong những đặc sản hòa cùng những món ăn nơi đây góp phần làm phong phú OCOP của Phố núi.

Nguồn: https://danviet.vn/bun-quay-mon-xuat-hien-o-pho-nui-gia-lai-lam-tu-thu-gi-ma-co-cong-dung-giai-bia-ruou-cho-nguoi-sin-20241103144215146.htm

Cùng chủ đề

Gia Lai tăng cường về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh

​Việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, hướng tới phát triển hệ thống chợ hài hòa giữa định hướng hiện đại hóa với bảo vệ các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống. Nâng cao vai trò, chức năng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ trên địa bàn...

Huy động nguồn lực phủ xanh đất trống đồi trọc

Mới đây, 33 hộ dân làng Kdung và 17 hộ dân làng Kret Krot (xã Hra, huyện Mang Yang) đã tập trung trồng cây keo lai trên diện tích đất trống bạc màu tại tiểu khu 487B do UBND xã quản lý. Toàn bộ 152 ngàn cây giống để người dân trồng rừng do Công an xã Hra kêu gọi Công ty TNHH Tuệ Ái (phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hỗ trợ.Ông Nguyễn Văn...

Tập trung cải thiện chỉ số xanh

Chỉ số PGI lần đầu tiên được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào năm 2022 và trở thành khảo sát thường niên nhằm đánh giá, xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh. Theo đó, các nội dung khảo sát gồm: mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh...

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Từ năm 2021 đến nay, thông qua các nguồn vốn của Nhà nước, huyện Krông Pa đã hỗ trợ cho người dân 76,8 tấn lúa HT1; 135,2 tấn lúa BĐR57; 12,7 tấn lúa giống LH12; 12,6 tấn lúa giống BĐR 999; 14 tấn lúa giống HG12; triển khai mô hình 5 ha xoài Thái Lan, 17 ha xoài Đài Loan, 9 ha bưởi da xanh; mô hình 10 ha giống mì HN3, 28 ha giống mì HN1, 52 ha...

Cùng tác giả

Bà Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan có hơn 30 năm quản lý và điều hành Quốc Cường Gia Lai, sau khi vướng phải sự cố vào tháng 7 vừa qua, đã quyết định chuyển giao vị trí tổng giám đốc cho con trai – Ảnh: BÔNG MAI Ông Nguyễn Quốc Cường – tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) – vừa gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông...

Vì sao dưa hấu trên Gia Lai rớt giá còn 1.000 – 2.000 đồng/kg?

Không ít vựa dưa hấu tại Gia Lai vất bỏ quả không đạt chất lượng, không đủ trọng lượng – Ảnh: BỒNG SƠN Những ngày này các ruộng dưa hấu trên cao nguyên Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã vào vụ thu hoạch. Nhưng thay cho tiếng nói cười hớn hở như những vụ trước, vụ dưa này nông dân nào cũng “méo xẹo” vì giá dưa giảm, thua lỗ nặng. Theo tìm hiểu, hiện giá mua dưa hấu tại ruộng...

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá nông sản hôm nay: Dưa hấu mất mùa, giá giảm hơn một nửa Giá dưa hấu hiện giảm sâu, chỉ còn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg tại ruộng, chưa bằng một nửa so với đầu năm, khiến nông dân ở các vùng trồng lớn như Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chịu thua lỗ nặng nề. Một nông dân ở Gia Lai, chia sẻ hồi đầu năm, giá dưa hấu đạt khoảng 8.000 đồng/kg, giúp ông thu về...

Gia Lai tăng cường về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh

​Việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, hướng tới phát triển hệ thống chợ hài hòa giữa định hướng hiện đại hóa với bảo vệ các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống. Nâng cao vai trò, chức năng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ trên địa bàn...

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Từ năm 2021 đến nay, thông qua các nguồn vốn của Nhà nước, huyện Krông Pa đã hỗ trợ cho người dân 76,8 tấn lúa HT1; 135,2 tấn lúa BĐR57; 12,7 tấn lúa giống LH12; 12,6 tấn lúa giống BĐR 999; 14 tấn lúa giống HG12; triển khai mô hình 5 ha xoài Thái Lan, 17 ha xoài Đài Loan, 9 ha bưởi da xanh; mô hình 10 ha giống mì HN3, 28 ha giống mì HN1, 52 ha...

Cùng chuyên mục

Bà Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan có hơn 30 năm quản lý và điều hành Quốc Cường Gia Lai, sau khi vướng phải sự cố vào tháng 7 vừa qua, đã quyết định chuyển giao vị trí tổng giám đốc cho con trai – Ảnh: BÔNG MAI Ông Nguyễn Quốc Cường – tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) – vừa gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông...

Vì sao dưa hấu trên Gia Lai rớt giá còn 1.000 – 2.000 đồng/kg?

Không ít vựa dưa hấu tại Gia Lai vất bỏ quả không đạt chất lượng, không đủ trọng lượng – Ảnh: BỒNG SƠN Những ngày này các ruộng dưa hấu trên cao nguyên Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã vào vụ thu hoạch. Nhưng thay cho tiếng nói cười hớn hở như những vụ trước, vụ dưa này nông dân nào cũng “méo xẹo” vì giá dưa giảm, thua lỗ nặng. Theo tìm hiểu, hiện giá mua dưa hấu tại ruộng...

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá nông sản hôm nay: Dưa hấu mất mùa, giá giảm hơn một nửa Giá dưa hấu hiện giảm sâu, chỉ còn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg tại ruộng, chưa bằng một nửa so với đầu năm, khiến nông dân ở các vùng trồng lớn như Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chịu thua lỗ nặng nề. Một nông dân ở Gia Lai, chia sẻ hồi đầu năm, giá dưa hấu đạt khoảng 8.000 đồng/kg, giúp ông thu về...

Gia Lai tăng cường về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh

​Việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, hướng tới phát triển hệ thống chợ hài hòa giữa định hướng hiện đại hóa với bảo vệ các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống. Nâng cao vai trò, chức năng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ trên địa bàn...

Huy động nguồn lực phủ xanh đất trống đồi trọc

Mới đây, 33 hộ dân làng Kdung và 17 hộ dân làng Kret Krot (xã Hra, huyện Mang Yang) đã tập trung trồng cây keo lai trên diện tích đất trống bạc màu tại tiểu khu 487B do UBND xã quản lý. Toàn bộ 152 ngàn cây giống để người dân trồng rừng do Công an xã Hra kêu gọi Công ty TNHH Tuệ Ái (phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hỗ trợ.Ông Nguyễn Văn...

Tập trung cải thiện chỉ số xanh

Chỉ số PGI lần đầu tiên được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào năm 2022 và trở thành khảo sát thường niên nhằm đánh giá, xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh. Theo đó, các nội dung khảo sát gồm: mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh...

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Từ năm 2021 đến nay, thông qua các nguồn vốn của Nhà nước, huyện Krông Pa đã hỗ trợ cho người dân 76,8 tấn lúa HT1; 135,2 tấn lúa BĐR57; 12,7 tấn lúa giống LH12; 12,6 tấn lúa giống BĐR 999; 14 tấn lúa giống HG12; triển khai mô hình 5 ha xoài Thái Lan, 17 ha xoài Đài Loan, 9 ha bưởi da xanh; mô hình 10 ha giống mì HN3, 28 ha giống mì HN1, 52 ha...

Giá cà phê hôm nay 25/11: Trong nước tăng mạnh, thế giới đứng im

Giá cà phê thế giới Đầu giờ sáng 25/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11/2024 ở mức 4.985 USD/tấn, giữ nguyên so với hôm qua. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 cũng không ghi nhận sự biến động, giao dịch ở mức 4.923 USD/tấn. Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2024 giao dịch ở mức 302 cent/lb, bằng mức giao dịch hôm qua. Ở kỳ hạn giao tháng...

Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024 Giá cà phê thế giới tăng mạnh bất thường trong tuần qua vì các nguồn cung lớn như Brazil vừa mới kết thúc vụ thu hoạch rộ còn Việt Nam lại đang cao điểm mùa vụ. Trong khi đó các dự báo về nguồn cung trong niên vụ năm nay được cải thiện ở nhiều quốc gia. Ghi nhận của Thế giới & Việt Nam, chốt phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 22/11), giá...

Tiết lộ doanh thu khủng của ‘đế chế chăn nuôi’ C.P. Việt Nam

Chủ tịch cấp cao Dhanin Chearavanont, lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn Charoen Pokphand – Ảnh: CP Báo cáo tài chính của Charoen Pokphand Foods, công ty mẹ của C.P. Việt Nam, cho thấy thị trường Việt Nam đang đóng góp khá lớn trong cơ cấu doanh thu hợp nhất của họ. Thậm chí, doanh thu 9 tháng đầu năm thị trường Thái Lan suy giảm 3% so với cùng kỳ, đạt hơn 167 tỉ baht, thì tại Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất