Giá cà phê robusta thế giới có thể tiếp tục tăng nhờ các yếu tố hỗ trợ, bao gồm, việc Fed tăng lãi suất, vị thế trên sàn vẫn ở thế dư mua, thị trường trong nước khan hàng… sẽ có tác động tích cực đến giá cà phê trong nước khi bắt đầu vào vụ thu hoạch mới.
Giá cà phê hôm nay 23/9/2024
Giá cà phê thế giới sau khi tăng lên mức kỷ lục vào ngày 19/9, giá cà phê thế giới đã đảo chiều và giảm mạnh về cuối tuần.
Tổng kết tuần qua, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm 217 USD/tấn. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm 8,7 Cent/lb.
Thị trường cà phê thế giới tạm thời rút lui bằng hành động thanh lý vị thế mua khi có dự báo mưa ở Brazil. Giá cà phê giảm trong phiên cuối tuần qua còn do bán mạnh lượng mua khống trước đó trên 2 sàn. Bên cạnh đó sàn vàng tăng mạnh đang hút vốn sang mặt hàng kim loại quý này. Theo hệ thống dự báo toàn cầu, dự báo sẽ có mưa ở các vùng trồng cà phê chính của Brazil vào tuần tới, đúng trong thời kỳ cần nước để cây ra hoa, là thời điểm rất quan trọng đối với cây cà phê của Brazil.
Giá cà phê trong nước đầu tuần nằm trong khoảng 119.500 – 120.000 đồng/kg, ghi nhận mức giảm 3.900 – 4.000 đồng/kg trong tuần qua.
Giá cà phê trong nước đang giao dịch trong tình trạng nguồn cung đã cạn, ít có giao dịch. Tuy nhiên, cơn bão số 4 vừa đi qua gây mưa vừa, mưa to và giông tại Tây Nguyên, cục bộ có nơi mưa rất to, dự báo ảnh hưởng đến các vùng trồng cà phê ngay trước khi bước vào mùa thu hoạch vụ mới. Mùa thu hoạch cà phê chính của Việt Nam diễn ra vào tháng 11 và tháng 12, điều này khiến cho lượng cà phê có sẵn trên thị trường trong tháng 9 và 10 trở nên khan hiếm và sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm.
Thị trường dự kiến tiếp tục biến động theo các vấn đề thời tiết ở 2 nhà cung cấp cà phê hàng đầu là Việt Nam và Brazil. Trên phạm vi toàn cầu, sự cân bằng giữa cung và cầu vẫn bị hạn chế do sản lượng sản xuất bị thu hẹp. Nhận định về thị trường tuần này, các chuyên gia cho biết trông chờ nhiều vào tình hình thời tiết ở Brazil. Vị thế trên sàn vẫn ở thế dư mua. Giao dịch thực tế trên thị trường nội địa trầm lắng do lượng hàng không còn nhiều.
Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (21/9) điều chỉnh giảm 2.000 – 2.200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Coffeeam) |
Ghi nhận của Thế giới & Việt Nam, chốt phiên giao dịch dịch cuối tuần qua (20/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 giảm 189 USD, giao dịch tại 5.059 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 giảm 186 USD giao dịch tại 4.803 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 giảm 10,90 Cent, giao dịch tại 250,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2025 giảm 11,05 Cent, giao dịch tại 248,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (21/9) điều chỉnh giảm 2.000 – 2.200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. Đơn vị tính: VNĐ/kg
(Nguồn: giacaphe.com) |
Những quả cà phê ở Tây Nguyên đã bắt đầu chín đỏ. Tuy nhiên, dự kiến năng suất sẽ giảm nhẹ do hạn hán đầu năm, giá cà phê hiện tại vẫn đảm bảo thu nhập cao hơn cho người trồng. Dự báo từ tháng 10, sản lượng sẽ tăng và xuất khẩu có thể đạt 6 tỷ USD.
Nguồn cung trong nước cũng đang cạn kiệt, trong khi các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu gom hàng để phục vụ cho đơn hàng cuối năm hoặc các đơn hàng còn tồn đọng. Do đó, giá cà phê nội địa có thể còn tăng cho đến khi thu hoạch vụ mới bắt đầu (tháng 11).
Giới trong ngành cho rằng, giá cà phê trong tháng 11 có thể điều chỉnh do nguồn cung được bổ sung. Tuy nhiên, giá sẽ không điều chỉnh quá sâu và sau đó sẽ nhanh chóng quay trở lại đà tăng từ giữa tháng 12 bởi hai yếu tố: Sản lượng có thể tiếp tục giảm trong niên vụ 2024- 2025 như đã đề cập ở trên. Ngoài ra, năm nay Tết Nguyên đán đến sớm hơn kèm theo sản lượng giảm, do đó, các nhà rang xay sẽ vội vàng gom hàng từ giữa tháng 12.
Sản lượng thu hoạch của Việt Nam dự kiến giảm khoảng 10-15% trong vụ mùa này do biến đổi khí hậu và diện tích canh tác cà phê thu hẹp. Hạn hán khiến cây cho ít trái hơn và trái cũng nhỏ hơn. Mưa lớn cản trở nông dân thu hoạch và phơi cà phê, đồng thời gây khó khăn trong vận chuyển. Mưa kéo dài khiến các chuyến hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam bị hoãn đến đầu tháng 12 hoặc thậm chí muộn hơn, thay vì từ tháng 11.