Powered by Techcity

Kbang “tiếp sức” cho hộ nghèo an cư

​Năm 2015, vợ chồng chị Đào Thị Súng (thôn 1, xã Lơ Ku) ra ở riêng được bố mẹ cho mảnh đất nhưng không đủ tiền xây nhà. Thương cảnh vợ chồng trẻ không có chỗ ở, vợ chồng người anh đã cho ở nhờ trong ngôi nhà nhỏ gia đình không sử dụng. Ngôi nhà chỉ có 1 phòng kê đủ chiếc giường và lối đi.

Do sử dụng nhiều năm, ngôi nhà xuống cấp, hư hỏng nặng, mùa mưa nước dột tứ bề, mùa nắng nóng bức. Ngôi nhà càng trở nên chật chội hơn khi có thêm 2 đứa con.

Cuối năm 2022, gia đình chị Súng được huyện hỗ trợ 44 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Như được tiếp thêm động lực, chị Súng vay mượn thêm của người thân và bỏ tiền tích góp được 150 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà rộng gần 100 m2 có phòng khách, 2 phòng ngủ và khu bếp rộng rãi.

“Hơn 1 năm qua, gia đình tôi không còn cảnh chen chúc, mưa ướt, nắng nóng. Gia đình có 2,4 sào lúa nước, 5 sào đất trồng rau màu. Tôi ở nhà chăm nom các con và lo việc đồng áng. Còn chồng đi làm công nhân trong TP. Hồ Chí Minh, hàng tháng gửi tiền về. Sau khi trả hết nợ, vợ chồng tôi sẽ mua sắm vật dụng, trang hoàng nhà cửa đẹp hơn”-chị Súng phấn khởi cho biết.

Chị Đào Thị Súng (thôn 1, xã Lơ Ku, huyện Kbang) phấn khởi được sinh sống trong ngôi nhà vững chắc. Ảnh: Ngọc Minh

Chị Đào Thị Súng (thôn 1, xã Lơ Ku, huyện Kbang) phấn khởi được sinh sống trong ngôi nhà vững chắc. Ảnh: Ngọc Minh

Tương tự, cuối năm 2023, được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình chị Đinh Thị Ngọc (làng Đak Giang II, xã Đông) vay mượn thêm để xây dựng ngôi nhà kiên cố, thay thế cho ngôi nhà nhỏ lụp xụp đã ở hơn 10 năm.

Trong ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới, chị Ngọc vui vẻ chia sẻ: “Gia đình có 3 sào chuối, chăn nuôi 2 con bò, 6 con dê. Hàng ngày, vợ chồng chịu khó lao động, đi làm thuê làm mướn kiếm thêm thu nhập nhưng chỉ đủ nuôi con cái học hành, không thể xây nhà mới.

May mắn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, lại tạo điều kiện cho vay 40 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, gia đình đã xây dựng ngôi nhà khang trang. Có chỗ ở ổn định rồi, vợ chồng tôi bảo ban nhau làm lụng, phát triển kinh tế để đời sống tốt hơn”.

Năm 2023, xã Đông có 4 hộ dân được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở (44 triệu đồng/hộ) từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hầu hết các hộ đều có hoàn cảnh khó khăn, chỗ ở chưa đảm bảo.

Ông Nguyễn Đăng Chung-Chủ tịch UBND xã Đông-cho biết: “Chính sách hỗ trợ đã giúp người dân có chỗ ở ổn định và góp phần giảm số nhà tạm của xã xuống còn 15 căn. Đồng thời, việc hỗ trợ này còn giúp địa phương nâng cao chất lượng một số tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới”.

Nhờ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chị Đinh Thị Ngọc (bìa phải, làng Đak Giang II, xã Đông) được hỗ trợ tiền để xây nhà ở kiên cố. Ảnh: N.M

Nhờ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chị Đinh Thị Ngọc (bìa phải, làng Đak Giang II, xã Đông) được hỗ trợ tiền để xây nhà ở kiên cố. Ảnh: N.M

Còn ông Trịnh Xuân Thông-Chủ tịch UBND xã Kông Pla thì cho hay: Năm 2023, toàn xã có 4 hộ DTTS được hỗ trợ tổng cộng 176 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để làm nhà. Các gia đình đã vay thêm vốn để xây dựng nhà kiên cố.

“Năm 2024, xã tiếp tục triển khai hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 2 hộ. Xã đang làm các thủ tục hồ sơ, dự kiến đầu quý II sẽ triển khai xây dựng nhà cho 2 hộ này. Trong quá trình triển khai, UBND xã phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể huy động sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư để hỗ trợ xây dựng nhà đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình”-ông Thông cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Huyền-Trưởng phòng Dân tộc huyện Kbang: Năm 2023, huyện có 58 hộ DTTS được Trung ương, tỉnh hỗ trợ 2,432 tỷ đồng; người dân vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội 2,32 tỷ đồng để xây dựng nhà ở kiên cố. Năm 2024, tỉnh phân bổ cho huyện hỗ trợ 16 hộ làm nhà (44 triệu đồng/căn). Huyện đã phân bổ cho các xã: Kông Lơng Khơng, Tơ Tung, Kông Pla, Đak Smar, Sơn Lang và xã Đông.

“Trên cơ sở vốn giao, các xã triển khai xuống các thôn, làng rà soát, bình xét, lập hồ sơ gửi về Phòng Dân tộc để tổng hợp. Phòng phối hợp với các cơ quan liên quan của huyện thẩm định hồ sơ, trình UBND huyện phê duyệt danh sách, dự toán xây nhà của các xã. Các địa phương sẽ tổ chức triển khai cùng các gia đình xây dựng công trình nhà ở theo phương án đã duyệt”-bà Huyền thông tin.

Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Việc huy động nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần xóa nhà ở tạm bợ, nhà dột nát trên địa bàn, giúp nhiều hộ DTTS có chỗ ở ổn định.

Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với cơ quan chức năng thường xuyên nắm bắt, rà soát, cập nhật những hộ dân đang ở nhà tạm, dột nát để xác định nhu cầu làm mới, sửa chữa nhà ở cho bà con; tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà kiên cố cho hộ dân phải đúng quy trình, quy định.

Bên cạnh đó, các xã, thị trấn, thôn, làng cần tích cực tuyên truyền, vận động người dân chủ động chỉnh trang, tu sửa nhà cửa, khuôn viên khang trang, ngăn nắp đảm bảo theo Quyết định số 826/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Bộ tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Chư Păh tạo đột phá để thu hút đầu tư

Huyện đang tích cực triển khai các giải pháp mang tính đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Nguyên thông tin: Để biến các tiềm năng, lợi thế của địa phương thành lợi ích kinh tế, huyện ưu tiên hàng đầu cho việc kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhất là trong công tác...

1.227 đại biểu tham dự hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 11

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ báo cáo viên tập trung tuyên truyền về kết quả các hoạt động đối ngoại, ngoại giao quan trọng của Đảng, Nhà nước thời gian gần đây; tuyên truyền và lan tỏa các giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm và tuyên truyền các...

Gia Lai phấn đấu vượt chỉ tiêu phong trào “Tết Nhân ái” 2025

 Theo đó, các Hội CTĐ TP Pleiku, huyện Phú Thiện, huyện Mang Yang vận động 2.000 suất quà, trị giá 1 tỷ đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Prông, huyện Chư Sê, huyện Đak Pơ vận động 1.800 suất quà, trị giá 900 triệu đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Pưh, huyện Kbang, huyện Kông Chro vận động 1.600 suất quà, trị giá 800 triệu đồng/ đơn vị…Toàn tỉnh Gia Lai phấn đấu vận động...

Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Điểm mới mà lớp tập huấn mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng...

Cùng tác giả

Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB

Ở một số vụ đại án vừa qua, kiểm toán đã không phát hiện vấn đề hoặc bị nêu rõ chưa làm đúng hết nghĩa vụ của mình – Ảnh: T.T.D. Những kiểm toán viên nào làm tại Big4 vừa bị đình chỉ? Ủy ban Chứng khoán vừa có quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với Công ty TNHH...

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

.t1 { text-align: justify; }Chủ trì hội thảo gồm: PGS. TS Lưu Hồng Trường-Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam; Th.S Nguyễn Đức Tố Lưu-Trưởng phòng Quản trị Tài nguyên Trung Tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật tỉnh Gia Lai.Tham dự hội thảo còn có Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan Thường trực Ban Quản lý Khu DTSQ cao nguyên Kon...

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh

DNVN – Ngày 22/11/2024, giá nông sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể ở hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Cà phê tăng trở lại từ 1.700 – 1.800 đồng/kg, trong khi hồ tiêu nhích thêm 1.100 đồng/kg so với ngày 21/11. Diễn biến giá cà phê Phiên giao dịch khép lại với giá cà...

Cùng chuyên mục

Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB

Ở một số vụ đại án vừa qua, kiểm toán đã không phát hiện vấn đề hoặc bị nêu rõ chưa làm đúng hết nghĩa vụ của mình – Ảnh: T.T.D. Những kiểm toán viên nào làm tại Big4 vừa bị đình chỉ? Ủy ban Chứng khoán vừa có quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với Công ty TNHH...

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh

DNVN – Ngày 22/11/2024, giá nông sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể ở hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Cà phê tăng trở lại từ 1.700 – 1.800 đồng/kg, trong khi hồ tiêu nhích thêm 1.100 đồng/kg so với ngày 21/11. Diễn biến giá cà phê Phiên giao dịch khép lại với giá cà...

Chư Păh tạo đột phá để thu hút đầu tư

Huyện đang tích cực triển khai các giải pháp mang tính đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Nguyên thông tin: Để biến các tiềm năng, lợi thế của địa phương thành lợi ích kinh tế, huyện ưu tiên hàng đầu cho việc kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhất là trong công tác...

1.227 đại biểu tham dự hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 11

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ báo cáo viên tập trung tuyên truyền về kết quả các hoạt động đối ngoại, ngoại giao quan trọng của Đảng, Nhà nước thời gian gần đây; tuyên truyền và lan tỏa các giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm và tuyên truyền các...

Gia Lai phấn đấu vượt chỉ tiêu phong trào “Tết Nhân ái” 2025

 Theo đó, các Hội CTĐ TP Pleiku, huyện Phú Thiện, huyện Mang Yang vận động 2.000 suất quà, trị giá 1 tỷ đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Prông, huyện Chư Sê, huyện Đak Pơ vận động 1.800 suất quà, trị giá 900 triệu đồng/ đơn vị; các Hội CTĐ huyện Chư Pưh, huyện Kbang, huyện Kông Chro vận động 1.600 suất quà, trị giá 800 triệu đồng/ đơn vị…Toàn tỉnh Gia Lai phấn đấu vận động...

Cần sự phối hợp liên ngành để giải quyết khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) Báo cáo được thực hiện nhằm phục vụ Tổ công tác số 7 trong nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các khu vực này. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng số vốn giải ngân của 5 địa phương đạt hơn 10.547 tỷ đồng, tương đương 48,36% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân cả nước là 49,89%. Trong đó, Đắk Lắk, Đắk Nông...

Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Điểm mới mà lớp tập huấn mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng...

Nữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong đời

Học sinh bị nghi ngờ lấy đồ dùng học tập của bạn về nhà uống thuốc cỏ hay học sinh vệ sinh cá nhân kém, giáo viên nhắc nhở liền nghỉ học cả tuần… là những kỷ niệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất